Viết 1 văn bản ngắn chứng minh rằng:''Tục ngữ về con người và xã hội luôn đưa ra lời khuyên về phẩm chất, lối sống về nhưng bài học kinh nghiệm về quan hệ ứng sử mà con người cần phải có.''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.
Tham khảo thôi nhé:
Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Tham khảo:
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”
(Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
Những trằn trục trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
(Đập đá ở Côn Lôn )
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy - Tô Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:
Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không.
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.
Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
1/Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
– Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy là việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng.
Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. Khi còn học cấp một, chúng em còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài tiêu vụng về… Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng em đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học / Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.
Mặt khác, đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. Đối với loại sách này ta cần lên án, tố cáo và thiêu hủy.
Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc.
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.
Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.
Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.
Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.
Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.
Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.
Tham khảo:
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng? Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?...”. Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương, quý mến rất tha thiết, chân tình. Bởi đâu Bác có được những tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng ấy? Bởi Người cũng rất yêu thương những em nhỏ, không chỉ những người cháu Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.
Sinh thời, Bác rất quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.
Sự quan tâm ấy thật như tấm lòng của người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một công trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình... Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào... Trong di chúc thiêng liêng của mình. Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹn ngào thốt lên:
“Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm”.
Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là "một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt,... Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:
"Oa... oa... oa, cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!
Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.
Trong tim tôi và mọi người như tôi ngĩ thì nói đến thiếu nh là Bác Hồ rõ nhất, không phải do Bác gặp nhiều hay gì hết mà là do trong con người của Bác luôn chan chứa một tình yêu to lớn, đó là yêu thương trẻ em .Bác hồ dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy. Người dạy cho chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động .Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm 5 điều Bác hồ dạy
Tham khảo
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không
Tham khảo nha em:
Bác Hồ người được biết đến là một nhà quân sự , nhà chính trị đại tài , một nhà thơ, nhà văn, nhà báo mượn ngòi bút đánh giặc , suốt cả cuộc đời Người luôn vì đất nước, vì dân tộc .Tuy nhiên, Bác vẫn luôn dành một góc tâm hồn thả mình vào với thiên nhiên, cây cỏ, Bác có một tình yêu to lớn với thiên nhiên xung quanh Người.
“ Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa “ là những gì nhà thơ Tố Hữu bày tỏ chính xác tình yêu của Bác Hồ với thiên nhiên. Quả vậy, ngay từ sinh thời, mong ước của Bác là cả một đời sống như một lão nông gia ngày ngày quanh quẩn với vườn tược, ao chum, với thiên nhiên bốn bể núi rừng, được sống hòa cùng người già và các cháu nhi đồng. Ấy vậy mà vì nhiệm vụ Cách mạng mà người phải gánh thêm việc quân, việc nước, nhưng không vì thế mà ngăn cản Người đến với thiên nhiên, cây cỏ. Người vẫn luôn giữ lối sống lành mạnh, hòa hợp cùng thiên nhiên, đó là những ngày Bác sống ở Pắc Pó, tuy hoàn cảnh hết sức khó khăn “ Sáng ra bờ suối tối vào hang, cháo bẹ rau măng đã sẵn sáng “ nhưng chính Bác lại cảm thấy thích thú với lối sống đó, lối sống của những bậc hiền triết phương Đông . Hay đến sau này, khi vào viếng thăm nơi Bác ở hay ở quê Bác, đó là một không gian thiên nhiên, cây cối, hoa cỏ như trong những câu thơ miêu tả quê Bác trong bài thơ “ Theo chân Bác “ :
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cũng đã có lần, Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa thành hình tròn đã lìa khỏi cành rồi mang đi chôn xuống đất. Sau này, chiếc rễ đa đó mọc lên thành một cây đa uốn cung hình tròn. Mỗi lần các em thiếu nhi đến đều rất thích chui qua chiếc vòm xinh xắn này. Hay chúng ta cũng được xem lại những hình ảnh Bác trồng cây, tưới cây, chăm sóc cây, những câu chuyện được những người thân cận với Bác kể lại như Bác ngăn lại một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ cành cây khi bị vướng góc máy quay, Người thương tiếc một gốc rễ cây bị thối,.. Đối với Bác, dường như thiên nhiên cây cỏ là những người bạn, đồng chí, tri âm cùng chung sống và tô điểm, làm đẹp cho đời.
Bác yêu cây cỏ bằng cả tấm lòng, Bác xa miền Nam, người dân Nam bộ tặng Bác một cây vú sữa. Bác đã đem cây vú sữa mang về trồng ngay gần nơi Bác ở để ngày nào Bác cũng có thể chăm sóc như để thể hiện tình cảm to lớn của Bác dành cho nửa kia đất nước, một phần trái tim của Người luôn hướng về miền Nam, thương nhớ miền Nam và một lòng mong mỏi miền Nam giải phóng.Không chỉ vậy, việc trồng cây đối với Bác không chỉ là để thỏa cái thú nhàn tản như cổ nhân xưa thường trồng liễu, mai, trúc,… Đối với Bác trồng cây còn để tăng gia sản xuất, khuyến khích người dân chăm chỉ lao động, xây dựng đất nước. Chính Bác khi còn ở vùng núi Việt Bắc đã tự tay trồng những luống rau phát động phong trào cứu đói cho nhân dân ta những năm nạn đói hoành hành ở miền Bắc. Sau này, khi kháng chiến chống Pháp thành công rực rỡ, ngay lập tức Bác liền phát động Tết trồng cây “ Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân “ với ước nguyện đất nước ta ngày càng tươi đẹp, đời sống ấm no , dân giàu nước mạnh.
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, ta mới thấy rõ hơn cái tâm, cái tầm của một vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già của dân tộc Việt Nam. Cho đến ngày nay, học sinh chúng em vẫn luôn nghe theo lời dạy của Bác tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Nhầm rồi chị ơi, đề là Chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương " "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài " chứ không phải là chứng minh ''Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu.'' Chị xem kĩ đề ạ!
Cậu có thể tham khảo dàn bài của tớ!
Mở đoạn:
-Giới thiệu về Hoài Thanh, nguồn gốc của câu văn.
Thân đoạn:
-Giải thích nghĩa của ''Văn chương''.
-Nêu ra các lí luận, luận điểm, dẫn chứng. Ví dụ: Bánh Trôi Nước, Mùa xuân chín,...
Kết đoạn:
-Khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh.