Nung hoàn toàn 12,75 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi ở (đktc). Trong hợp chất B có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố là: 33,33% Na; 20,29%N; 46,38% O. Xác định công thức hóa học của A, B. Biết rằng công thức đơn giản cũng chính là công thức hóa học.
2. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X cần dùng hết 10,08 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,2g khí cacbonic và 7,2g nước. Xác định CTHH của X và viết PTHH đốt cháy Xa biết công thức dạng đơn giản chính là CTHH của X)
3. Hoà tan hoàn toàn 9,6g một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại X
3. Hoà tan hoàn toàn 9,6g một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại X
\(n_{H_2}=\frac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
PTHH: \(X+2HCl\rightarrow XCl_2+H_2\)
Theo PTHH: \(n_X:n_{H_2}=1:1\)
\(\Rightarrow n_X=n_{H_2}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_X=\frac{9,6}{0,4}=24\left(g/mol\right)\)
Vậy kim loại X cần tìm là Magie ( Mg)
Nung hoàn toàn 12,75 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi ở (đktc). Trong hợp chất B có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố là: 33,33% Na; 20,29%N; 46,38% O. Xác định công thức hóa học của A, B. Biết rằng công thức đơn giản cũng chính là công thức hóa học.
PTHH: \(A\rightarrow B+O_2\)
\(n_{O_2}=\frac{1,68}{22,4}=0,075\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{O_2}=0,075.32=2,4\left(g\right)\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
\(m_A=m_B+m_{O_2}\Rightarrow m_B=m_A-m_{O_2}=12,75-2,4=10,35\left(g\right)\)
Trong B có các nguyên tố Na, N, O
\(m_{Na}=\frac{33,33.10,35}{100}=3,44\left(g\right)\Rightarrow n_{Na}=\frac{3,44}{23}\approx0,15\left(mol\right)\)
\(m_N=\frac{20.29.10,35}{100}=2,1\left(g\right)\Rightarrow n_N=\frac{2,1}{14}=0,15\left(mol\right)\)
\(m_O=10,35-\left(3,44+2,1\right)=4,81\left(g\right)\Rightarrow n_O=\frac{4,81}{16}=0,3\left(mol\right)\)
Gọ CT chung của B là: \(Na_xN_yO_z\)
Ta có: \(x:y:z=0,15:0,15:0,3=1:1:2\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=1\\z=2\end{matrix}\right.\)
Vậy CTHH của B là: \(NaNO_2\)
Trong A có các nguyên tố Na, N, O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
\(m_O=4,8+2,7=7,2\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_O=\frac{7,2}{16}=0,45\left(mol\right)\)
\(n_N=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{Na}=0,15\left(mol\right)\)
Gọi CT cần tìm của A là: \(Na_aN_bO_c\)
Ta có: \(a:b:c=0,15:0,15:0,45=1:1:3\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=1\\c=3\end{matrix}\right.\)
Vậy CTHH của A là: \(NaNO_3\)