K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2021

Đề?

11 tháng 2 2016

54321x16:12345=54321x(16:12345)=70,40388821

54321:15=3621,4

70,,40388821:3621,4=0,01944106926

Được chưa Nguyễn Thúy Hằng bộ bạn muốc hành hạ hay sao mà kêu mình tính lại .Biết khổ lắm không hả ?Lì xì giùm con cái đi !

11 tháng 2 2016

cái này phải tách ra, dài dòng lắm

11 tháng 3 2022

Sau buổi thi học kì 1 ở trường, em trở về nhà để dọn dẹp lại góc học tập của mình. Những cuốn sách tập 1 sẽ được cất đi để nhường vị trí cho những cuốn sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Cũng như các quyển sách khác, quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2 cũng có hình chữ nhật với kích thước tương tự. Tuy nhiên, nó có phần mỏng hơn so với cuốn sách tập 1. Tông màu chủ đạo của bìa sách là màu xanh dương - màu của hòa bình và tự do. Phía trên cùng bìa sách là tên bộ giáo dục. Ngay phía dưới, là tên quyển sách “TIẾNG VIỆT” được viết in hoa rất lớn màu tím đậm nổi bật trong chiếc khung màu trắng. Góc bên phải cạnh chân của chữ Việt là số 5 màu hồng sẫm, và chữ “Tập hai” nhỏ ở phía dưới. Chiếm phần lớn bìa sách là một bức tranh rất đẹp. Đó là cảnh các bạn học sinh đang ngồi trên ngọn đồi lộng gió nhìn về xóm làng, ruộng nương trù phú ở phía dưới. Điều đặc biệt là các bạn học sinh mặc trên mình những bộ trang phục của các dân tộc khác nhau. Chính chi tiết này đã thể hiện được tính nhân văn của cuốn sách. Tất cả các bạn học sinh dù thuộc dân tộc nào đều bình đẳng và có quyền được học tập như nhau. Bên trong cuốn sách, kiến thức vẫn được chia thành từng tuần như tập 1. Với các mục tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Tuy nhiên, các bài tập đọc đã dài hơn, và kiến thức cũng khó hơn nữa. Ngay khi cầm sách, em đã chăm chú đọc qua một lượt các bài đọc. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để đạt kết quả tốt

TL: 

Sau buổi thi học kì 1 ở trường, em trở về nhà để dọn dẹp lại góc học tập của mình. Những cuốn sách tập 1 sẽ được cất đi để nhường vị trí cho những cuốn sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2.

Cũng như các quyển sách khác, quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2 cũng có hình chữ nhật với kích thước tương tự. Tuy nhiên, nó có phần mỏng hơn so với cuốn sách tập 1. Tông màu chủ đạo của bìa sách là màu xanh dương - màu của hòa bình và tự do. Phía trên cùng bìa sách là tên bộ giáo dục. Ngay phía dưới, là tên quyển sách “TIẾNG VIỆT” được viết in hoa rất lớn màu tím đậm nổi bật trong chiếc khung màu trắng. Góc bên phải cạnh chân của chữ Việt là số 5 màu hồng sẫm, và chữ “Tập hai” nhỏ ở phía dưới. Chiếm phần lớn bìa sách là một bức tranh rất đẹp. Đó là cảnh các bạn học sinh đang ngồi trên ngọn đồi lộng gió nhìn về xóm làng, ruộng nương trù phú ở phía dưới. Điều đặc biệt là các bạn học sinh mặc trên mình những bộ trang phục của các dân tộc khác nhau. Chính chi tiết này đã thể hiện được tính nhân văn của cuốn sách. Tất cả các bạn học sinh dù thuộc dân tộc nào đều bình đẳng và có quyền được học tập như nhau.

Bên trong cuốn sách, kiến thức vẫn được chia thành từng tuần như tập 1. Với các mục tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Tuy nhiên, các bài tập đọc đã dài hơn, và kiến thức cũng khó hơn nữa.

Ngay khi cầm sách, em đã chăm chú đọc qua một lượt các bài đọc. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để đạt kết quả tốt. 

HT

9 tháng 3 2022

lên youtube

undefined

hơi nghiêng nên bạn thông cảm nha

4 tháng 12 2016
Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mĩ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngoài, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùngcả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hoàn thiện hơn  
4 tháng 12 2016

Mình có thể không cho bạn hẳn 1 bài viết hoàn chỉnh nhưng đây là 1 dàn ý chi tiết giúp bạn hoàn thành bài viết của mình. Chúc bn hc tốt!

1. Mờ bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)
a. Nguồn gốc:
- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợi thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính
- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng :
+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính .
- Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
c. Công dụng (theo từng loại kính):
- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
- Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

6 tháng 4 2022

???

??????????

6 tháng 4 2022

giúp cái gì mà ko nói câu hỏi thế

6 tháng 5 2020

Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.

Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.

Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.

Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.

Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.

Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.

Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.

Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bao giờ cũng lớn hơn cạnh thứ ba

20 tháng 8 2018

Từ D kẻ đường // BC và trên nó lấy E (E và D nằm ở 2 bên AC) sao cho 
góc DAE = 80 độ. Ta có tam giác EAD cân tại E (góc DAE = góc ADE = 80 độ) 
2 tam giác cân ABC và EAD có cạnh đáy bằng nhau và góc ở đáy bằng nhau 
(= 80 độ) nên bằng nhau (g.c.g) 
=> EA = ED = AC. Tam giác cân ACE có góc CAE = 60 độ (= 80 - 20) 
nên là tam giác đều => EC = EA = ED => tam giác EDC cân tại E 
=> góc ở đỉnh: góc CED = góc CEA - góc DEA = 60 - 20 = 40 độ 
=> góc ở đáy: góc CDE = (180 - 40)/2 = 70 độ 
Góc CDB = 180 - góc ADE - góc EDC = 180 - 80 - 70 = 30 độ

21 tháng 8 2018

Tks bạn nha Hello

Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta
------------------------------------
Thơ 4 chữ hay về mái trường:

​Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.

Mỗi lúc chuông reo
Là báo ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Bao giờ có dịp
Mời bạn đến thăm.

Mỗi khi ra về
Lòng sao vương vấn
Vương vấn mái trường
Mái trường Thành Công.

7 tháng 4 2019

Đêm nay không ngủ

Thư nhìn lên tủ

Thấy trái đu đủ

Thư lấy ra tủ

Ngồi ăn cho đủ

Ăn xong đi ngủ

Nhưng ăn chưa no

Thư đã ngủ khò

Chợt Thư tỉnh dậy

Thấy ba giờ sáng

Thư đói bụng lắm

Không biết ăn gì

Thư liền ăn mắm

Hết mắm tới đường

Thư bị tào tháo

Thư đi ăn cháo

Ăn xong ngáo ngáo

Thư xỉu trong nhà

Cấp cứu chạy tới

Hốt xác Thư đi

Ướp vào nhà sát!

Yeah, hay quá