K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

1. [Mình chỉ đưa ra luận cứ thôi, cậu tự mình làm thành văn nhé]

- Luận cứ :

+ Ngày nay, khi trình độ máy móc đã tân tiến thì việc các em học sinh học trên máy tính, làm việc trên máy tính là một việc hết sức bình thường. Mà một khi các em đã tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều thì sẽ dẫn đến cận thị

+ Ở một số trường không dạy học sinh tư thế ngồi đúng dẫn đến các em ngồi sai. Thói quen của các em ngồi sai là áp mặt sát vào tập rồi viết. Viết ở ''cự li'' gần như thế thì việc các em bị cận là điều hiển nhiên.

+....

2. a) Nhân - quả

b) Tổng - phân - hợp

3. Luận điểm : Chứng minh nội dung câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim.

20 tháng 2 2017

2. Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:

a) Sách là báu vật ko thể thiếu đối với con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.

==>Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng

b) Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng ko yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện 1 sức sống kiên cường, bất khuất của 1 người phụ nữ nông dân Việt Nam.

==> Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng

20 tháng 2 2017

cảm ơn bạn

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộccũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩmcung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡngdẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc
cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm
cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng
dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái
hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày
càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá
nhân sẽ càng giảm sút
b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất
nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của
cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa:
chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-
bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào
các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ
dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá
hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của
chúng ta.
-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Câu 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:
a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân
trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm,
thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam
Câu 3: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn
nghị luận sau:
Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình
riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như
thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm
thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến
thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người
Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong
học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

0
14 tháng 10 2021

nhanh lên đang cần lắm nè

22 tháng 11 2019

Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm. Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”. Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

21 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.