1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?
A. Tuyển tập Tô Hoài C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
B. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam
3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm C. Tự phụ, kiêu căng
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi
4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt
5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;
B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;
B. Không giúp Dế Choắt đào hang;
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.
8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu và sợ hãi C. Thương và ăn năn hối hận
B. Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động
9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.
B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.
C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.
D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.
10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
A. Gày gò, ốm yếu C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ
B. Bóng bảy, giã tạo D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha
Phần II/ Tự luận:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.
2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên? Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?
c.Nguyễn Hiền
d.Ngô Quyền
e.Trần Đăng Khoa
g.Phạm Ngọc Thanh
h.Đặng Thái Sơn
mấy câu kia mình bó tay bạn ơi
Từ câu i trở đi là bạn sẽ điền chữ thích hơp vào chỗ chấm.