K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2019

Hoa là một trong những món quà không thể thiếu dành cho các chị em phụ nữ nhân ngày 8/3 vì thế các cuộc thi cắm hoa được tổ chức cũng là cơ hội để các chị em phụ nữ thể hiện sự khéo léo và tinh tế của mình. Những bài thuyết trình thi cắm hoa 8/3 hay nhất sẽ là gợi ý để mọi người có thể hoàn thiện bài thuyết trình của mình trong cuộc thi cắm hoa 8/3 sắp tới để tạo được ấn tượng với mọi người tham gia và ban giám khảo cuộc thi.

nhung bai thuyet trinh thi cam hoa 8 3 hay nhat

Các bạn có thể đặt thông điệp cho tác phẩm của mình khi thuyết trình để ý nghĩa của tác phẩm được thể hiện sâu sắc nhất. Ngoài ra, không chỉ có những bài thuyết trình thi cắm hoa 8/3 hay nhất cho cuộc thi cắm hoa mà các bạn còn có thể tham khảo thêm tổng hợp bài thuyết trình thi nấu ăn, nữ công gia chánh giỏi nếu các bạn có dự định tham gia cả cuộc thi nấu ăn. Hay tài liệu những kịch bản kỷ niệm, lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 8/3 hay dưới đây cũng rất hữu ích cho các bạn để xây dựng chương trình văn nghệ ý nghĩa nhân dịp 8/3 sắp đến.

Cùng với rất nhiều những hoạt động và chương trình sôi nổi diễn ra nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ nhân ngày 8/3, các cơ quan, tổ chức đoàn thể đã có những chương trình thi văn nghệ, thi nấu ăn hay các cuộc thi cắm hoa để thể hiện tài năng cũng như tạo nên những sân chơi đem lại niềm vui và tiếng cười cho các chị em phụ nữ. Để có thể tổ chức được những chương trình này những người sản xuất và những người chị trách nhiệm đã phải cố gắng và nỗ lực tìm ra những phương án thích hợp nhất sao cho chương trình được thành công tốt đẹp. Đối với chương trình văn nghệ cần có những lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 8/3 thiết thực và ý nghĩa nhất, còn chương trình thi nấu ăn thì kết quả sau những món ăn được chế biến là bài thuyết trình nấu ăn 8/3 hấp dẫn và tạo được sự thích thú cho ban giám khảo. Cuộc thi cắm hoa thì không thể thiếu bài thuyết trình thi cắm hoa 8/3 để thể hiện được ý nghĩa của từng loại hoa cũng như cách cắm của từng đội. Thông qua tất cả những nội dung về chương trình cần có kịch bản kỷ niệm ngày 8/3 hay và hấp dẫn nhất để đem lại sự thành công rực rỡ cho ngày lễ kỷ niệm.

Kính thưa quí vị ban giám khảo!

Kính thưa quí thầy cô giáo đồng nghiệp thân mến!

Tôi tên là :………………… Đại diện cho đơn vị trường: …………… ………

Đến với hội thi: Cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/20.., tôi xin phép được trình bày phần thi thuyết trình ý tưởng cắm hoa của tôi.

Như chúng ta biết, tình người với hoa, ở những ai yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, yêu thơ là có yêu hoa. Yêu hoa là một tình yêu đẹp nên thơ, vì hoa rất hiền: Không oán, không giận, không thù hận, không than vãn, không làm hại ai và không làm buồn lòng ai. Hoa dễ thương trong một bàn tay nâng niu của Mẹ. Hoa mỉm cười phô trương màu sắc, mỗi một tên gọi của hoa đều có một ý nghĩa biểu hiện một tình cảm riêng:”Lời của thiên nhiên – nhỏ nhẹ mà sâu lắng!”

Chủ đề ý tưởng cắm hoa của tôi muốn gửi gắm và chia sẻ, đó là: "Mẹ Việt Nam". Hình tượng người mẹ Việt Nam từ trước đến nay luôn là đề tài của thơ ca, văn học, âm nhạc và hội họa… Hẳn trong chúng ta không ai quên được câu ca ” Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Khi nói về người mẹ ViệtNam

Nhìn vào tổng thể bình hoa được cắm trên một vỏ sò lớn: Tượng trưng cho bàn tay của mẹ che chở và nâng đỡ bước con đi.

Trọng tâm chính của bình hoa là 3 hoa hồng, hoa hồng đỏ: Một tình yêu mãnh liệt và đậm đà, tỏ sự hạnh phúc vinh dự. Hình tượng hoa nở thể hiện thì hiện tại: Biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ. Hoa loa Kèn tượng trưng cho bầu sữa Mẹ, tôn vinh người mẹ, hoa cẩm chướng hồng: tượng trưng cho ngày của mẹ…

Nụ hồng hé nở và e ấp tượng trưng cho tương lai: Mang ý niệm vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín… thể hiện công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam…

Ngọn lửa và đường lượn sóng: Truyền thống cách mạng của người phụ nữ Việt Nam, biểu hiện tốc độ, sự chuyển động về phía trước hướng về tương lai. Đường lượn: Mô tả sự dao động và lan toả, cảm giác sự năng động, chữ S hình ảnh đất nước Việt Nam.

Liên hệ giữa hoa và người, hoa nhắc nhở cho người nhiều điều đáng học. Có loài hoa không tên, ai đặt tên gì cũng không cãi, hoa lớn hay nhỏ đều thật hoàn mỹ với màu sắc kỳ diệu tươi mát: Hoa dù lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu, cũng đều có “cuộc sống” được tôn trọng, bình đẳng, tất cả đã cố gắng sống trọn với mình đến ngày tàn: Đời người cũng không nằm ngoài qui luật đó. Người cảm thông với hoa, muốn sống như hoa, mọi người dù giàu nghèo, sang hèn, đều có một cuộc sống bình đẳng và một nhân bản cần được tôn trọng. Con người dù thân phận thấp bé, cũng cố gắng sống trọn vẹn thân phận của mình. Cũng như hoa, giá trị con người trong cuộc sống không đặt ở vai trò, ở nhiệm vụ, ở vinh dự mà căn cứ ở phẩm chất, năng lực, có làm trọn vẹn vai trò của mình trong xã hội hay không? Hương hoa khoe sắc làm đẹp cho đời! Ngắm nhìn hoa chúng ta trải nghiệm: Hoa làm đẹp và tươi vui cho người, người quí hoa, nâng niu hoa, thì người với người cũng nên cùng nhau sống theo lẽ sống cao thượng, bình đẳng, và thân ái, đầy sự bao dung như lời dạy của Mẹ.

Với tất cả tấm lòng và tình cảm của mình, nhân ngày ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2015, tôi xin trân trọng gửi đến các Mẹ, các cô, các chị… lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Nếu bạn đang suy nghĩ nên làm gì để tưởng nhớ hoặc cảm ơn công lao sinh thành nuôi dưỡng của mẹ, câu trả lời có thể chỉ là một bình hoa bất ngờ với những ý tưởng mới mẻ như một thông điệp gửi đến Mẹ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.

Chúng ta có thể kỳ vọng vào lớp trẻ ngày nay trong thời kỳ mở cửa hòa nhập vào cộng đồng văn hóa khu vực và thế giới sẽ xây dựng được những hình tượng người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, thanh lịch, năng động… và phản ánh chân thực vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam đương đại. Đây sẽ là sự tiếp nối quan trọng của thế hệ và là thước đo duy nhất cho sự phát triển tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Vâng, xin cảm ơn BGK, quí thầy cô giáo, cùng toàn thể các GV đồng nghiệp đã lắng nghe bài thuyết trình ý tưởng cắm hoa nghệ thuật của tôi, xin chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp…

Trân trọng cảm ơn và kính chào!

mình nha

Thuyết trình nè bạn

Một bài thuyết trình hay sẽ giúp món ăn của bạn trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn, vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn mẫu bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 để các bạn có thể tham khảo và có được những kinh nghiệm thuyết trình thuyết phục được người nghe.

Trong một cuộc thi nấu ăn sẽ có sự theo dõi của rất đông khán giả, tuy nhiên, chỉ có ban giám khảo mới được trực tiếp thưởng thức những món ăn đó để chấm điểm món ăn ngon nhất, vì vậy, cách tốt nhất để bạn thuyết phục cả những khán giả không được thưởng thức món ăn của bạn đó là một bài thuyết trình hay, vì vậy, bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 sẽ là một tài liệu hữu ích cho tất cả các bạn khi dịp mùng 8-3 đang đến gần.

Để đón chào ngày quốc tế phụ nữ 8/3 bạn có thể sử dụng các hình nền 8/3 để trang trí cho máy tính của mình. Bộ sưu tập hình nền 8/3 gồm các hình ảnh về chủ đề ngày phụ nữ gửi tặng các mẹ, các chị... vô cùng ý nghĩa.

Trong bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, bạn cần thể hiện được hết những ý nghĩa, thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong món ăn của mình, tránh nói lan man, dài dòng, không đi đúng vào trọng tâm yêu cầu của cuộc thi. Để bài thuyết trình đầy đủ, bạn cần phải nói rõ được lý do bài thuyết trình, giới thiệu, gửi lời chào đến những người nghe bài thuyết trình của bạn, cần phác thảo nội dung mà bạn cần thuyết trình để trong quá trình thuyết trình bạn sẽ không bỏ sót được những điểm quan trọng, quyết định đến kết quả món ăn.

Ngoài ra còn có các bài thơ 8/3 gửi tặng mẹ, vợ, bạn gái với nhiều phong cách hài hước và ý nghĩa và bạn có thể dùng thơ 8/3 thay cho những lời chúc khác.

Trước khi bắt đầu thuyết trình bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, bạn có thể tập trước những nội dung mà bạn muốn trình bày để bạn bè hoặc người cùng đội có thể góp ý, nhận xét, để bạn có thể kịp thời bổ sung những điểm quan trọng, giúp cho bài thuyết trình của mình đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, để bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 đạt được hiệu quả tốt nhất, món ăn mà bạn chuẩn bị phải thật đẹp mắt, trông thơm ngon và hấp dẫn được người xem. Cả phần nghe, kết hợp cùng phẩn nhìn và trải nghiệm sẽ giúp bạn được điểm tối đa của ban giám khảo.

Với những bài thuyết trình thi nấu ăn ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 mẫu vừa được giới thiệu, hi vọng bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm để giúp cho bài thuyết trình của mình luôn thuyết phục được người nghe. Việc đạt điểm số thật cao trong cuộc thi nấu ăn sẽ là món quà ý nghĩa để gửi đến những người phụ nữ mà mình yêu quý.

Bên lề lễ kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 có rất nhiều các cuộc thi được tổ chức nhằm tôn vinh sự khéo tay, giỏi giang của chị em phụ nữ, trong đó cắm hoa và nấu ăn là 2 công việc mà chị em phụ nữ nào cũng thích làm, bài thuyết trình cắm hoa cũng như bài thuyết trình nấu ăn sẽ là trợ thủ đắc lực dành cho chị em nào chưa cảm thấy yên tâm nhất trước mỗi cuộc thi, tải bài thuyết trình cắm hoa 8/3 về tham khảo và chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thị nhé chị em.

Trong mỗi chương trình văn nghệ chào mừng 8/3, người dẫn chương trình luôn luôn là người quan trọng nhất, dẫn dắt mọi người từ bài hát này tới bài hát kia ... chính vì thế, việc chuẩn bị kịch bản cho người dẫn chương trình luôn luôn rất quan trọng, tham khảo mẫu lời dẫn văn nghệ ngày 8/3 để có sự tự tin tốt nhất khi đứng trước hàng trăm người, mẫu lời dẫn văn nghệ ngày 8/3 sẽ có ngôn từ mạch lạc, không thừa không thiếu giúp bạn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình.

Dẫn chương trình chỉ là 1 phần nhỏ trong kịch bản kỷ niệm ngày 8/3 mà thôi, còn rất nhiều các phần nhỏ khác xuyên suốt quá trình buổi văn nghệ, chính vì thế mà cần nên một kịch bản kỷ niệm ngày 8/3 hết sức cẩn thận và cẩn trọng

Xen kẽ với các tiết mục văn nghẹ là các phần thi giải đáp câu đố 8/3, với những phần quả mang nhiều ý nghĩ kỷ niệm cũng sẽ làm cho không khí tại hội trường trở nên sôi động hơn, cùng lựa chọn ra những câu đố 8/3 hay và nổi bật nhất để cho vào kịch bản chương trình nhé.

6 tháng 3 2022

đâu bạn

6 tháng 3 2022

Hình như ko đăng đc ảnh

4 tháng 12 2023

thứ 4 nhé,vừa mở lịch ra xong

 

4 tháng 12 2023

Thứ tư nhé b.

4 tháng 7 2016

Mình cũng đang tìm bài này mà trả thấy gì?

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha.

1.Bài thuyết trình tiếng Anh về gia đình.

2.Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh.

3.Bài thuyết trình tiếng Anh về Tết Nguyên Đán.

4.Bài thuyết trình về sự thành công dành cho sinh viên.

14 tháng 4 2022

ok. tôi có cho bn 4 bài mà, ko đc bài 1 thì còn 3 bài tham khảo đi

Thảm khảo ạ. Em chọn thuyết minh về lễ hội đền Trần: 

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành một điểm tựa tinh thần, ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống Việt Nam. Xuân về, trăm hoa đua nở, hòa chung trong bầu không khí căng tràn sức sống là sự xuất hiện của nhiều lễ hội. Nhắc tới lễ hội ngày xuân, không thể không nhắc lễ hội đền Trần - một trong những lễ hội nổi tiếng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Trần gồm lễ khai ấn và lễ hội lớn. Lễ hội đền Trần ngày xuân được nhiều người biết đến cùng với Lễ hội khai ấn đền Trần, là một trong những lễ hội được tổ chức với mục đích tri ân các vị vua Trần. Nguồn gốc ra đời của lễ hội đền Trần gắn liền với lịch sử của đền Trần. Đền Trần tọa lạc ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vị vua Trần cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng năm 1965 trên nền Thái Miếu cũ, tuy nhiên đền đã bị phá hủy bởi giặc Minh vào thế kỉ XV. Đền Trần có 3 công trình kiến trúc chính gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Đến năm 1705, đền chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần).

Lễ khai ấn đền Trần đầu tiên được tổ chức vào năm năm 1239. Đây là nghi lễ triều đại nhà Trần thực hiện tế tiên tổ. Những năm chống giặc Nguyên Mông, nhà Trần thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" nên rút toàn bộ quân về Thiên Trường, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 mới được mở lại. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, ấn cũ của triều Trần bị thất lạc. Mãi đến năm 1822, vua Minh Mạng ghé thăm Thiên Trường biết được, cho khắc lại ấn. Ấn cũ khắc "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc "Trần triều điển cố" ngụ ý nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương".

Nhân dân duy trì nhiều năm, đến nay lễ khai ấn Đền Trần vẫn được duy trì, phát triển. Lễ khai ấn được cố định tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Khai ấn vào thời điểm này mang ý nghĩa như tín hiệu đánh dấu kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc nhở nhân dân tiếp tục công cuộc lao động sản xuất. Ngoài ra, lễ hội đền Trần còn có cả lễ hội lớn được mở vào 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm với nghi thức lễ rước từ các đền xung quanh về dâng hương và tề tựu ở đền Thiên Trường và Cố Trạch.

 

Nghi lễ trong lễ hội đền Trần rất thú vị. Trước tiên, nói về nghi lễ khai ấn, các bậc bô lão truyền lại rằng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Tại đền Cố Trạch, thế hệ lão ông, lão bà khoác lên mình áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu đông đủ để tham dự lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ, bên trong có 2 con dấu bằng đồng. Phía trên mặt ẩn nhỏ có hai chữ "Trần Miếu", còn trên mặt ấn lớn có chữ "Trần triều tự điển tích phúc vô cương".

Đến đúng giờ Tý (khoảng 23 giờ - 1 giờ đêm), tiếng pháo vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Một cụ già cao tuổi sẽ đứng lên thay mắt dân làng làm lễ, xin rước ấn lên kiệu. Đoàn người rước hòm ấn theo nhịp trống chiêng cùng đèn nến sáng lung linh tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ. Trước tiên là lễ dâng hương lên bàn thờ Trung Thiên sau đó rước ấn và làm lễ xin khai ấn. Người bồi tế đặt 1 loại giấy dân gian của Việt Nam lên trước tế chính, chiêng trống nổi lên. Chủ tế trịnh trọng đóng ấn mực đỏ vào tờ giấy, cạnh đó ghi rõ ngày, tháng, năm, viết làm sao tính đúng đến cuối phải là chữ sinh. Giấy có dấu son được chia phát cho những người có mặt trong buổi lễ, đem về treo trong nhà để lấy may và xua đuổi rủi ro, tà ám.

Sang tới sáng ngày 15 tháng Giêng, dân làng sẽ tổ chức rước nước. Trước khi bắt đầu, người tế chính vào lễ xin 1 nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế. Sau đó cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu 8 chân. Cả đoàn rước lễ phục trang nghiêm, nghênh kiệu ra cổng đền, rồi dừng lại làm lễ tế trời đất sau đó mới tiếp tục ra bến sông Hồng.

Tại bến Hữu Bị cách đền khoảng 3km, kiệu dừng lại. Người dân gióng trống khua thuyền đã trang trí cờ hoa ra giữa sông, người tế chính múc nước trong vào bình sẵn. Khi nước đầy bình thì được rước kiệu về theo đường cũ. Nước trong bình sẽ được cho vào các bát và đặt lên bàn thờ làm lễ tế nước. Tế xong thì đưa cho con cháu họ Trần uống ghi nhớ cội nguồn tổ tiên. Đến ngày 16 buổi sáng, lễ tế cá sẽ diễn ra tại đền Thiên Trường. Cá quả, cá chép ứng với hai vị tổ họ Trần là Trần Kinh và Trần Lý được đựng trong thúng sơn đỏ. Làm lễ tế xong thì rước thả ra sông Hồng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như chọi gà, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn,... Không khí náo nhiệt, vui tươi, ngập tràn màu sắc và hơi thở truyền thống dân tộc.

Cũng giống như những lễ hội khác của dân tộc, lễ hội đền Trần không chỉ mang giá trị vật thể mà còn có giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc. Nó là chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời cũng là nơi ghi dấu công lao, gửi gắm lòng tri ân thành kính của bao thế hệ người Việt với thế hệ đi trước. Hiện nay, lễ hội đền Trần còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Mỗi năm vào đầu xuân, đền Trần đón tiếp hàng nghìn du khách thập phương về dự đêm khai ấn, bày tỏ lòng thành kính biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp.

Lễ hội đền Trần từ đó đã trở thành một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc. Góp phần thể hiện truyền thống yêu nước và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp của nhân dân ta. Không chỉ là một lễ hội ngày xuân nổi tiếng, Lễ hội Đền Trần còn là niềm tự hào của người con Nam Định và cả dân tộc Việt Nam.

22 tháng 12 2023

Tham khảo
        "Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

27 tháng 12 2020

(Chào hỏi tự viết)

The Mid-Autumn Festival is an important traditional holiday in my country. Mid-Autumn festival is celebrated not only in Vietnam but also in some other parts of Asia as well, such as China, Japan or Korea. And it is often celebrated on the 15th day of the 8th month of the lunar calendar with full moon at night. In the past, on this day the moon was brightest and roundest which represented the family reunion or gatherings. Therefore, families and friends often came together or harvested crops for the festival. Nowadays, Mid Autumn Festival is mainly for young children in Vietnam to enjoy the best time of the year. But not only can children celebrate this day but also adults can, adults who wish to have a chance to remind their their childhood and feel young again.

27 tháng 12 2020

Hello everyone, my name is Nii. Today, I would like to tell you about Tet, also known as the Lunar New Year festival, which is the biggest traditional festival in Viet Nam. It takes place from the first day of the first month of the lunar calendar until at least the third day. Although occurring in a short period of time, it is believed to be the most important and popular holiday in Vietnam. There are many special food is made so as to prepare for Tet meal such as sticky square cake, Vietnamese sausage, sticky rice, and jam. The food is thought to reflect Vietnam’s habits and customs as well as Vietnamese’s lifestyle. Besides, the meal has other dishes like fish, vegetables to show the hope for a successful and prosperous new year. In terms of customs, children’s receiving red envelop from the elder, visiting relative’s houses, and going to church are popular activities. Giving lucky money is thought to bring children hope and health. Church is the symbol of peace; therefore, individuals go there and pray for a successive year. Traditionally, the house is designed with peach flower in the North and Ochna integerrima in the south part of Vietnam. Besides, the house as well as the town are clear, decorative, and beautiful as all are ready to start a new year. People have a cozy atmosphere and enjoy a joyful time with their family members. It’s high time for people living in different parts of the country to gather and spending time together. Tet is a chance for one to come back home after many stress and pressure of studying and working environment. Tet is not simply a holiday, it is a culture and habit of Vietnamese since its deep meaning is sacred and important. All in all, Tet includes not only joy but also a long-standing event in people’s souls as it helps one grow up through experience. And that's all about the Lunar New Year festival in Vietnam. Thank you for listening. ( Bạn có thể hỏi: Does anyone have any questions? có nghĩa Có ai có câu hỏi không? nếu muốn, mình nghĩ chắc là cần bởi mình làm cũng nhiều rồi).

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho tui nha☺