các bài văn bản hay nhất lớp 10
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG
1. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn văn thuyết minh; biết cách sắp xếp các tri thức theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và những điểm không giống với đoạn văn tự sự. Đoạn văn tự sự thiên về kể các sự việc. đoạn văn thuyết minh thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng.
Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh,... Trước khi viết một đoạn văn thuyết minh cần lập dàn ý cho cả bài văn thuyết minh bởi vì đoạn văn không tồn tại một cách độc lập mà đứng ở vị trí nhất định trong bố cục chung toàn bài.
2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh để vận dụng viết được những đoạn văn có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập, từ đó có kĩ năng làm các bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
B- TRẢ LỜI CÂU HỎI,
I- Luyện tập thực hành tại lớp: Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.
Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.
Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).
Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.
Trước khi viết cần xác định:
- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).
- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài. - Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.
- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.
Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...
Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:
“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”. (Trích bài làm của học sinh).
II- Luyện tập (ở nhà).
1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.
Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp. Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:
- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.
- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...
- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...
2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miện quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... Cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...
- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.
TK
Trong số các loại cây ăn quả, em lại rất thích cây ăn quả ngắn ngày bởi chúng dễ trồng, dễ thu hoạch. Trong đó em thích nhất là cây chuối. Bởi vậy, bố em đã trồng một hàng chuối dọc theo bờ ao sau nhà.
Từng cây chuối xanh xanh đứng thẳng tắp đều nhau, loại chuối mà bố em trồng là chuối tiêu. Chuối tiêu quả dài và nhỏ, trái ngược hẳn với chuối hột – loại chuối có trái to và ngắn. Chuối tiêu vô cùng phổ biến, nó được dùng làm một trong những loại trái cây làm nên mâm ngũ quả, còn có chuối tiêu xanh được dùng để nấu canh ốc. Chuối tiêu ăn ngon lắm, ngọt và mềm, ăn một lần liền thích. Khi trứng chín quá thì lớp vỏ màu vàng bên ngoài sẽ chuyển sang đen, có những chấm trắng bên trên, người ta gọi đó là chuối trứng cuốc.
Cây chuối đặc biệt ở chỗ thân nó không to như nhiều cây khác, cũng chẳng xù xì mà lại trơn trượt, mang một màu xanh bắt mắt. Thân cây chuối mềm, bóc đi vài lớp vỏ bao bọc bên ngoài, sẽ thấy lớp lõi non bên trong, mà đây lại là nguồn thức ăn vô cùng dinh dưỡng cho những chú gà đấy. Không chỉ vậy, lá chuối cũng to bản, trông như những lá cờ vậy. Lá chuối hay được dùng để gói xôi, cốm thay cho lá sen nữa, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giảm thiểu được lượng nilon sử dụng hàng ngày.
Tham Khảo:
Nhìn từ xa, cây chuối giống như một chiếc ô xanh mát rượiBaif đang tỏa bóng xuống khu vườn. Thân cây to như cái cột nhà, chỉ cao hơn một thước, mọc thẳng. Thân chuối gồm rất nhiều bẹ lá xếp chặt với nhau mà tạo nên, đây cũng chính là điểm khác biệt giữa cây chuối so với các cây khác.
“Ai cũng bảo ‘người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em’ nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất.
Bố em có dáng người thấp đậm, với cái bụng to khác bố người ta bụng thon 6 múi… Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu ‘lầy’. Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế, xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản kiểm điểm của em mà không mách mẹ, sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em, sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô, sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm bài xong và đi ngủ, sẵn sàng ngồi bên em ‘cày’ toán khó mấy tiếng đồng hồ, sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em.
Sẵn sàng nhường cho em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích, sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do ‘cho nó giải trí thêm chút’, sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng, sẵn sàng tấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để ‘giúp nó giảm stress’.
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: ‘Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?’, ‘Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!’, ‘Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!’,… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ,…
Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc ‘Papa’ luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, ‘Papa’ nhé!
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
- Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được . Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công . Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.