Thiết kế mô hình vườn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Những ngôi nhà được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.
+ Nhà thường có ba gian. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng.....
- So với nhà ở truyền thống, nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm khác biệt là:
+ Nhà thường được xây dựng kiên cố bằng gạch, bê tông cốt thép.
+ Phổ biến loại hình nhà ống với nhiều tầng.
+ Nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có rất nhiều nghề thủ công khác nhau. Nhiều nghề đạt mức độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng (thành phố Hà Nội), đồ gỗ Đồng Kỵ và đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), chạm bạc Đồng Xâm (tỉnh Thái Bình), sản phẩm từ cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)....
- Để tạo nên một sản phẩm thủ công, những người thợ phải tiến hành các công đoạn khác nhau. Ngày nay, nhiều công việc sản xuất thủ công được áp dụng máy móc và công nghệ mới giúp cho sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng và đẹp mắt
Tham khảo!
- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Những tỉnh, thành phố trồng nhiều lúa trong vùng là: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình,...
- Trồng lúa gồm nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.
- Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.Tham khảo!
- Mô tả phong cảnh làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ
+ Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng làng theo quan hệ họ hàng, làng xóm.
+ Phong cảnh quen thuộc ở làng quê thường có cổng làng, cây đa, luỹ tre, giếng nước, chùa, đình làng,...
+ Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là nơi hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.
THAM KHẢO
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.
+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vai trò của đê sông Hồng: nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống của người dân được đảm bảo hơn; dân cư phân bố rộng khắp đồng bằng; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa,... được lưu giữ.
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.
+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.
+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.
- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.
+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.
+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.
-Các loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: đất phù sa; đất phèn, đất mặn,…
-Đặc điểm sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+Sinh vật tự nhiên rất phong phú nhưng chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
+Hiện nay, nhiều loài động, thực vật tự nhiên được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ như: Vườn quốc gia Cúc Phương; Vườn Quốc gia Ba Vì; Vườn quốc gia Xuân Thủy,…