K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2019

CÁI CLGT gì zậy????????????

Mùng 2 Tết chúc bn học giỏi hơn nha

a) lực : sức lực

bất : không

tòng : theo

tâm : ý muốn

tạm dịch là muốn làm việc j đó nhưng không đủ sức

26 tháng 4 2022

tk

Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

26 tháng 4 2022

Refer

Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

10 tháng 10 2019

Tham khảo:

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng sống ở thể kỉ XVIII, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương đều thể hiện được yếu tố vừa thanh, vừa tục. Hồ Xuân Hương cũng nổi tiếng là nhà thơ nữ có cá tính sáng tạo đầy độc đáo, với đóng góp to lớn của mình vào nền văn học Nôm, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơa ánh trôi nước là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của HỒ Xuân Hương, là một bài thơ đa nghĩa điển hình.

Hồ Xuân Hương đã hướng ngòi bút của mình đến một đối tượng khá đặc biệt trong xã hội phong kiến xưa, đó chính là những người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, những người phụ nữ bị đối xử rất bất công và có một cuộc sống đầy bất hạnh.Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ viết về phụ nữ, bởi vậy mà thơ của bà không chỉ thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc mà còn có thái độ trân trọng, ngợi ca đối với những người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Ta có thể thấy, ngay trong những câu thơ đầu tiên, Hồ Xuân Hương đã đi miêu tả hình dáng của chiếc bánh trôi nước, đây là loại bánh có màu trắng, hình tròn, có nhân và được nặn ra từ bột nếp. Đây là món bánh khá phổ biến mà có lẽ ai cũng biết. Không chỉ nói về hình dáng, đặc điểm mà tác giả còn nói đến cách thức làm bánh cũng như chế biến bánh.

Khi làm những chiếc bánh trôi thì thao tác nhào bột vô cùng quan trọng, nếu như thiếu nước thì bánh sẽ bị rắn, khô; nếu như nhiều nước lại khiến cho bánh bị nát, nhão. Khi nước chưa sôi thì bánh sẽ chìm và khi bánh chín chúng sẽ nổi lên mặt nước. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết khi bánh trôi đã chín. Từ hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi liên tưởng đến thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Vẻ đẹp trắng tròn của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu ở những người con gái- nghĩa là vẻ đẹp về ngoại hình. Nhưng cuộc sống của họ lại không được đầy đặn như vẻ bề ngoài của họ “Bảy nổi ba chìm với nước non”, đó là một cuộc sống chìm nổi, bất định mà không biết tương lai sẽ như thế nào. Lí giải nguyên nhân của sự chìm nổi này, nhà thơ đã viết tiếp hai câu thơ sau:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Như vậy, số phận của những người phụ nữ không do họ tự quyết định, tự định đoạt mà lại do chính xã hội phong kiến, dó những người đàn ông mà có thể là người chồng của họ định đoạt. Họ không được tự do lựa chọn tình yêu, hôn nhân cho mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông. Khi ở nhà thì nghe lời cha, lấy chồng thì theo chồng, nếu may mắn lấy được người chồng tốt thì sẽ hạnh phúc và ngược lại, nếu gặp người không biết trân trọng, thương yêu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh.

Nhưng dẫu cuộc sống có ra sao, có khổ đau thế nào cũng không thể làm đổi thay những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người họ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, đó là vẻ đẹp của sự thủy chung, son sắc, tình nghĩa.

Đến đây, tác giả Hồ Xuân Hương muốn ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa, vì dẫu cuộc sống có chìm nổi,có đắng cay cũng chỉ có thể mang đến những đau khổ mà không thể làm đổi thay được con người tốt đẹp bên trong của họ. Đây là một vẻ đẹp vô cùng đáng quý.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 10 2019

Tham khảo:

Nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực, nghĩa nổi : qua lời tâm sự của “bánh trôi”, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh. Bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo. Nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước quá thì bánh “nát” (nhão), ít nước quá thì “rắn” (cứng). Khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, chín tới, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn, hay nát, tròn hay méo thế nào, cái nhân đường bên trong vẫn ngọt ngào, tươi đỏ, chiếc bánh vẫn đem lại cho mọi người niềm vui, miếng ngon trong ngày lễ, ngày hội,… Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật. Qua ngôn ngữ thơ của bà, hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu. Chiếc bánh đáng yêu vì bản thân nó đẹp xinh, ngon ngọt mà còn đáng yêu hơn nữa ở cách nói, điệu nói của bánh trôi : Thân em…, mù em… sao duyên dáng, khiêm nhường và tình cảm đến thế. Nghe lời tâm sự của bánh trôi, chúng ta ngỡ đây không phải vật vô tri mà là một sinh thể có trí tuệ và tâm hồn. Chiếc bánh trôi có linh hồn, hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào hình ảnh, ngôn ngữ của thơ ? Do đó, người đọc hiểu ngay rằng ẩn sạu lời chiếc bánh trôi là lời tâm sự, những nỗi niềm da diết của con người.

Nghĩa thứ hai của bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của con người, những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Hai câu thơ đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận con người. Nhân vật trữ tình dùng đại từ “em” để xưng hô : “Thân em”, gần gũi với cách nói của biết bao bài ca dao – dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, cô gái, hay người phụ nữ tự giới thiệu mình “vừa trắng lại vừa tròn”. Nghệ thuật dùng từ thật khéo. Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cũng nhân hậu, ứng xử trước sau trọn vẹn, thuỷ chung. Với từ “tròn” ý nghĩa của thơ trở nên lấp lánh, tỏ mờ khiến người đọc không thể suy nghĩ vội vàng. Ai đó hiểu giản đơn rằng : câu thơ tả hình ảnh người phụ nữ vừa trắng trẻo vừa tròn trịa… thì thật nực cười. Đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, ta không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phải tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ, hiểu đúng, tinh thần của ngôn ngữ và cảm xúc của tác giả. Giới thiệu về người phụ nữ như cách nói ờ câu thơ thứ nhất, Hồ Xuân Hương không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em. Tiếp sau, đến câu thơ thứ hai, giọng thơ có chút chùng xuống để kể về thân phận chị em : “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Thành ngữ dân gian ta có câu : “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” dùng để tóm tắt cuộc đời con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội xưa. Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo trong thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của con người. Cụm từ với nước non nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả ấy. Giới từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông, đất nước. Một cuộc đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao nhiêu.

Đến hai câu thơ cuối, thân phận của người phụ nữ càng được nhấn mạnh thêm, phẩm hạnh, bản chất, đạo đức của chị em càng được đề cập hơn :

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mù em vẫn giữ tấm lòng son.

Nếu câu thứ hai, nhà thơ cùng chị em than thở về số phận chìm nổi, long đong thì đến câu ba, lại bổ sung thêm một cấp độ tệ hại hơn nữa của số phận là : sự phụ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hoá cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa… Hai từ “rắn, nát…” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Nhưng bản lĩnh của con người, nhất là phụ nữ Việt Nam, trong đó có nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì luôn luôn vượt trên cảnh ngộ. Do đó, hai câu thơ cuối có cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép kết nối nhau bằng liên từ ghép “Mặc dầu… mà”, tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng. Ta có thể diễn xuôi cặp câu đó thế này được chăng :

Mặc dầu cuộc đời em rắn nát, phụ thuộc tay kẻ nặn, nhưng em vân giữ vững tấm lòng son sắt, thuỷ chung…

Rõ ràng, những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên trên, đã thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để giữ vũng phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, tròn đầy, chung thuỷ với cuộc đời, với con người. Hình ảnh tấm lòng son ở cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh lam người, thắm đỏ tình người, sẽ sáng mãi trong tâm hồn bạn đọc chúng ta.

Chỉ bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, chủ yếu là thuần Việt, bài thơ Bánh trôi nước đã cho thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hai lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi vừa nhân danh người phụ nữ để tâm sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc nhũng tình cảm trong sáng, nhân văn. Bánh trôi nước đúng là áng văn chương đa nghĩa, độc đáo.

17 tháng 8 2017

I. Khái niệm hô hấp tế bào:
- xảy ra ở ty thể

- Là một quá trình chuyển đổi năng lượng chất hữu cơ thành năng lượng ATP trong tế bào.

C6H12O6 + 6O2 ® 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
(ATP + nhiệt)

- Đặc điểm:
+ là chuỗi phản ứng oxi hoá - khử (có enzyme).
+ phân tử chất hữu cơ được phân giải dần → năng lượng được lấy ra từng phần.

II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

1. Đường phân:
- Quá trình biến đổi glucozơ xảy ra trong tế bào chất.

- Kết quả:
+ 2 phân tử axit pyruvic (C3)
+ 2 phân tử ATP
+ 2 phân tử NADH

2. Chu trình Krebs:
- Xảy ra ở chất nền của ty thể

- Gồm 2 giai đoạn:
2 axit pyruvic -> 2 axetyl-coA + 2CO2 +­ 2NADH
2 axetyl-coA + 2ADP + NAD + 2FAD -> 4CO2 + 2ATP + 6NADH + 2FADH2

3. Chuỗi truyền electron hô hấp:
- Xảy ra trên màng trong của ty thể

- Electron được truyền từ NADH và FADH2 qua 1 chuỗi các phản ứng oxi hóa khử kế tiếp nhau. Phản ứng cuối cùng oxi bị khử tạo ra nước.

1 NADH -> 3 ATP (tính tương đối)
1 FADH2 -> 2 ATP (tính tương đối)


III. Ý nghĩa của các giai đoạn trong hô hấp tế bào:
1. Đường phân:
- lấy được một phần năng lượng (2 ATP).
- là giai đoạn hoạt hoá phân tử glucose.

2. Chu trình Krebs
- phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt.
- tạo nhiều FADH2 và NADH (dự trữ năng lượng).
- tạo nguồn cacbon cho quá trình tổng hợp (có nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian cho các quá trình chuyển hoá).

3. Chuỗi chuyền electron hô hấp
- giai đoạn chủ yếu tạo ra năng lượng (ATP).

TỰ THAM KHẢO NHA CHỊ

Cứ 3 tháng là 1 quý nên:

A={tháng tư;tháng năm;tháng sáu}

21 tháng 8 2019

Vì 1 quý sẽ có 3 tháng

Ta gọi quý 2 là A

=>A = { 4 , 5 , 6 }  (4,5,6 là  các tháng trong năm)

Nhớ đúng mk nha bn :)