vật nhiễm điện có thể ứng dụng trong đời sống kĩ thuật không
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm ý cho câu trả lời nha bạn !
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Thế nào là vật nhiễm điện
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.
a) Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn
b) Các đám mây nhiễm điệm (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời.
2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?
Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách làm cho vật nhiễm điện khi cọ xát: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc...
Ví dụ: Lấy chăn len cọ xát vào tóc ⇒ Chăn len hút tóc
2. Nhận biết các vật đã nhiễm điện
Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:
- Các vật nhẹ:
+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi
- Các vật khác:
+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện
Các ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong đời sống:
- Ngành chế tạo máy: dùng công nghệ kĩ thuật số để cắt gọt kim loại.
- Ngành công nghệ luyện kim: dùng công nghệ lò cảm ứng cao tần.
- Sản xuất xi măng: dùng công nghệ điều khiển cả quá trình sản xuất xi măng.
- Lĩnh vực điện hóa đúc mạ: đã dùng công nghệ kĩ thuật điện tử công suất.
- Lĩnh vực thăm dò, khai thác trong lòng đất: đã dùng rất nhiều thiết bị điện tử.
- Chế biến bảo quản: đã dùng công nghệ cao tần, chiếu xạ, điện lạnh.
- Ngư nghiệp: siêu âm để định vị đàn cá.
- Ngành giao thông vận tải: để đo đạc, chỉ huy lái tự động,…
- Ngành bưu chính viễn thông, truyền thanh truyền hình: phủ sóng, hòa mạng toàn quốc,…
Câu 1:
* Tác dụng của dòng điện đối với đời sống và kĩ thuật là:
+ Tác dụng từ là làm xuất hiện từ trường xung quanh dòng điện: làm nam châm điện dùng trong quạt điện, bánh xe..
+ Tác dụng hóa học: khi đưa dòng điện qua dung dịch thì làm xuất hiện các chất hóa, mạ kim loại
+ Tác dụng sinh lí: máy kích tim
Câu 2:
* Vật bị nhiễm điện có khả năng:
+ Hút các vật khác
+ Làm sáng đèn bút thử điện
Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện . Trong các mạch điện , dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn .
1. Tác dụng nhiệt : dây dẫn có dòng điện chạy qua bị nóng lên ; bàn ủi .
2 . Tác dụng phát sáng : bóng đèn điôt ; dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm nó sáng lên .
3 . Tác dụng từ : chuông đồng hồ ; dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non làm cho nó hút được các vật bằng sắt thép .
4 . Tác dụng hóa học : mạ kim loại ; dòng điện chạy qua đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng .
5 . Tác dụng sinh lí : máy kích tim ; dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập , cơ co giật ...
- Vật dẫn là những vật có các phần tử tải điện chuyển động tự do trong toàn vật ( kim loại dẫn điện tốt ) .
Ví dụ các vật bằng kim loại như : sắt , đồng , nhôm , vàng .
- Vật cách điện là các vật không cho dòng điện chảy qua .
Ví dụ như các vật bằng cao su , sứ , nhựa , giấy khô , gỗ khô , .... , như sách , vở , cốc thủy tinh , cốc nhựa
đương nhiên
tại sao bạn