K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT SỬ 6 – HK2-NH. 2018-2019  I. Chọn câu trả lời đúng nhấtCâu 1. Nước Lâm Ấp đổi tên thành nước Cham Pa vào:       A. Thế kỉ II                       B. Thế kỉ VII                  C. Thế kỉ VI                   D. Thế kỉ IV Câu 2. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu       A. Do nhà Tùy quá mạnh, quân ta chống không nổi       B. Địch mạnh, tướng địch xảo quyệt,...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT SỬ 6 – HK2-NH. 2018-2019  

I. Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Nước Lâm Ấp đổi tên thành nước Cham Pa vào:

       A. Thế kỉ II                       B. Thế kỉ VII                  C. Thế kỉ VI                   D. Thế kỉ IV

 Câu 2. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

       A. Do nhà Tùy quá mạnh, quân ta chống không nổi

       B. Địch mạnh, tướng địch xảo quyệt, nội bộ của ta thiếu đoàn kết

       C. Địch mạnh, lối đánh của ta chưa hợp lí

       D. Do nhà Đường quá mạnh, nội bộ của ta không đoàn kết

 Câu 3. Nhà Lương chia nước ta thành mấy châu?

       A. 12 châu                        B. 8 châu                        C. 3 châu                        D. 6 châu

 Câu 4. Ý nghĩa của việc Lí Bí xưng đế là:

       A. Khẳng định nhân dân ta đã giành lại quyền tự chủ

       B. Mong muốn đất nước ta vững bền ngàn năm   C. Khẳng định nhân dân ta đã giành được độc lập

       D. Khẳng định sự bình đẳng của dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới

 Câu 5. Vì sao Lí Bí phất cờ nổi dậy khởi nghĩa?

       A. Vì nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương mới được làm quan?

       B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương

       C. Vì nhà Lương đánh thuế rất vô lí                D. Vì nhà Lương phân biệt đối xử gay gắt

 Câu 6. Chính sách thâm độc nhất về mặt văn hóa của nhà Hán khi đô hộ nước ta là:

       A. Du nhập Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật giáo.. vào nước ta

       B. Bắt dân ta cống nộp các sản vật quý và lao dịch nặng nề

       C. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt

       D. Bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục và luật pháp của người Hán

 Câu 7. Phùng Hưng xưng hiệu là gì?

       A. Bố Cái đại vương        B. Dạ Trạch Vương       C. Vua Đen                    D. Trưng vương

 Câu 8. Nhờ đâu mà nước Lâm Ấp có thể mở rộng lãnh thổ từ Hoành sơn đến Tây Quyển?

       A. Nhờ sự hợp nhất giữa bộ lạc Dừa và bộ lạc Cau                                     

       B. Nhờ có loại vũ khí lợi hại

       C. Nhờ có lực lượng quân sự khá mạnh( 4-5 vạn)    D. Nhờ có kinh tế phát triển

 Câu 9. Ý nghĩa của kháng chiến chống quân Hán xâm lược của Hai Bà Trưng 42-43 là:

       A. Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Hán

       B. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

       C. Trả được mối thù nhà của Hai Bà Trưng

       D. Mở đầu cho truyền thống yêu nước gan dạ kiên cường của phụ nữ nước ta

 Câu 10. Câu nói " tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người "là của ai?

       A. Bà Bát Nàn        B. Bà Triệu            C. Bà Thánh Thiên            D. Hai Bà Trưng

 Câu 11. Viên đô hộ nào của nhà Đường ốm chết khi Phùng Hưng vây Tống Bình?

       A. Dương Tư Húc            B. Quang Sở Khách       C. Trương Bá Nghi        D. Cao Chính Bình

 Câu 12. Nhà Đường chia nước ta trong An Nam đô hộ phủ thành mấy châu?

       A. 12 châu                        B. 6 châu                        C. 8 châu                        D. 3 châu

 Câu 13. Lí Nam Đế đặt kinh đô nước ta ở:

       A. Cổ Loa                         B. Mê Linh

       C. Bạch Hạc (Phú Thọ)                                           D. Thành Tô Lịch (Cửa sông Tô Lịch)

 Câu 14. Vì sao bọn đô hộ nhà Hán độc quyền về sắt?

       A. Để nhà Hán chế tạo vũ khí

       B. Để thu lợi nhuận, kìm hãm kinh tế và hạn chế sự nổi dậy của người Việt

       C. Để kìm hãm sự phát triển ngoại thương của nước ta

       D. Để nhà Hán ngăn cản sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta

 Câu 15. Khi Lí Bí lên ngôi hoàng đế đã đặt tên nước ta là:

       A. Văn Lang                      B. Hồng Bàng                C. Âu Lạc                       D. Vạn Xuân

 Câu 16. Vì sao Trần Bá Tiên đang đánh với quân ta ở Dạ Trạch lại đem quân về nước?

       A. Vì trời mưa to gió lớn, quân Lương không thể đánh

       B. Vì Dạ Trạch là vùng lau sậy um tùm, xung quanh lầy lội rất khó tiến vào

       C. Vì nhà Lương có biến (loạn)                              D. Vì Lí Nam Đế mất

 Câu 17. TK I-VI  tầng lớp bị trị trong xã hội nước ta gồm

       A. Nông dân tự do, nô tì  B. Hào trưởng Việt, nông dân tự do, nô tì

       C. Nông dân tự do, nông dân công xã, nô tì          D. Nông dân công xã, nô tì

 Câu 18. Ý nghĩa của việc Hai Bà Trưng xưng vương là:

       A. Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, đã giành lại được độc lập

       B. Nêu cao ý chí bất khuất của Hai Bà                C. Nuôi dưỡng sức dân, xây dựng đất nước

       D. Ổn định lại tình hình đất nước, củng cố chính quyền

 Câu 19. Chính sách bóc lột chủ yếu của bọn phong kiến phương Bắc với nước ta là:

       A. Cây dâu cao một thước cũng phải đóng thuế  B. Bán vợ đợ con cũng phải đóng thuế

       C. Thu thuế và cống nạp các sản vật quý                D. Thuế và lao dịch nặng nề

 Câu 20. Nguyên nhân chính khiến nước Lâm Ấp giành được độc lập năm 192-193?

       A. Do nhà Hán phải đối phó với sự nổi dậy của nhân dân châu Giao

       B. Nhờ sự lãnh đạo của Khu Liên                    C. Vì nhà Hán suy yếu lại ở quá xa

       D. Do sự đoàn kết của nhân dân Tượng Lâm và nhân dân Giao Chỉ

Câu 21. Mai Hắc Đế được dân gian quen gọi là xưng hiệu là gì?

       A. Bố Cái đại vương        B. Dạ Trạch Vương       C. Vua Đen                    D. Trưng vương

II. Điền vào bảng thống kê sau

Thời gian

Tên các cuộc khởi nghĩa từ TK I - IX

40-43

 

248

 

542

 

Những năm đầu TKVIII

 

Khoảng 766-791

 

IV. Tự luận

1.      Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa ?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.      Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (do Lí Nam Đế lãnh đạo). Nguyên nhân thất bại?

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

5.Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (do Triệu Quang Phục  lãnh đạo). Nguyên nhân thành công? ……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5.       Trong thời kì Bắc thuộc, nước ta có nhiều tấm gương yêu nước tiêu biểu. Trong số những tấm gương yêu nước đã học em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? 

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

0
8 tháng 4 2016

RẢNH QUÁ BN ƠI

8 tháng 4 2016

?????????????

2/ vì lúc đó nước ta bị đô hộ liên tiếp

3/ đóng ở huyện tượng lâm nha

tick mình nha

5 tháng 3 2018

a. Nông nghiệp:
- Công cụ bằng sắt phát triển
- Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa
- Có đê phòng lụt
- Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

b. Thủ công nghiệp:
- Rèn sắt, làm gốm, tráng men..
- Nghế sắt phát triển.
- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

c. Thương nghiệp:
- Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.
- Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)
- Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

5 tháng 3 2018

a. Nông nghiệp:
- Công cụ bằng sắt phát triển
- Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa
- Có đê phòng lụt
- Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

b. Thủ công nghiệp:
- Rèn sắt, làm gốm, tráng men..
- Nghế sắt phát triển.
- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

c. Thương nghiệp:
- Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.
- Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)
- Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

21 tháng 3 2021

Câu 1 : 

- Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: đồ sắt, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều rất đa dạng, phong phú. 

⇒ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
Câu 2 : 

Tình hình văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra : 

- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên



 

1 tháng 5 2018

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.



1 tháng 4 2018

2- Năm 679, nhà đường đổi giao châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Trụ sở Tống Bình.

- Sửa sang đường giao thông thủy bộ.

- Đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa,..

- Bắt nhân dân cống nạp các sản vật quý hiếm.

\(\Rightarrow\)Áp bức, bóc lột nặng nề.

3.-LND(Lý Nam Đế ) trao quyền chỉ huy cho TQP(Triệu Quang Phục). TQP chọn đầu Dạ Trạch làm căn cứ, sử dụng lối đánh du kích.

- Quân Lương tăng cường lực lượng tấn công.

- Năm 550, nhà Lương có loạn\(\rightarrow\)Quân Lương rút về nước. Ta phản công dành thắng lợi.

Xin lỗi nha mấy câu khác mình chưa được học.

3 tháng 8 2018
  • Người Chăm có chữ viết riêng.
  • Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
  • Người Chăm có tục hỏa táng người chết.
  • Ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu cau.
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc: tháp, tượng...
3 tháng 8 2018

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

11 tháng 5 2017

Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :
- Trình độ tương đương với các vùng xung quanh : công cụ bằng sắt, sử dụng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
- Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...

27 tháng 9 2018

Tình hình kinh tế, chính trị nước Anh, Đức cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX như thế nào?

27 tháng 9 2018

còn câu nào nữa không bạn