Trả lời câu hỏi ở phần có thể em chưa biết (sgk sinh học 8 / Tr 169)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,…
b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.
Ví dụ:
- Truyện ngắn có phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…
- Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.
Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.
* Giống : Yếu tố tự sự ( kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.
* Khác :
- Văn bản tự sự :
+ Phương thức biểu đạt chính: trình bày các sự việc.
+ Tính nghệ thuật : thể hiện qua cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
- Thể loại tự sự : Đa dạng (Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…)
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
- Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:
- Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.
- Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.
- Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê
- Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.
=> Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.
* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.
Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
theo mình bạn nên bỏ cái từ ''nếu đúng mình sẽ chon câu trả lời của bạn''đi.Bởi vì bạn hỏi có nghĩa là bạn không biết.Nếu bạn biết tức là bạn biết kết quả rồi biết ai sai,ai đúng.Vậy thì khỏi cần hỏi lun cho rồi.
Câu chuyện rừng mơ của Tào Tháo.
Một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn, trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây, mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, suốt dọc đường toàn là núi non hoang sơ trơ trọi, không có bóng người, trong phạm vi vài chục dặm không hề có nguồn nước, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Nhiều người môi miệng khô nẻ đến bật máu, cứ đi được mấy dặm đường lại có người say nắng ngã xuống. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối.
Nhìn thấy khí thế của binh sĩ ngày càng sa sút, Tào Tháo rất sốt ruột, bèn gọi người dẫn đường đến, hỏi nhỏ: “Gần đây có nguồn nước nào không?”
Người dẫn đường lắc đầu nói: “Suối nước ở phía bên kia núi, đường đi còn rất xa.”
Tào Tháo ngoảnh nhìn đoàn người ngựa mệt mỏi, nghĩ một lát rồi nói: “Không được, thời gian đã không còn kịp nữa!” Tào Tháo nhìn rừng cây phía trước, trầm tư một lát, rồi nói với người dẫn đường: “Ngươi không được nói gì, ta sẽ nghĩ cách”, ông ta nghĩ thầm, lúc này cho dù có hạ lệnh yêu cầu quân lính tăng tốc cũng vô ích, nhưng nếu cứ tiếp tục như thế cũng không phải là cách. Làm thế nào để tìm ra một biện pháp vẹn cả đôi đường, vừa có thể vực dậy khí thế của binh sĩ, lại có thể giúp cho các binh sĩ hết cơn khát.
Tào Tháo chợt nghĩ ra một biện pháp hay, bèn thúc ngựa đến trước đoàn quân, chỉ roi ngựa về phía trước, nói với các binh sĩ đang sức cùng lực kiệt rằng: “Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực, tỉnh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều, người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Vua có nuôi một con mèo quý, ngày nào cũng được ăn sơn hào hải vị và được chăm sóc kỹ lưỡng. Trạng Quỳnh thấy ghét quá nên lén ăn cắp mang về nhà. Do ăn ở sung sướng quen nên con mèo chê cơm cá quê mùa, nó nhịn ăn mấy ngày. Thấy con mèo đã đói lắm rồi, Quỳnh mang 2 phần thức ăn: một phần sơn hào hải vị, một phần là đầu tôm. Khi chú mèo tiến đến định ăn phần thức ăn ngon, Trạng Quỳnh tức thì dùng roi đánh cho nó đau. Đói quá mèo đành phải sang ăn cơm đầu tôm nghèo hèn. Một thời gian rồi mèo cũng quen, không bao giờ dám bén mảng đến đồ ăn ngon nữa. Quần thần chạy khắp nơi tìm mèo cho vua thì biết Trạng Quỳnh có một con. Vua cho đòi Trạng Quỳnh mang mèo tới. Vừa thấy con mèo, thấy giống mèo của mình, vua hỏi: - Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật! - Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết. - Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe . - Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, sơn hào hải vị, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay. Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau với đầu tôm ăn sạch. Quỳnh nói: - Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần hàn thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ. Rồi lạy tạ đem mèo về.