K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

~ Mik nghiên cứu sơ qua, còn đâu, bạn tự viết đi, tham khảo nha ~

Ẩn tiểu sử tác giả Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy. Tiểu sử Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977). Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học. Tác phẩm chính Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài. Tự bạch "Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính. Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi? Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm. Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con. Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự". Nhận định Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lần viết bài giới thiệu và bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn truyền hình Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ra tiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud. Chị Riffaud về đăng lên báo Nhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả một tập thơ Khoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiều nơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và các thành thị phía nam (1975-1976). (Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984) Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ

# Học tốt #

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Hạt mẩy uốn cong bôngChim ngói bay đầy đồngĐường thôn tiếng cười nởVàng tươi hoa cải ngồngSân kho máy tuốt lúaMở miệng cười ầm ầmThóc mặc áo vàng óngThở hí hóp trên sânThóc gài vàng tóc xanhThóc bay quanh tiếng cườiTrâu ngửi mùi rơm mớiCái chân giậm liên hồi1-xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung bài thơ trên2-Tìm các cụm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hạt mẩy uốn cong bông
Chim ngói bay đầy đồng
Đường thôn tiếng cười nở
Vàng tươi hoa cải ngồng

Sân kho máy tuốt lúa
Mở miệng cười ầm ầm
Thóc mặc áo vàng óng
Thở hí hóp trên sân

Thóc gài vàng tóc xanh
Thóc bay quanh tiếng cười
Trâu ngửi mùi rơm mới
Cái chân giậm liên hồi

1-xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung bài thơ trên

2-Tìm các cụm động từ có trong câu thơ sau: Trâu ngửi mùi rơm mới 

                                                                         Cái chân giậm liên hồi

3- Xét về câu tạo từ thì từ ầm ầm và hí hóp thuộc loại từ gì? Nếu thay chữ ầm ầm bằng chữ ầm ì thì có được không? Vì sao?

4-Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên.Và cho biết biện pháp tu từ ấy được tạo ra bằng cách nào.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 4 2019

1. PTBĐ chính: Biểu cảm (trữ tình)

Nội dung chính: Quang cảnh ngày mùa

2. Cụm động từ:

- Ngửi mùi rơm mới

- Giậm liên hồi

3. Từ láy.

Không. Vì "ầm ầm" diễn tả âm thanh mạnh, dữ dội, nhanh. Còn "ầm ì" diễn tả âm thanh mạnh nhưng chậm, ì ạch.

4. Đoạn thơ chủ yếu sử dụng phép nhân hóa để khiến cảnh tuốt lúa ngày mùa thêm sinh động, tươi vui. Sự vật vô tri trở nên có hồn, có tính cách và tình cảm.

7 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Lê Hồng Thiện và bài thơ ''Trăng của mỗi người''

TB:

Cảm nhận của mỗi người về trăng:

Mẹ: Trong cái nhìn của mẹ, mặt trăng như lưỡi liềm, cho thấy công việc của mẹ gắn liền với đồng lúa, với hạt thóc và những lưỡi liềm ra đồng

=> Cho thấy mặt trăng trong mẹ là sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó

Ông: Trăng trong mắt ông là con thuyền cong mui cho thấy sự bình yên, nhẹ nhàng của mặt trăng đối với ông

=> Cho thấy mặt trăng là sự bình yên, an nhàn của tuổi già với ông

Bà: Bà thấy mặt trăng như hạt cau phơi là điều dễ hiểu vì các bà các cụ ở quê luôn ăn trầu, mặt trăng là điều gì đó gần gũi gắn bó

=> Mặt trăng là những miếng trầu, gắn liền với bà

Cháu: Mặt trăng với cháu là sự ngọt ngào, ngây thơ và gần gũi như quả chuối chín ngoài vườn

=> Mặt trăng đối với cháu rất đáng yêu, nhẹ nhàng

Bố: Còn với bố, mặt trăng là người đồng chí, là ánh sáng những đêm ra trận và là nơi để gửi gắm niềm tin chiến thắng vào mỗi giấc ngủ

=> Mặt trăng của bố vừa là người bạn, vừa là ánh sáng

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

16 tháng 5 2022

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

b. Nêu cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ :

Em thấy cái hay của đoạn thơ là :Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát,tiếng thứ 8 của dòng bát gieo xuống tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.Cái hay này khiến bài thơ thêm 

+Sinh động,hấp dẫn

+Làm câu văn thêm tăng sức gợi hình gợi cảm của 

+Làm câu văn tả dòng sông như có sự sống 

 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của  tiếng hát người mẹ trong đoạn thơ sau:“Mẹmangvềtiếng hát                                         Từ cái bống cái bang                                         Từ cái hoa rất thơm                                         Từ cánh cò rất trắng                                         Từ vị gừng rất đắng                                         Từ vết lấm chưa khô                                         Từ...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của  tiếng hát người mẹ trong đoạn thơ sau:

“Mẹmangvềtiếng hát

                                         Từ cái bống cái bang

                                         Từ cái hoa rất thơm

                                         Từ cánh cò rất trắng

                                         Từ vị gừng rất đắng

                                         Từ vết lấm chưa khô

                                         Từ đầu nguồn cơn mưa

                                          Từbãisôngcátvắng.”

Mọi người giúp mk với ạ!

mk cảm ơn

 

2
29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trên trái đất, những đứa trẻ sinh ra trước tiên; để cho trẻ em được vui chơi, được yêu thương... nên mới sinh ra bầu trời, sông biển, cỏ cây, hoa lá, ông bà...
+ Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch thơ ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra.
+ Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông bãi vắng...
-> Lời ru của mẹ thấm những nhọc nhằn, đắng cay bởi mẹ nuôi con bao vất vả khó nhọc. Nhưng lời ru của mẹ cũng chứa chan hạnh phúc, niềm vui (cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng).
-> Con sinh ra được hưởng tất cả những điều tốt đẹp, những tình cảm yêu thương nhất; cả thế giới là để dành cho con trong đó có mẹ.

29 tháng 11 2021

Tham khảo:

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi, đặc biệt là những bài thơ viết cho cậu con trai khi còn đang nằm trong bụng mẹ, viết cho bé khi con bắt đầu đi học... Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ ấy đều được mẹ Xuân Quỳnh ghi lại để dành tặng cho con. Và có lẽ trước câu hỏi ngộ nghĩnh đầy chất thơ của cậu con trai bé bỏng, nữ thi sĩ đã sáng tác bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa.

Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra 
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát 
Từ cái bống, cái bang 
Từ cái hoa rất thơm 
Từ cánh cò rất trắng 
Từ vị gừng rất đắng 
Từ vết lấm chưa khô 
Từ đầu nguồn cơn mưa 
Từ bãi sông cát vắng...”.

Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần còn về sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ.

Khổ thơ tiếp theo, tác giả lí giải nguồn gốc của những lời hát ru. Lời hát ru có từ đâu, tại sao trẻ nhỏ yêu thích nó...là những câu hỏi vô cùng thú vị. Nhưng chắc chắn một điều mẹ là người đã mang lời hát ru đến cho bé. Các điệp từ “từ” đứng đầu các câu thơ tiếp theo là sự khẳng định mạnh mẽ sự ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều dễ thương đó đều có xung quanh bé, hàng ngày bé vẫn được nhìn, được nghe và thưởng thức. Thế là bé không thắc mắc nữa. Bé biết lời ru có từ đâu rồi. Trong lời ru không chỉ có ca từ mà mẹ còn mang vào đó tất cả âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên cho con cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru. Lời hát sẽ theo con đi suốt cuộc đời dù con đã lớn khôn. Trên từng chặng đường về sau, không có mẹ ở bên, mỗi lần con vấp ngã sẽ có lời ru ở bên vỗ về, an ủi như mẹ từng nắm tay con đi hồi còn nhỏ. Lời ru cũng như mẹ, được sinh ra cùng lúc. Mẹ có mặt để cho bé, lời ru cũng dành cho bé, tất cả đều cho bé. Đó là thông điệp ngắn gọn và sâu sắc nhất mẹ muốn gửi đến bé yêu của mình, mong sau này khi lớn lên bé sẽ hiểu được lòng mẹ.

Câu hỏi của bé còn nhiều lắm và mẹ còn giải thích cho bé thật nhiều nhưng hơn hết bé biết mẹ có mặt trên cuộc đời là vì ai. Qua đó, ta càng thấy những dòng thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh thật ý nghĩa.

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hình tượng người lính trong kháng chiến là đề tài thu hút nhiều bút lực. Đó là anh hùng áo vải sẵn sàng hi sinh tính mạng cho nhân dân đất nước, nhiều nhà thơ đã viết về họ… Và trong đó không thể không kể đến một bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Bài thơ được viết đầu năm 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, đời sống kháng chiến. Nhưng tinh thần đoàn kết thương yêu của đồng chí, đồng đội họ đã vượt qua để chiến đấu chiến thắng.

Chính Hữu viết "Đồng chí" hướng ngòi bút vào chất hiện thực đời sống kháng chiến khai thác cái đẹp trong cái giản dị chân thực, đời thường tình đồng chí đồng đội thắm thiết sâu nặng của người lính cách mạng rất tự nhiên như vốn có ngoài đời, đúng với phẩm chất người lính cụ Hồ, giản dị mà anh hùng.

Tình cảm đồng chí đặc biệt được thể hiện ở sự chia sẻ tâm tư nỗi niềm, những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính biết bao gian khổ.

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."

Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính tới từng chi tiết khó khăn gian khổ, thiếu thốn bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng hành hạ là có thực, đói rét, chân không giầy, đầu không mũ, áo phong phanh một manh, quần rách vá là thực. Sương muối phủ rừng hoang… Bút pháp hiện thực thể hiện qua những câu thơ sóng đôi góp phần diễn tả sự sẻ chia trong mọi cảnh ngộ… Song cái đẹp nhất, quý giá nhất ở người lính là tình đồng đội, thương nhau tay nắm… tay. Trong đói rét hiểm nguy người lính đã tìm hơi ấm nơi bàn tay nhau, truyền cho nhau tình cảm sức mạnh vượt lên. Cuộc chiến đấu trường kì gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, tình yêu thương giai cấp là nền tảng cơ sở để tồn tại. Tiếp sức cho nhau, tiếp tục chiến đấu thắng lợi cuối cùng.

Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp hiện lên trong bài thơ thật giản dị chân thật hàm xúc, giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu. Đã góp phần quan trọng tạo lên vẻ đẹp sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ giản dị nhưng để lại trong người đọc nhiều rung cảm sâu sắc là bằng chứng xác thực về một thời oanh liệt tình người cao đẹp.



 

3 tháng 8 2021

undefined