Bỗng nhận ra hương ổi
.......
Hình như thu đã về Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ VB nào ? Tác giả là ai
Câu 2: Xác định vị trí,nội dung của khổ thơ
Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích phép tu từ được sử dụng trong câu thơ " Sương chùng chình qua ngõ"
Câu 4: Hoàn cảnh bài thơ mùa xuân nho nhỏ có gì đặc biệt
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em qua khổ thơ
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
..........................
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
1. Đoạn thơ trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
2. Đây là khổ 1 của bài thơ Sang thu. Khổ thơ nói về những tín hiệu đầu tiên khi thu về.
3. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "chùng chình". Từ "chùng chình" để diễn tả sự phân vân lưỡng lự, nửa muốn đi nửa muốn dừng. Sương như mang nét tính cách của người, cũng biết dùng dằng, phân vân => phép nhân hóa khiến cho sự vật hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.
4. Tác giả sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vào tháng 11/1980 trong hoàn cảnh đặc biệt: nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì qua đời.
5. Khổ thơ đã diễn tả cảm xúc của tác giả khi chứng kiến và hòa vào dòng người vào viếng lắng Bác. Điệp ngữ "ngày ngày" nói lên khoảng thời gian miên viễn, vĩnh hằng, là chu trình vận động của thời gian. Trong sự vận động ấy có hai vầng mặt trời đang tỏa sáng. "Mặt trời đi qua trên lăng" là vầng mặt trời của tự nhiên, là thực thể vĩnh hằng đem lại ánh sáng và sự sống cho trái đất. Còn "mặt trời trong lăng" mà ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Bác là người soi sáng cho con đường giải phóng dân tộc. Từ "rất đỏ" để chỉ những lí tưởng, đường lối của Bác luôn soi đường chỉ lối cho dân tộc. "Dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh đầy xúc động để nói về những tình cảm, sự nhớ thương của dân tộc đối với Bác. Đặc biệt, dòng người ấy còn "kết thành tràng hoa" như một vòng hoa khổng lồ, dâng tấm lòng thành kính đến Bác. Hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là để chỉ bảy mươi chín năm tuổi đời dâng hiến và nhiệt huyết của Bác. Hình ảnh thơ đầy xúc động đã thể hiện tấm lòng thành kính, sự biết ơn của Viễn Phương nói riêng và của muôn triệu người dân đối với Bác.