K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

https://www.vietjack.com/soan-van-lop-6/cac-thanh-phan-chinh-cua-cau.jsp

30 tháng 1 2018
Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu. Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ...... Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp
30 tháng 1 2018

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn  thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp

13 tháng 5 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

13 tháng 5 2021

 

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

 

Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

         

 

27 tháng 1 2022

tham khảo 

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cảm ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

 

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

27 tháng 1 2022

tham khảo ( đã sửa TK như này tại chj châuuu )
Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc cặp sách mới rất đẹp, Cặp được làm từ vải dù rất nhẹ mà chắc chắn. Lớp bên ngoài là màu tím nhạt, bên trong màu đen. Phía trước còn có trang trí hình một bình hoa cúc họa mi màu trắng xinh xắn. Ngay từ lần đầu nhìn thấy, em đã rất thích rồi. Cặp có hai ngăn chính. Ngăn phía trước khá nhỏ, có nắp che. Em thường dùng để cất khăn quàng đỏ, thẻ tên. Ngăn phía sau thì rất lớn. Có tấm chia ở giữa. Em sẽ cất sách vở, bút thước vào đó. Hai bên hông cặp là hai ống đựng thẳng. Em thường để bình nước vào đó. Phía sau lưng là quai cặp màu đen, có lớp xốp lót giúp đeo không bị đau lưng. Thật tuyệt vời. Em thích chiếc cặp lắm. Em sẽ giữ gìn cặp thật cẩn thận để cặp luôn sạch và mới.

10 tháng 3 2019

I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

10 tháng 3 2019

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

20 tháng 4 2018

Cuộc sống là một món quà, là những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi, một hình ảnh giản đơn thôi cũng mang một vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc đời. Hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ vô cùng bình dị thôi lại khiến em ghi nhớ mãi.

Một buổi chiều trời trong xanh, em tung tăng cùng chúng bạn dạo chơi quanh làng. Từng cơn gió mát rượi, tinh nghịch lua vào mái tóc em. Cả xóm làng đắm mình trong khí trời mùa thu. Chúng em đuổi nhau chạy trên con đường làng dài và hẹp, tiếng cười đùa giòn tan vang vọng cả một miền quê. Đi ngang qua hồ nước cạnh đình làng, em trông thấy thấp thoáng bóng dáng ai đó đang buông cần. Tò mò, em tách khỏi đám bạn, nhẹ nhàng đưa mắt nhìn xem đó là ai.

Trong tầm mắt của em, hình ảnh cụ Tư đang câu cá nhanh chóng hiện lên rõ nét. Cụ Tư là người hàng xóm thân thiết cạnh nhà em. Có lẽ vì hôm nay trời mát mẻ nên cụ mới đem cần câu ra thả. Dưới tán cây đa rộng lớn, cụ ung dung, điềm tĩnh ngồi trên chiếc ghế gỗ con con. Lưng cụ không ngay ngắn, thẳng tắp mà hơi cong con xuống. Song, cái tuổi ngoài sáu mươi vẫn không làm mất đi vẻ hiền lành, chất phác và sáng suốt hiếm có ở cụ. Mái tóc bạc phơ được bao trọn bới chiếc mũ nan rộng vành, quai mũ cài cẩn thận dưới cằm sau chòm râu dài, bạc trắng như cước. Chiếc mũ khiến cho cụ Tư giống như một người câu cá lão luyện ở những vùng biển đầy nắng và gió. Cụ mặc bộ quần áo vải đơn sơ màu nâu, đôi dép cao su đã tháo ra để bên cạnh.

Ngay bên cạnh cụ Tư, em nhìn thấy tất cả dụng cụ cho buổi đi câu và dáng buông cần của cụ. Chiếc xô nhỏ bằng sắt đặt gần gốc đa. Bên trong hình như vang lên tiếng quẫy nước, chắc hẳn có chú cá nào đã cắn câu. Một chiếc hộp không nắp đặt bên kia cụ Tư, đó là mồi câu cá. Cụ thành thục nhấc chiếc cần trúng sáng bóng màu vàng, móc mồi vào lưỡi câu rồi nhẹ vung tay. Theo lực vung từ đôi bàn tay khéo léo của cụ, lưỡi câu gắn mồi rơi chính xác vào khoảng nước trống giữa đám bèo lục bình. Câu cá không thể nóng vội nên cụ Tư rất ung dung, bình tĩnh. Ánh mắt cụ chăm chú nhìn dây câu. Mặt hồ yên bình gợn sóng lăn tăn, vài cơn gió nhẹ thổi qua mang chiếc lá tre xoay tít rồi đáp xuống nước. Cần câu vẫn không có động tĩnh gì. Nét mặt cụ vẫn điềm nhiên không chút bực bội, một tay nắm cần câu, tay kia thỉnh thoảng vuốt chòm râu dài, thỉnh thoảng lại cầm ly trà bên cạnh, nhâm nhi. Đôi khi, em thấy cụ khéo léo giật nhẹ tay, cần câu theo đó cũng hơi giật giật. Rồi cụ lại giữ nguyên cần câu như thế. Nhìn phong thái nhàn nhã, ung dung của cụ em chợt thấy cảm giác chờ đợi không hề khó chịu như thường ngày.

Một lúc sau đó, ánh mắt cụ chợt sáng lên tinh anh. Cụ nở nụ cười chiến thắng và tay thì nhanh như cắt, dứt khoát giật mạnh. Dây câu đáp một đường cong tuyệt đẹp xuống vệ cỏ ngay cạnh bờ hồ, trên lưỡi câu, một chú cá to đã mắc mồi. Nó giãy giũa mãnh liệt nhưng không cách nào thoát khỏi. Cụ Tư nhanh chóng gỡ nó ra, đôi tay vẫn mạnh khỏe cầm nó bỏ vào xô. Em như bị cuốn hút theo, cứ chôn chân đứng nhìn cụ câu cá cả buổi. Cần câu thỉnh thoảng lại giật lên khỏi mặt hồ, xô cá cũng đầy dần. Hình ảnh cụ Tư buông cần câu cá gợi nhắc trong kí ức em về ông nội. Những ngày còn sống, ông cũng thích câu cá như vậy. Tuổi cao không ngăn được niềm yêu thích và sự điêu luyện câu cá của ông. Ở cụ Tư và ông nội đều toát lên dáng vẻ ung dung, tự tại thể hiện thú vui tao nhã khi tuổi xế chiều. 

Mặt trời chạy về đằng tây, ánh hoàng hôn nhanh chóng bao trọn cả đồng quê, cụ Tư cũng thu cần trở về. Trong không khí yên bình của quê hương, hình ảnh buông cần câu cá của cụ Tư cứ quẩn quanh trong tâm trí. Hình ảnh ấy thật đẹp, vẻ đẹp thuộc về làng quê Việt Nam.

1 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

25 tháng 3 2019

Cho mk nói nhé , bạn thì tụi mk cx đâu cs lên điểm , với lại bạn nên tham khảo đi chứ ko ai rãnh gõ cả bài viết lên cjo bạn đâu

hok tốt nhé

^-^

Câu 31: Việc kết nối các máy tính thành mạng máy tính là cần thiết để: a. Giải trí b.Chia sẻ tài nguyên c.Sao chép một khối lượng thông tin d.Dùng chung máy in, phần mềm Câu 32: Đáp án nào không phải là thành phần chính của mạng máy tính? A. Đường truyền B. Thiết bị đầu cuối C. Dữ liệu D. Thông tin Câu 33: Mô hình Client - Server là mô hình a. Mạng đường thẳng c. Mạng hình sao b. Mà máy chủ...
Đọc tiếp

Câu 31: Việc kết nối các máy tính thành mạng máy tính là cần thiết để: a. Giải trí b.Chia sẻ tài nguyên c.Sao chép một khối lượng thông tin d.Dùng chung máy in, phần mềm Câu 32: Đáp án nào không phải là thành phần chính của mạng máy tính? A. Đường truyền B. Thiết bị đầu cuối C. Dữ liệu D. Thông tin Câu 33: Mô hình Client - Server là mô hình a. Mạng đường thẳng c. Mạng hình sao b. Mà máy chủ đóng vai trò là máy phục vụ d. Các máy tính có vai trò như nhau trong mạng Câu 34: Để tổ chức một mạng không dây: a. Phải có điểm truy cập WAP b. Các máy tính phải có vỉ mạng không dây c. Cả a và b đúng d. Không nhất thiết phải cần thiết bị nào Câu 35: Đáp án nào sau đây không phải là thiết bị mạng? A. Modem B. Thẻ nhớ C. Switch D. Router Câu 36: Đường truyền của mạng máy tính không bao gồm thành phần nào sau đây? A. Switch B. Router C. Chuột D. Modem Câu 37: Để thiết kế sơ đồ hệ thống mạng máy tính, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm nào để vẽ mô hình trong các phần mềm sau đây: A. Microsoft Office Excel B. Microsoft Office Access C. Microsoft Visio 2007, 2010 D. Microsoft Office Word Câu 38: Để lựa chọn kiến trúc mạng, cần quan tâm tiêu chí nào sau đây? A. Tốc độ truyền thông trong mạng B. Số lượng máy tính tham gia mạng C. Địa điểm lắp đặt mạng D. Khả năng tài chính E. Tất cả các đáp án trên Câu 39: Khi sử dụng mạng máy tính ta sẽ thu được các lợi ích? a. Chia sẻ tài nguyên (ổ cứng, cơ sở dữ liệu, máy in, các phần mềm tiện ích...) b. Quản lý tập trung c. Tận dụng năng lực xử láy các máy tính rỗi kết hợp lại để thực hiện các công việc lớn d. Cả a, b và c đều đúng Câu 40: Đâu là khái niệm đầy đủ nhất khi nói về mạng máy tính? A. Mạng máy tính là tập hợp các máy tính kết nối với nhau để dùng chung thiết bị. B. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn, cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại…để chia sẻ dữ liệu cho nhau. C. Mạng máy tính là các máy tính kết nối với nhau để có thể kết nối vào Internet D. Mạng máy tính là Internet Câu 41: Các dịch vụ quay số tương tự (Dial-up) sử dụng thiết bị nào để chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự? A. Modem B. NIC C. Router D. Repeater Câu 42: Thiết bị nào thực hiện thao tác vào dữ liệu, trong các thiết bị sau: Màn hình, máy in, máy vẽ, bàn phím, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, chuột, loa, máy quét? a. Máy in, màn hình, máy quét, chuột b. Máy vẽ, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, bàn phím c. Bàn phím, chuột, máy quét d. Máy quét, Loa, chuột, màn hình Câu 43: Phần nào trong địa chỉ IP được ROUTER sử dụng khi tìm đường đi? A. Network address B. Host address C. Router address D. FDDI Câu 44: Khi lựa chọn kiến trúc mạng, cần quan tâm đến những yếu tố nào? A. Khả năng tài chính B. Tốc độ truyền thông trong mạng C. Số lượng máy tính tham gia mạng D. Tất cả các đáp án trên Câu 45: Phân loại theo mô hình mạng, mạng máy tính được chia làm mấy loại A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 46: Trong các phát biểu sau về địa chỉ IP sau, phát biểu nào đúng? a. Địa chỉ IP cho biết loại máy tính kết nối vào mạng b. Mỗi máy tính tham gia mạng Internet phải có một địa chỉ duy nhất được gọi là địa chỉ IP c. Các máy tính tham gia vào mạng Internet có thể có cùng địa chỉ IP d. Các máy tính tham gia váo mạng Internet không cần địa chỉ IP Câu 47: Khi thấy tên miền trong địa chỉ website có .edu thì website đó thường thuộc về: A. Lĩnh vực chính phủ B. Lĩnh vực giáo dục C. Lĩnh vực cung cấp thông tin D. Thuộc về các tổ chức khác Câu 48: Tiêu chí nào sau đây không được sử dụng để phân loại mạng máy tính? A. Công nghệ và mô hình mạng B. Tài chính C. Vị trí địa lý D. Chức năng Câu 49: Chuẩn tiếng Việt được sử dụng phổ biến trên Internet là: A. Unicode B. TCVN3 C. VIQR D. VNID Câu 50: Trong các mô hình sau, mô hình nào là mô hình mạng được dùng phổ biến hiện nay: A. Terminal - Mainframe B. Remote Access C. Client - Server D. Peer - to - Peer Câu 51: Trong số các Hệ điều hành sau, Hệ điều hành mạng là: A. Windows 2003 Server B. Windows 2003 Professional C. Windows XP D. Windows 98 Câu 52: Thiết bị nào sử dụng bộ lọc gói và các quy tắc truy cập để kiểm soát truy cập đến các mạng riêng từ các mạng công cộng, như là Internet? a. Điểm truy cập không dây b. Router c. Tường lửa d. Switch Câu 53: Đường truyền vô tuyến trong mạng máy tính gồm: a. Sóng radio, sóng cực ngắn, tia hồng ngoại b. Cáp đồng trục, cáp quang, cáp đôi xoắn c. Cáp đồng trục, cáp đôi xoắn, sóng radio d. Cáp đồng trục, tia hồng ngoại, sóng radio Câu 54: Khi nào thì sử dụng CC để gửi thư trong Gmail? a. Tất cả các người nhận trong TO đều thấy được những người nhận trong CC b. Những người nhận trong CC không thấy tất cả các người nhận khác trong TO và CC c. Những người nhận CC nhìn thấy nhau d. Tất cả các người nhận trong CC đều thấy được những người nhận trong BCC Câu 55: Trong các khái niệm dưới đây, khái niệm nào đúng nhất khi nói về mạng máy tính? A. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. B. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu cho nhau. C. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để giảm cước phí. D. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, mạng máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Câu 56: Để kết nối Internet qua đường điện thoại ta cần có a. Modem b. Máy tính phải cài đặt modem c. Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ d. Cả a, b & c đều đúng Câu 57: Thiết bị mạng nào để nối các mạng và kiểm soát được broadcast? a. Hub b. Bridge c. Ethernet switch d. Router Câu 58: Hãy chọn ra tên thiết bị mạng a. USB b. UPS c. Hub d. Webcam Câu 59: Bạn hiểu virus tin học là gì? a. Là một chương trình máy tính do con người tạo ra b. Có khả năng tự dấu kín, tự sao chép để lây lan c. Có khả năng phá hoại đối với các sản phẩm tin học d.Cả A, B & C đúng Câu 60: Nếu kết nối Internet của bạn chậm, theo bạn nguyên nhân chính là gì ? a. Do nhiều người cùng truy cập làm cho tốc độ đường truyền giảm, thường bị nghẽn mạch b. Do chưa trả phí Internet c. Do Internet có tốc độ chậm d. Do người dùng chưa biết sử dụng Internet Câu 61:Trong các phát biểu về mạng máy tính sau, phát biểu nào đúng? a.Mạng máy tính là các máy tính được kết nối với nhau b.Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng c. Mạng máy tính bao gồm: các máy tính, thiết bị mạng đảm bảo biệc kết nối, phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giửa các máy d. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng, hub Câu 62: Các máy tính trong mạng: a. Muốn kết nối với nhau cần sử dụng chung một bộ giao thức b. Chỉ cần có máy chủ lá các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin c. Không nhất thiết phải sử dụng cùng một bộ giao thức d. Cả a, b, c đều đúng Câu 63: Khi cài đặt nhiều hệ điều hành thì yêu cầu những gì có trên đĩa? a. Đĩa cứng có số phân vùng primary tương ứng với số hệ điều hành và có một active b.Đĩa cứng có số phân vùng primary tương ứng với số hệ điều hành và tất cả active c. Đĩa cứng có một phân vùng primary tương ứng với số hệ điều hành và tất cả active d. Cả a, b, c đều đúng Câu 64: Trong mô hình Internet, chuẩn UNICODE (cho việc mã hóa các ký tự) sẽ nằm ở tầng? a. Ứng dụng b. Giao vận c. Mạng d. Liên kết dữ liệu Câu 65: Môi trường truyền tin thông thường trong mạng máy tính là gì? a. Các loại cáp như: UTP, STD, cáp điện thoại, cáp quang,... b. Sóng hồng ngoại c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai Câu 66: Protocol là? a. Các quy tắc để cho phép các máy tính có thể giao tiếp được với nhau b. Một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ thống mạng c. a và b đúng d. a và b sai Câu 67: Trong trình duyệt web Internet Explorer, nút Home trên cửa sổ trình duyệt dùng để: A. Đưa bạn trở về trang web có địa chỉ http://www.google.com.vn B. Đưa bạn về trang trắng không có nội dung. C. Đưa bạn đến với trang khởi động mặc định. D. Đưa bạn về trang chủ của website mà bạn đang xem. Câu 10: ISP: Interrnet Service Provider là: A. Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet. B. Nhà cung cấp các dịch vụ Internet như WWW, e-mail, ftp, telnet... C. Nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet D. Tất cả đều đúng Câu 68: Mạng Lan là mạng kết nối các máy tính a. Ở cách nhau một khoảng cách lớn b. Cùng một hệ điều hành c. Ở gần nhau d. Không dùng chung một giao thức Câu 70: Hãy chọn nhóm trong đó có một thiết bị không cùng chức năng với những thiết bị còn lại? a. Màn hình, máy in, máy chiếu, loa b. Bàn phím, chuột, máy quét c. Màn hình, máy in, loa, bàn phím d. USB, ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD) Câu 71: Giao thức truyền thông là: a.Quy ước trong việc trao đổi thông tin giửa các máy tính b.Bộ các quy ước trong việc trao đổi thông tin c.Bộ các quy ước cần tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu. d.Cả a, b, c đều đúng

0