Viết một bài văn nghị luận, giải thích và chứng minh câu tục ngữ"Kiến tha lâu đầy tổ"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Có thể thấy rằng câu tục ngữ ấy dạy ta đức tính kiên trì, tích tiểu thành đại, lấy nhiều cái nhỏ để góp lên một cái to. Tóm lại đó chính là ý muốn nói đến sự chăm chỉ của mỗi con người chúng ta. Trước hết chăm chỉ rất cần trong công việc học tập.
"Kiến tha lâu cũng đầy tổ"ý nghĩa của câu này là khuyên bảo chúng ta nên cần cù,siêng năng,tích tiểu thành đại,cứ cố gắng thì ắt sẽ có một ngày sẽ thành công.Sự cần cù,siêng năng trong một công việc không phải cứ ngày một,ngày hai là hoàn thành được,mà đổi ngược lại với sự thành công ta cần có tâm huyết và nỗ lực không bền bỉ để đạt được nguyện vọng.Trong cuộc sống này chỉ có những ai thực sự quyết tâm,cố gắng thì mới có thể thành công được còn những người chỉ biết nói xuông mà không thực hiện thì sẽ không bao giờ thuận lợi trong công việc.Cũng giống như các đức tính tốt đẹp khác,cần cù,chăm chỉ không tự nhiên mà đến với ta mà nhờ rèn luyện và tu dưỡng bản thân.Ngay cả những chú kiến bé nhỏ cũng đã có trong chúng đức tính siêng năng,cần cù,thì lẽ nào một con người văn minh như chúng ta tại sao lại không hiểu thấu được vấn đề này.Các bạn ạ! Tôi muốn nói với các bạn rằng đức tính siêng năng,kiên trì sẽ là người bạn theo chân các bạn trong suốt cuộc đời này đấy.
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
a) Sông có khúc, người có lúc, ý nói: Cuộc sống con người có khi này khi khác. Đừng thấy khổ mà chán nản bi quan, phải tin tưởng lạc quan ở ngày mai. Đó chính là lời khuyên của câu tục ngữ.
b) Kiến tha lâu cũng đầy tổ, ý nói: Trong cuộc sống phải biết chịu khó, chịu khổ, siêng năng, biết tích lũy dần dần rồi đây cuộc sống sẽ ấm no hạnh phúc. Đó chính là lời khuyên của câu tục ngữ.
a) Sông có khúc, người có lúc, ý nói: Cuộc sống con người có khi này khi khác. Đừng thấy khổ mà chán nản bi quan, phải tin tưởng lạc quan ở ngày mai. Đó chính là lời khuyên của câu tục ngữ.
b) Kiến tha lâu cũng đầy tổ, ý nói: Trong cuộc sống phải biết chịu khó, chịu khổ, siêng năng, biết tích lũy dần dần rồi đây cuộc sống sẽ ấm no hạnh phúc. Đó chính là lời khuyên của câu tục ngữ.
tham khảo:
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, em ấn tượng nhất với câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ được ông cha ta dùng để khuyên nhủ và nhấn mạnh với con cháu về sự quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Chỉ cần có đủ quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, thì rồi chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt đến thành công, hoàn thành ước mơ, mục tiêu của mình.
Tại sao ý chí lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì một khi chúng ta thực hiện những dự định, ước mơ, hoài bão, thì khó khăn, thất bại là điều rất khó để tránh được. Những lúc ấy, chính ý chí sắt thép, sẽ thôi thúc ta tiếp tục đứng lên, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vươn tới thành công. Điều đó đã chứng minh qua hằng hà các các trường hợp trong thực tế. Tiêu biểu nhất chính là cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược của dân tộc ta. Từ năm này qua năm khác, từ khởi nghĩa này đến khởi nghĩa khác. Nhờ vào sự kiên trì và dũng cảm chiến đấu không ngừng, dân tộc ta đã có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.
Tuy nhiên, ý chí không phải là tất cả để chúng ta thực hiện hoài bão của mình. Cùng với đó, chúng ta còn cần có kiến thức, kĩ năng và các yếu tố khác nữa. Để hoàn thành mục tiêu, chúng ta cần học tập, trau dồi không ngừng để nâng cao bản thân. Ý chí là yếu tố cần có chứ không phải là tất cả. Nếu đặt ra những mục tiêu quá cao xa, không phù hợp với khả năng rồi quyết tâm theo đuổi đến cùng bằng tất cả ý chí, thì cũng chỉ là công cốc mà thôi.
Tuy đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài học quý giá trong câu tục ngữ Có chí thì nên vẫn sáng rọi mãi trong lòng thế hệ chúng em ngày hôm nay.
Tham khảo:
Trên hành trình của cuộc sống, con người thường phải đối mặt với nhiều thử thách. Ông cha ta đã để lại câu “Có chí thì nên” để khuyên nhủ thế hệ sau bài học về ý chí, nghị lực.
Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.
Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó. Ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .
Hoặc trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Biết bao con người đã ngã xuống với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” để giành lại nên độc lập cho con cháu ngày hôm nay.
Không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục. Những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Những hạt lúa dẻo thơm, những trái cây ngọt ngào đều được sản xuất ra từ chính công sức vất vả của người nông dân không ngại thiên tai, dịch bệnh…
Như vậy, câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Người không có chí hướng, không có lý tưởng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.
Trái ngược với người “Có chí thì nên” là những người “Thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Họ luôn sợ hãi thử thách, khi gặp phải khó khăn thì chỉ biết lùi bước. Những người như vậy sẽ luôn thất bại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ác Hồ đã khuyên thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Con người cần phải rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để có thể tiến bước đến thành công
Mở bài Phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Ngoài những kho tàng phong phú và đa dạng như ca dao, thành ngữ, ngạn ngữ thì chúng ta còn có một kho tàng rất phong phú nữa đó là tục ngữ. Có thể nói cha ông ta không chỉ sử dụng những câu ca dao để truyền tải những ý nghĩ những tư tưởng đạo lí của mình mà họ còn dùng những câu tục ngữ ngắn gọn, thường chỉ là một câu nói để thấy được những tư tưởng kinh nghiệm ngày xưa. Những câu tục ấy đã có bốn nghìn năm tuổi. hay nói cách khác sức sống của nó vẫn mãi đến tận ngày nay. Một trong những câu tục ngữ mà ta muốn nói đến ở đây chính là câu: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
Thân bài Phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Hiểu câu sau như thế nào thì đúng?. Theo nghĩa đen thì ta thấy được kiến ở đây là một con vật rất nhỏ bé, nó chỉ nhỏ bằng một sợi tóc của ta mà thôi.
Nó là một sinh vật sống ở trên những cành cây hay những vách tường nhà. Nó thường có màu đỏ và màu đen. Hoạt động của nó là tha những thức ăn của nó vào tổ. Tuy nhỏ bé như thế nhưng nó lại rất cần mẫn trong công việc của mình. Sự kiên trì giúp nó tuy nhỏ bé tha lâu nhưng lại rất nhanh đầy tổ. đó là một sự thật và là những hoạt động sống hằng ngày của nhưng con kiến. Vậy ông cha nói lên như thế để làm gì?. Nếu như nó đơn giản chỉ là việc kiếm sống của những con kiến thì làm sao có thể có sức sống đến bây giờ. Có thể thấy rằng câu tục ngữ ấy dạy ta đức tính kiên trì, tích tiểu thành đại, lấy nhiều cái nhỏ để góp lên một cái to. Tóm lại đó chính là ý muốn nói đến sự chăm chỉ của mỗi con người chúng ta.
Bài viết liên quan:>> Nghị Luận Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công Ngữ Văn 12
>> Nêu Suy Nghĩ Về Câu Tục Ngữ Tháng Riêng Ăn Nghiêng Bồ Thóc Văn 12
>> Bình Luận Câu Tục Ngữ: Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ
Trước hết chăm chỉ rất cần trong công việc học tập. Những tri thức lớn lao về vũ trụ không thể tiếp thu một cách nhanh chóng được. Những nhà khoa học phát hiện ra những định luật quy luật kia cũng phải mất cả một đời nghiên cứu vì thế cho nên chúng ta cũng không thể tiếp nhận một cách sơ sài nhanh chóng được. Như thế thì chẳng khác gì cưỡi ngựa xem hoa. Thế nên rất cần sự kiên trì nhẫn nại, những bài toán khó kia đau đầu thật đấy nhưng một khi đã kiến trì thì có khó đến đâu thì cũng không làm cho chúng ta nhức óc nữa. Chẳng có câu cần cù bù thông minh hay có công mài sắt có ngày nên kim. Những câu nói ấy cũng nhằm dạy chúng ta đức tính kiên trì và đặc biệt đó là tỏng trường hợp học tập.
Không những thế trong bất kì công việc nào ta cũng phải chăm chỉ. Cuộc sống là những khó khăn bao quanh giăng đầy lối, chính vì thế mà chúng ta phải kiến trì vượt qua. Mỗi chúng ta sinh ra trên trái đất này đều phải trải qua những khó khăn thử thách của cuộc sống chứ không thể vui vẻ hạnh phúc không được. Tạo hóa đã đặt ta như thế, cuộc sống là phải có đau khổ và hạnh phúc. Giong như thành công chẳng có con đường nào dễ bước cả mà nó hoàn toàn phải trải qua những trông gai. Chính vì thế mà chúng ta phải kiên trì vì nếu không kiên trì thì sẽ không thể nào vượt qua được những trông gai ấy. Ví dụ như nhà nghèo và chúng ta đi làm vất vả để kiếm tiền thoát khỏi cái nghèo. Nhưng để thoát được thì mỗi chúng ta không những kiếm tiền mà còn phải có sự kiên tri làm nhiều nghề chịu được khổ thì mới được.
Kết luận Phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Qua đây ta thấy câu tục ngữ trên xứng đáng với sức sống bốn nghìn năm tuổi của nó. Những tư tưởng luôn được chất chứa trong những câu ca dao tục ngữ ấy. Chính vì thế mà ở đây ta học được đức tính kiên trì để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. hãy sống như những con kiến kia, nhỏ bé thật đấy nhưng chăm chỉ thì cuối cùng cũng có kết quả thôi.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người đã thành công và thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong nhiều phương diện của cuộc sống. Nhận định rằng, sự thành công ở đời là do số mệnh, thơ văn ta có câu:
“Khi nên trời cũng chiều người”
Nhưng ở một góc nhìn khác, tục ngữ lại nhắc nhỡ ta:
“Kiến tha lâu đầy tổ”
Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ta hãy giải thích và tìm vài dẫn chứng trong lịch sử để làm sáng tỏ ý nghĩa câu trên.
Mượn hình ảnh con kiến, một loài vật bé nhỏ ngày ngày chịu khó tha mồi về tổ một cách cần mẫn, câu tục ngữ ca ngợi tính kiên trì,sự chuyên cần của con người. Chính những yếu tố này quyết định cho sự thành công của ta.
Sự chuyên cần là một phẩm chất cần thiết cho con người chúng ta, đặc biệt là chúng ta những cô cậu học trò ngày ngày đến trường để thu nhận những kiến thức cho tương lai sau này. Trong việc học tập, chúng ta cần phải hết sức cố gắng và cố gắng đều đặn theo một kế hoạch học tập cụ thể, hữu hiệu. Để kết quả học tập của ta đạt thành tích cao, chúng ta có kiến thức. Còn trong việc rèn luyện đạo đức bản thân, chúng ta rèn luyện đạo đức tốt để chúng ta trở thành một con người có đạo đức, có phẩm chất tốt; và nếu chúng ta có những thói hư tật xấu nào thì chúng ta rèn luyện để dần dần dứt bỏ không còn những thói xấu nữa. Sự chuyên cần, tính kiên trì còn là một phẩm chất mang tính truyền thống đáng ca ngợi của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong mấy nghìn năm lịch sử.
Thực vậy, từ ngàn xưa, vùng châu thổ sông hồng, nơi dân Việt định cư và phát triển nên nền văn minh nông nghiệp, thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Nhưng từ đời này sang đời khác, nhân dân ta đã xây dựng một hệ thống đê điều vững chắc, chủ yếu làm bằng sức người mà nhiều chuyên gia thế giới phải thán phục.
Hay không chịu nỗi sự thống trị tàn bạo của bọn giặc Minh, nhân dân ta đứng lên theo ngọn cờ khởi nghĩa Lam sơn, chịu bao gian khổ,mười năm kiên trì chiến đấu mới đuổi được giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi, đem lại nền độc lập cho giang sơn Đại Việt.
Câu tục ngữ “Kiến tha lâu đầy tổ” nêu lên một bài học quý: lòng kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng giúp ta thành công, nhất là đối với việc học tập của học sinh. Bên cạnh sự chuyên cần học tập, ta còn phải rèn luyện đạo đức bản thân để trở thành người có tài, cống hiến nhiều nhất cho xã hội sau này.