Con đường đến trường đã gắn bó với em trong suốt 5 năm qua em hãy tả lại con đường đó cho 1 người bn mới quen nghe
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Đây cũng là mái nhà thứ hai của em nơi có thầy cô và bè bạn.
Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.
Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.
Em rất yêu ngôi trường của em vì nơi đây chính là nơi gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn của thầy và bạn.
Tham Khảo:
Con người không chỉ gắn kết trong quan hệ với gia đình mà còn trong quan hệ với thầy cô, với bạn bè. Mái trường là nơi gắn kết những quan hệ đó. Ngôi trường ta học, không chỉ là nơi lưu giữ tình thầy, tình bè bạn, mà còn cất giữ bao kỉ niệm đẹp ...
Ngôi trường tôi học, đó là ngôi trường rất rộng và đẹp. Trường tôi có ba dãy học. Bước đến cổng trường, tôi liền nhìn thấy tấm bảng ghi tên trường cũng địa chỉ được treo thật đẹp. Cánh cổng trường là cửa sắt, vừa đảm bảo an toàn, lại vừa bền mà đẹp nữa. Cổng trường có một cửa chính và một cửa phụ. Bước vào sân trường, hai bên là hai nhà để xe.
Hau bên cánh cổng trường còn là hai dãy lớp học ba tầng. Những dãy nhà được sơn màu vàng nom mới đẹp làm sao. Năm nay, trường tôi lại mới lắp thêm bình nước tự động để thuận lợi hơn trong việc sinh hoạt của các bạn học sinh. Vì các dãy học được xếp theo vòng tròn nên đây là dãy nhà A và B.
Theo vòng tròn, cạnh dãy nhà B là dãy nhà C. Dãy nhà C là nơi có phòng thư viện, để chúng tôi có sách và tài liệu tham khảo, giúp cho việc học tập ngày càng dễ dàng hơn. Ở nơi đó, còn có những phòng học tin hoc, học kỹ thuật,...để đáp ứng nhu cầu học và hành của học sinh.
Cạnh dãy nhà C là nhà D. Nhà D là dãy nhà có phòng họp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo của nhà trường. Trên tường của nhà D còn treo một ảnh của Bác Hồ nữa.
Ở khắp sân trường là các ghế đá và những cây lâu năm. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để cùng nhau nói về câu chuyện học hành. Những kỉ niệm cũng vì thế mà nhiều lên hơn. Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, có khi chúng tôi lại nán lại ở trường thêm một lúc để cùng nhau chơi cầu lông, đá cầu...
Ngôi trường đã ở đó, như một chứng nhân, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỉ niệm của tuổi học trò. Ngôi trường còn là nơi chắp cánh ước mơ, ươm mầm những mầm non để một mai đây, trở thành những cây xanh toả bóng cho đời. Ngôi trường còn giáo dục nhân cách và đạo đức của mỗi người, để ta sống ngày một hoàn thiện hơn...
Lập dàn ý bài văn mẫu tả ngôi trường của em
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Tham khảo các dàn ý chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em lớp 5
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 1
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 2
Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.
Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.
Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.
Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 3
Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ, còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.
Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu "Thi đua dạy tốt, học tốt", "5 điều bác Hồ dạy" và "Tiên học lễ hậu học văn".
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua "dạy tốt học tốt' của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 4
Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.
Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.
Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.
Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá!
Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.
Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 5
Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày em bắt đầu học tiểu học. Biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui cùng những năm tháng học trò đã trôi đi dưới mái trường tiểu học Đức Thạnh thân yêu. Ngôi trường vẫn còn đó chỉ có đám học trò chúng em đã lớn dần và sẽ phải rời xa mái trường.
Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng ngôi trường vẫn vậy, chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng sắt xanh với tấm biển phô dòng chữ "TRƯỜNG TIỂU HỌC Đức Thạnh" đỏ thắm vẫn luôn mở rộng đón chào những học sinh mới và tạm biệt những học sinh cuối cấp như chúng tôi. Đi vào sâu trong sân trường, em luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái với bao cây xanh.nào là ông cây me, trầm tư xế bóng những trưa hè,tất cả gợi nên vẻ đẹp tuyệt vời cho trường em. Ở giữa sân trường là khu vui chơi, nơi mà chúng, hay đó cũng là nơi các bạn lớp trưởng chỉ huy buổi chào cờ. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi, ngôi sao vàng năm cánh như nhắc nhở chúng em phải biết ơn những người đã hy sinh vè nền độc lập dân tộc Việt Nam. bên cạnh sân trường là hai dãy nhà hai tầng. Đó là các phòng học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Nhìn từ xa, dãy nhà như một con tàu rộng lớn đưa chúng em tới những bến bờ của tri thức. Trong mỗi lớp học đều được trang trí đầy đủ đồ dùng: bàn ghế, bảng, quạt,... Ở các lớp còn được treo ảnh bác Hồ rất ngay ngắn. Vuông góc với dãy lớp học là các phòng làm việc như phòng thầy hiệu trưởng, phòng cô hiệu phó, phòng đoàn đội, thư viện với các loại sách giáo khoa, tham khảo truyện đọc giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong học tập.
Ngôi trường tiểu học Đức Thạnh đã ghi dấu trong trái tim em một thời học sinh đầy mơ ước. Tôi sẽ không bao giờ quên nơi này cũng những chuỗi ngày đẹp đẽ đầy ắp những kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 6
Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta. Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.
Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .
Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảng đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác Hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn, dưới đó là bàn giáo viên .
Thật tuyệt khi bước vào lớp 3A của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi. Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài. Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.
Vào những ngày khai giảng hay những ngày nhà giáo Việt Nam là chúng tôi lại được đón những cựu học sinh của trường khiến chúng tôi rất vinh dự. Tôi rất tự hào vì mình là một học sinh của một ngôi trường mang tên một người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Ngôi trường tiểu học Lê Lợi đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 7
Ngôi trường của em nằm trên một khoảng đất rộng, cuối con hẻm đường Phan Đình Phùng. Trường mang tên “Trường Tiểu học Trung Nhất”, được xây dựng cách đây khá lâu nhưng vẫn còn đẹp lắm.
Từ xa nhìn lại, ngôi trường của em như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những sắc màu tươi sáng. Những bức tường vàng thấp thoáng sau những rặng cây xanh mát. Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Trung Nhất” đứng uy nghi, lặng lẽ trong sáng sớm như muốn nói với em rằng: “Chào cậu bé! Sao sáng nay cậu đến trường sớm thế!” Vào sân trường, em chỉ thấy những chiếc lá vàng lác đác trên sân trường không một bóng ngưới. Bác Sân Trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình vuông bằng xi măng nham nhám. Sân trường tuy rộng nhưng cũng rất ấm cúng vì có ba tòa nhà hai tầng bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa phòng hiệu trưởng và phòng hiệu phó là cột cờ bằng thép vươn cao bóng loáng. Lá cờ đỏ thắm nhẹ bay trong gió sớm. Sân trường có một số cây bàng, cây phượng mỗi gốc cây đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh, cao khoảng nửa mét, lát gạch bông sạch sẽ làm chỗ ngồi nghỉ chân cho chúng em sau những trò chơi mệt lả. Mùa hè đến, cây phượng lại nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập lòe. Tán lá bàng rất rộng, như một chiếc dù khổng lồ che chở cho chúng em tránh những tia nắng gay gắt của bác Mặt Trời. Lác đác trong sân trường có vài chiếc ghế đá để cho các bạn học sinh nghỉ chân, trò chuyện. Sân trường là nơi chúng em tập trung chào cờ vào mỗi sáng thứ hai, cũng là nơi chúng em tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.
Các lớp học ở ba dãy tầng lầu thật khang trang, xếp thành hình chữ U hướng ra giữa sân trường. Lớp học nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí sản phẩm đầy màu sắc của học sinh. Cùng một kiểu bàn ghế, kiểu tủ, kiểu bảng nhưng sao lớp 5/5 lại thân thiết, gắn bó với em đến thế. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Nga, kia là chỗ bạn Hằng… Bác bảng đen quen thuộc nghiêm trang trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của em sẽ ghi lên đó bao nhiêu điều bổ ích.
Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên, trên chiếc giá bằng gỗ vững chãi dựng ở đầu nhà là bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. Tiếng trống của bác luôn giòn giã, náo nức lòng người.
Em yêu ngôi trường của em lắm! Em không bao giờ phá phách làm hư hại trường lớp. Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm qua. Ngôi trường là một chiếc nôi xinh xắn ru em với bao giấc mơ êm đềm thời thơ ấu. Dù sau này có đi đâu xa hơn, có được học trong những giảng đường rộng lớn, em vẫn không thể nào quên được ngôi trường nhỏ bé thân yêu Trung Nhất của mình.
KỂ CHUYỆN
Người đi săn và con nai
1. Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!
2. Người đi săn bước đến con suối.
Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn con nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.
3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!
- Sao?
- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.
4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.
5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!
dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
kể lại chuyện:
1- Bức tranh 1: Người đi săn chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết cho chuyến đi săn nai khi mùa trám chín đến. 2- Bức tranh 2: Gặp con suối, suối khuyên người đi săn đừng bắn nai. 3- Bức tranh 3: Cây trám giận dữ trước ý định của người đi săn muôn bắn con nai. 4- Bức tranh 4: Thẫn thờ trước vẻ đẹp của con nai, người đi săn đã hạ súng xuống. * Đoạn 1: “Mùa trám chín, nai sẽ về nhiều, chuẩn bị đi săn thôi”. Nghĩ vậy, người thợ săn vội vàng chuẩn bị súng kíp, đạn dược xếp vào túi vải và đeo cái đèn ló lên đường vào rừng. Khi đi qua một con suối, suối hỏi: - Đi đâu mà tối thế, hở anh bạn? - Đi săn con nai - Người thợ săn trả lời. - Đừng bắn nai. Nai hay đến đâv soi gương lắm, ông bạn ạ. Người thợ săn không nói gì lầm lũi bước đi. Đến gốc cây trám, anh ta ngồi nghỉ, hạ chiếc đèn ló xuống. Cây trám hỏi: - Anh đến đây chơi với tôi à? - Tôi đợi nai về cho nó một phát. - Sao anh ác thế? - Thịt nai ngon lắm. - Vậy thì anh hãy cút đi. Người đi săn như không hề nghĩ đến những lời trám nói, lẳng lặng ngồi chờ. * Đoạn 2: Thế rồi trên lưng đồi, bóng một con nai xuất hiện. Ánh đèn ló trên trán người đi săn bỗng sáng rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra, đẹp quá đến nỗi người đi săn quên mất thịt nai ngon, quên đưa súng lên, cứ ngắm hoài vẻ đẹp ngơ ngác của con nai. Rồi anh ta chợt nhớ lời suối, trám nói: muông thú và cây cỏ trong rừng đều là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn. * Đoạn 3: Con nai vẫn lặng yên, trắng muôt trong luồng ánh sáng. Vẻ đẹp của nó đã làm cho người thợ săn cảm mến, xúc động. Anh đèn ló lệch xuống, mất bóng con nai. Người đi săn luông cuông điều chỉnh lại luồng sáng nhưng con nai đã biến mất. * Đoạn 4: Người đi săn bàng hoàng, ngơ ngẩn bước xuống đồi. Vầng trăng nhìn anh mỉm cười: - Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon! Người thợ săn trở về nhà, cất khẩu súng, bao đạn và chiếc đèn ló vào chỗ cũ. Đêm ấy, trong giấc ngủ êm đềm, anh mơ thấy con nai. Và chưa bao giờ anh thấy nó đẹp và đáng yêu như thế.
Trong bài thơ''Quê hương''của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:Quê hương là đương đi học,đúng như vậy,đối với chúng em,con đường làng thân thuộc đã gắn bó với em mỗi buổi sáng dến trường.
Cách đây không lâu,con đường này cung nhu bao con duong khac van la con duong dat gap nghenh.Nho chu xay dung nong thon moi,no da duoc thay da doi thit,da duoc be tong hoa.Con duong khong rong lam nhung cung du hai lan xe qua lai.Con duong uon luon nhu con ran khong lo toa di muon noi.Ngay dau duong la cay da co thu ngay nhay giuong chiec o khong lo che nang,che mua,bon mua lich rich tieng chim.duong nhu chang co ngay nao chung em khong dat buoc chan nho be tren con duong nay.Voi tham co xanh o hai ben va loi di nho o giua,con duong cu trai dai mai vat qua thon xom,chay qua canh dong.Xen ke voi nhung dam co xanh muot ay la nhung cay da ,cay bach dan,....toa bong mat cho con duong.Me bao em hang cay cung nhu con duong,khi me lon len,no da o day roi.Song song voi hang cay la hang cot dien.No khong chi dem anh sang van minh ve cho thon xom ma no con la nguoi linh gac luon bao ve cho con duong.Ngay nao tren con duong lang nay cung dien ra canh nhon nhip,co cai gi do vua quen thuoc,vua la lam.Tu sang som,khi tat ca con mo ao trong man suong,tu cac phuong thon,ngo xon,lu tre nho tung tang den truong,cac ba,cac chi voi ra cho,...Tieng cuoi noi ron ra tuoi vui lam may chu chim lum cay xanh canh duong cung muon hoa nhip cung say sua dao khuc nhac chao buoi sang.Trua ve,con duong lanh lung it duoc hoi han,canh vat vang lang,chi co may hang cay ben duong xao xac nhu con nhu con duong da chim vao giac ngu.Chieu ve,con duong lai on ao nao nhiet.Khi cac bac xa vien di lam dong ve cung la luc bon hoc sinh tan buoi hoc chieu.Tieng cuoi noi,tieng goi nhau i oi,tieng may chay cu vang len hoa nhip vao nhau.Nhung dep nhat la dem trang sang,anh mat tinh nghich tron ẹ di choi,xuyen qua ke la,chieu len mat duong thanh nhung dom sang lung linh.Con duong nay nhu chiec khan hoa vat qua lang em.Tren con duong quen thuoc nay,chung em da vui dua,chay nhay duoi anh trang.Voi em,con duong da qua doi than quen den muc em nho mai den tung khom cay,ngon co.Di trên con duong nay,em thay ngai ngái cua mùi dat,thoang thoảng cua huong dong lua chin,long em thay bang khuang trao dang mot cảm giác khó tả.
Con duong lang da tro thanh nguoi ban than thiet cua em luc nao khong biet luon.No la mot phan mau thit cua que huong.Du mai day co di dau xa em van khong quen duoc con duong đẹp đẽ với tuổi thơ.
Nhớ tích và kết bạn với mình nha ^-^
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, mới ngày nào em chỉ là học sinh lớp Một mà hôm nay đã là học sinh cuối cấp Tiểu học, sắp phải rời xa mái trường thân yêu gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm. Ngắm nhìn ngôi trường, em thấy trong lòng trào dâng những niềm xúc động nghẹn ngào.
Trường của em nằm trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, đối diện sân vân động của thành phố. Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một cậu học trò đứng oai nghiêm sừng sững ở đó đã mấy mươi năm. Con đường quốc lộ với những hàng cây tán rộng đưa ta đến cánh cổng trường. Cổng trường rất rộng, có một cổng chính và một cổng phụ. Hai bên cổng chính là hai cột trụ được xây rất chắc chắn và lát một lớp đá hoa màu đỏ sẫm như hai chàng lính khổng lồ đứng đó để canh gác cho ngôi trường. Nổi bật lên trên hai chiếc cột trụ ấy là tên trường được in khắc rất công phu trên nền đá hoa với dòng chữ: “Trường Tiểu học Trần Quốc Toản”. Hai cánh cổng trường màu xanh rộng lớn, nơi đã mở ra để chào đón lớp lớp những thế hệ học sinh.
Bước vào trong sân trường là hai hàng cây bóng mát chạy dọc theo hai dãy nhà. Trường được xây dựng như một chữ U khổng lồ và phân làm ba dẫy nhà lớn. Hai dãy nhà là các phòng học của học sinh và dẫy nhà còn lại là văn phòng của các thầy cô giáo, hội trường và phòng hội đồng của nhà trường. ba dẫy nàh được sơn màu vàng rất đẹp mắt. Trường được xây dựng đã lâu nên nước sơn đã bạc màu, thấm đượm vào nó những vết tích của thời gian, của bao thế hệ học trò đã học tập và thành công từ mái trường. Mỗi dẫy nhà có ba tầng, mỗi tầng có bảy phòng học. Các phong học đều được trang trí giản dị và rất khang trang sạch sẽ. Cánh cửa lớp màu xanh giản dị trông rất mát mắt trong những ngày hè nắng gắt. Mỗi lớp đều được trang thiết bị bảng đen, bàn ghê, kệ sách, máy chiếu, quạt,… rất đầy đủ. Vừa qua, trường em được đơn vị thành phố công nhận là trường sanh sạch đẹp. Để có được thành tích đó là nhờ ý thức nhắc nhở của các thầy cô giáo, đồng thời cũng nhờ ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của học sinh nhà trường.
Đi giữa sân trường vào những giờ giải lao buổi chiều, em có cảm giác như mình đang lạc vào một xứ sở thần tiên. Hai dãy cây bóng mát tỏa bóng rộng ngợp khắp sân trường. Những cơn gió chiều thổi qua kẽ lá, như du dương, như trầm bổng và dường như mát hơn nó vốn có, lùa vào áo, vào tóc,… Vào mùa hè, sân trường như được trải thảm đỏ bởi những cánh phượng rơi chi chít trên mặt đất. Ánh nắng mặt trời như càng làm cho sân trường lung linh, lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Phía trước dãy nhà của giáo viên hướng ra cổng còn có một khu vườn nhỏ. Tại đây được trồng rất nhiều loài cây. Bao nhiêu cây là bấy nhiêu thế hệ học sinh đã từng học tập tại mái trường. Có cây cho hoa vào mùa hạ, cây lại cho hoa vào mùa động, bởi thế trong khu vườn nhỏ ấy bao giờ cũng ngập tràn sắc màu của những bồng hoa tươi thắm và rực rỡ nhất.
Đi giữa những hàng cây, đi trên từng hành lang lớp học, ngắm nhìn mái trường thân yêu, trong em chợt ùa về biết bao kỉ niệm buồn vui của những năm tháng đầu tiên cắp sách đến trường. Những bài giảng lí thú, những trò nô đùa tinh nghịch đầy hồn nhiên và trong sáng,… Rồi đây, em sẽ phải rời xa nơi này, rời xa mái trường thân yêu đã gắn bó. Thời gian thay đổi sẽ khiến chúng em trưởng thành hơn, bước đến những chân trời của mơ ước, đi đến những chân trời mới, những ngôi trường mới đẹp đẽ và tiện nghi hơn. Xong mái trường Tiểu học thân yêu, nơi đã gắn bó những năm tháng đầu tiên của thuở cắp sách đến trường vẫn sẽ mãi là một ấn tượng và một tình yêu chân thành và mãnh liệt, không bao giờ có thể thay thế!
* Yêu cầu.
- Học sinh viết được bài văn tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
* Cách đánh giá, cho điểm:
* Mở bài (1,0 điểm)
* Thân bài (4,0 điểm) :
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1,0 điểm)
* Kết bài (1,0 điểm)
* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
* Sáng tạo (1,0 điểm)
- Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên : 8,0 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..
* Lưu ý :
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
* Tổ chuyên môn thống nhất cho điểm cụ thể
I. Mở bài
Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.
II. Thân bài
1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc
- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...?)
- Những nét riêng quen thuộc.
+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).
+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học
- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?
Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.
Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang.
Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao.
Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, rải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.
Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.
Bài làm
Trên sân trường em hàng cây bóng mát thật đẹp. Nhưng em yêu cây bàng ngay trước cửa lớp em. Không biết cây trồng từ bao giờ . Chỉ biết khi em đến trường đã thấy cây rợp bóng.
Từ xa nhìn lại, cây đẹp như một cái dù lớn. Tán lá xòe rộng ra. Đến gần, em ngắm nhìn gốc cây to có màu nâu xỉn. Rễ nổi lên ngoằn ngoèo như con rắn hiền lành quấn quanh gốc. Thân cây cao bằng một vòng tay em. Thỉnh thoảng có vài cái u nổi lên như những cái mũ nhỏ. Vỏ cây cứng, sần sùi, già khô chắc chắn cây đẵ sống cao tuổi rồi. Trong lớp vỏ ấy có rất nhiều dòng nhựa đang dồi dào sức sống. Vào mùa xuân, cây thay áo mới, cành cây khẳng khiu của mùa đông. Giờ đây, đẵ có búp non nhú ra như những ngọn lửa xanh, mời gọi chim chóc trở về. Xuân qua hè tới, cây bàng xòe ra chiếc ô xanh che đi những nắng hè cho chúng em tha hồ vui chơi chạy nhảy. Dưới ô xanh khổng lồ, trong cây có đầy ắp kỉ niệm tuổi học trò. Thu sang, cây bàng trầm tư hơn, lá chuyển màu đỏ ối. Cả cây như một bức tranh sơn mài. Trong vòm lá, những bông hoa trăng trắng xinh, lấp ló những quả bàng chín vàng ươm ngọt lịm làm đung đưa bao cặp mắt của học trò chúng em. Đông về, những chiếc lá cuối cùng từ biệt thân mẹ để chuẩn bị sự hồi sinh mới của mùa xuân năm sau.
Cây bàng sừng sững nơi đây. Chứng kiến mỗi bước em đi về. Xa trường, xa lớp , trong lòng em sẽ luôn nhớ mãi bóng mát bác bàng già ấy.
tk cho mik nhé, mik mỏi tay từ nãy tớ giờ đó!
Tuổi thơ êm đềm, trong sáng ấy của mỗi người ngoài những dòng sông, cánh đồng, tiếng diều sáo vi vu, hay tiếng ve râm ran thì hẳn không thể khuyết mất hình ảnh cây bàng thân thương, cần mẫn tỏa bóng mát cho tâm hồn. Tôi cũng vậy, với riêng tôi cây bàng đã trở thành một mảng kí ức tuyệt vời, kì diệu.
Có những lần, vu vơ tự hỏi cây bàng tại sao bao tháng năm lại cứ trở nên cao lớn còn mình vẫn nhỏ bé như vậy? Đó là sự sinh sôi mà đã là quy luật của vạn vật, nhưng những câu hỏi ngây dại, non nớt ấy vẫn xuất hiện. Sau một hành trình dài trưởng thành, phát triển, cây bàng trước mặt tôi giờ đã trở thành chàng dũng sĩ khổng lồ, mặc trên mình chiếc áo xanh nõn nà, đầy cường tráng. Tưởng chừng chỉ là cánh tay xanh của anh ta thôi cũng che rợp cả một khoảng sân trường. Thế nhưng, những nắng mưa, bão gió mà anh phải trải qua đã in dấu lại nơi thân thể bao bọc bởi lớp vỏ nâu sần sùi của anh, trong anh thật rắn rỏi và khỏe khoắn. Bộ rễ dài, ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng cho cây, nổi lên những cuộn rễ to, chắc nịch là địa điểm tụi học trò như bọn tôi vẫn ghé vào để nghỉ ngơi trong những giờ ra chơi.
Cứ ngỡ rằng chỉ những cây ăn quả như na, chuối, mít hay những cây hoa duyên dáng, kiều diễm mới mang lại lợi ích, nhưng không. Cây bàng xanh đã làm tôi bất ngờ. Hóa ra ngoài việc che mát, tỏa bóng tâm thì cây bàng cũng có một số công dụng tuyệt vời khác. Vừa dùng để làm chất đốt, vừa để làm đồ mỹ nghệ, vừa để gói bánh...Quả là một người bạn tiện ích, giỏi giang làm sao.
Cây bàng cũng là nơi chúng tôi hay tụ tập hát hò, giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Vậy nên dường như những vui buồn của tuổi học trò, mỗi lần chúng tôi “xả” ra không ai khác chính cây bàng là người nghe thấy. Cây bàng im lìm ở giữa một khoảng trời, một khoảng sân trường mà cất giữ trong đấy là bao nhiêu bí mật của lũ học trò chúng tôi. Dần già, qua năm tháng, tuổi tác ngày một cao anh chàng vạm vỡ ngày nào giờ đã là một lão trung niên trạc tuổi tứ tuần. Nhưng những bí mật vẫn luôn được giấu kín, thế mới biết cây bàng chính là người bạn trung thành tuyệt đối của chúng ta. Cùng với tuổi thơ, nó đi suốt một chặng đường dài và đằm mình vào trong từng nếp nghĩ rất non trẻ, hồn nhiên mà làm bạn với chúng ta.
Ôi cây bàng xanh, xuân qua, hè tới, thu về đông sang vẫn sừng sững hiên ngang, dang tay che chở cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Tôi yêu biết mấy những cây bàng thân thương ấy.
tk cho mình nhé
<'-'>
Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.
Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.
Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.
Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.
Con đường từ nhà em tới trường không xa lắm. Đã bao năm đi lại trên con đường này em không biết từ bao giờ nó đã trở thành người bạn thân thiết.
Nhìn từ xa, con đường như một dải lụa mềm mại nổi bật giữa tấm thảm màu xanh khổng lồ của cánh đồng lúa. Con đường tới trường chạy thẳng, có những ngã rẽ đi vào các thôn. Đường tới trường là con đường đất. Nó khoác trên mình chiếc áo màu nâu, trầm tĩnh và hiền lành. Mặt đường có những chỗ lồi lõm, bà tôi bảo đó là vết thương của thời gian in dấu. Bà tôi thỉnh thoảng cũng nói thơ văn lắm. Và mặc dù chẳng hiểu vết thương thời gian là gì nhưng tôi vẫn chăm chú lắng nghe từng lời nói của bà.
Đi trên con đường đất này thấy bàn chân mát rượi. Vào những ngày mưa, đường trơn như đổ mỡ. Lúc đi, những ngón chân phải bám chặt cho khỏi ngã. Hai bên đường, hàng cây bạch đàn cao vút, lá xanh rì đu đưa trong gió. Những buổi đi học, chúng tôi thường chạy xuống vệ đường, đi dưới tán cây và trên đám cỏ xanh mềm xen lẫn vài bông hoa dại bé nhỏ. Lác đác bên đường người ta trồng những luống rau.
Những bông hoa cải màu vàng làm cho con đường thêm rực rỡ. Vừa đi chúng tôi vừa ngắm cánh đồng thẳng cánh cò bay. Gió từ ngoài thổi vào làm dịu đi cái oi ả trưa hè. Bên cạnh con đường có một cái hồ khá rộng. Chiều chiều đi học về, học trò chúng tôi hay xuống đó nghịch nước, hái hoa sen, hoa súng, nô đùa ầm ĩ.
Con đường từ nhà tới truờng vào lúc tan tầm thật ồn áo, náo nhiệt, có bao người đi lại. Học trò đi học về, từng tốp, từng tốp một vừa đi vừa chuyện trò rôm rả. Chúng nói chuyện với nhau về bài giảng của cô giáo hôm nay, về thầy hiệu trưởng, về bác bảo vệ hay cô lao công… bao nhiêu là thứ chuyện. Chúng chạy tung tăng trên đường. Có đứa còn bỏ cặp trên lưng, lội xuống hồ hái sen. Có cậu học trò đi trên vệ cỏ trơn, tự dưng ngã oạch. Chúng bạn quay ra trêu đùa khiến cậu xấu hổ chạy mất. Giờ này người lớn cũng đi làm về. Người đi xe đạp, nguời đi bộ hối hả. Các bác nông dân sau một ngày vất vả, vội vàng quang gánh ra về lo cơm tối. Dưới đồng, lác đác vài người đang làm cố. Mấy chú trâu, chú bò thảnh thơi gặm cỏ ngon lành. Trong khi mọi người đang về với tổ ấm của mình thì những chú đánh tôm, đánh tép mới bắt đầu công việc. Trên tay chú lỉnh kỉnh bao đồ, chuẩn bị sẵn sàng cho một chuyến đi may mắn.
Con đường tới trường, thật đẹp và thơ mộng. Nó đã gắn bó vơi tôi suốt thời gian dài. Tôi thích nhất con đuờng lúc tan tầm. Đó là khoảng thời gian sôi động nhất. Lúc ấy, tôi lại lặng yên ngắm nhìn mọi thứ, cảnh vật thanh bình và con người thuần hậu. Nhìn con đường đi học, tôi nhớ về câu nói của một nhà văn, trên đời này làm gì có đường, người ta đi lại nhiều thì thành đường mà thôi. Vì thế mà tôi cũng chẳng biết con đường này đã bao nhiêu tuổi nữa.