Chỉ ra biện pháp tu từ (so sánh và nhân hóa ) có trong đoạn và cho biết tác dụng
a) Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
b) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
c) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Đúng thi mình tick
c)Cảnh khuya là bài thơ hay của chủ tịch HCM sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 2 câu cuối của bài thơ đã bao quát toàn bộ nội dung của bài thơ. 2 câu cuối đã khéo léo sử dung biện pháp tu từ: so sánh ( cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ) , điệp ngữ( chưa ngủ) Qua đó ta thấy rõ được tâm hồn người thi sĩ cũng như là người chiến sĩ Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ. Bác quả thật vô cùng cao thượng
a. Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.
b.
- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.