Tìm điểm giống và khác nhau giữa 2bai đừng sợ vấp ngã và bài ko sợ sai lầm help me nhanh lên nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Cuộc sống của con người luôn chứa đựng vô vàn khó khăn, thử thách. Để đặt chân bước tới thành công, chúng ta cần rèn luyện, nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và đặc biệt là cần có sự kiên định cùng ý chí vững vàng theo đuổi mục tiêu. Bàn về vấn đề này, ông cha ta từng nói: "Có chí thì nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nghị lực và sự bền bỉ đối với con người.
Để hiểu hết giá trị sâu sắc của câu tục ngữ, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm mà ông cha ta gửi gắm qua những từ ngữ hàm súc như "chí" và "nên". "Chí" là cách nói ngắn gọn thể hiện ý chí, tinh thần tự giác, ý thức tự nguyện và sự kiên định, quyết tâm đạt được mục đích đã đề ra. Còn "nên" là sự diễn đạt hình ảnh của sự thành công, là kết quả mà con người mong muốn đạt được. Như vậy, câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã khẳng định vai trò sức mạnh của ý chí đối với cuộc sống của con người: khi có ý chí và sau những nỗ lực, cố gắng kiên trì, bền bỉ, con người nhất định sẽ đạt được những mục tiêu, dự định mà bản thân đã đề ra và vươn tới thành công.
Trong cuộc sống, ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ luôn là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công. Bởi khi có ý thức, nghị lực và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Để đánh đổ ngoại xâm và bảo vệ đất nước, ông cha ta đã trải qua những cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ. Trên chặng đường gian nan đó, đã in dấu biết bao sự hi sinh thấm đẫm máu, nước mắt khi phải đối diện với những cường quốc hùng mạnh về trang thiết bị vũ khí và nhân lực như đế quốc Mĩ, thực dân Pháp, phát xít Nhật,.... Nhưng rồi, với tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết cùng ý chí bền bỉ, vững vàng, dân tộc ta đã đánh đuổi sạch bóng quân thù và giành được bầu trời của hòa bình và tự do.
Trong cuộc sống của hiện nay, cũng có rất nhiều tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của sự kiên cường. Mặc dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng với ý chí mãnh liệt, Nguyễn Ngọc Kí đã miệt mài kiên nhẫn tập viết bằng hai chân. Đó là một hành trình kiên trì, nhẫn nại để không đầu hàng trước số phận nghiệt ngã, và cuối cùng, anh đã thành công và trở thành một thầy giáo. Hay như những nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu, kiên định với mục tiêu của mình để đem đến những sáng chế có ích cho đời sống nhân loại,... Tất cả những điều này đã khẳng định sức mạnh to lớn của ý chí và lòng quyết tâm, giống như Bác Hồ đã từng nói:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Như vậy, sự quyết tâm, vững vàng trong ý chí sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp. Vậy mà, trong cuộc sống hiện nay, vẫn có những con người không kiên trì, nhẫn nại với mục tiêu đã đặt ra mà dễ dàng nhụt chí và từ bỏ lí tưởng. Chỉ cần gặp phải khó khăn, họ sẵn sàng bỏ cuộc và không bao giờ đặt chân đến được với miền đất của sự thành công. Nhận thức được vai trò quan trọng của ý chí của thành công, chúng ta cần đặt ra cho bản thân những mục tiêu, đích đến rõ ràng; đồng thời kiên định với con đường đã vạch sẵn và không đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Để làm được điều này, con người luôn phải tự nhắc nhở bản thân đặt ra những kỉ luật riêng và thực hiện mục tiêu một cách nghiêm túc và vững vàng.
a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".
Những câu văn mang luận điểm này:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.
- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:
- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Có người phạm sai lầm thì chán nản.
- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.
- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công.
- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.
=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.
a. - Bài văn nêu luận điểm: không sợ sai lầm.
- Các câu mang luận điểm:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
+ Thất bại là mẹ của thành công.
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. – Các luận cứ:
+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai làm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
=> Những luận cứ hiển nhiên giàu ý nghĩa thuyết phục.
c. Để lập luận chứng minh, bài Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, còn bài Không sợ sai lầm sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
https://h.vn/hoi-dap/question/925654.html tham khảo bạn nhé
tttiiiiiikkkkkkk nha
lập luận
-
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
-
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
-
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
-
Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
-
Thất bại là mẹ của thành công.
-
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
Để tìm sự giống nhau của lập luận trong hai phạm vi giao tiếp, cần thấy rõ là ở cả hai phạm vi đều gọi là lập luận, ở cả hai phạm vi, lập luận đều có các thành phần giống nhau là luận cứ và luận điểm (hoặc kết luận). Chỗ khác nhau là ở nội dung của luận cứ và luận điểm. Trong văn bản nghị luận, luận điểm là những kết luận mang nội dung quan điểm, tư tưởng, lí thuyết, nguyên lí trừu tượng hơn, còn trong lập luận đời thường, luận điểm (hoặc kết luận) thường là các việc làm, hành động cụ thể (ví dụ : đói bụng rồi, đi nếu cơm ăn ; hoặc : lạnh quá, mặc thêm áo ấm) không có tính khái quát. Do luận điểm có nội dung tư tưởng cao hơn, nên cũng đòi hỏi nội dung luận cứ có tầm tư tưởng và sức khái quát hơn.
tham khảo
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, chắc chắn bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã bị uống rất nhiều nước và suýt chết đuối. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn đã không hề đánh được quả nào ra hồn. Không sao đâu vì tất cả mỗi người để bước đi được những bước đi vững chãi đầu tiên đều ít nhất phải có một vài lần vấp ngã. Đừng sợ vấp ngã. Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ mỗi lần vấp ngã. Giống như Anten, nếu tự mình đứng dậy, bạn sẽ mạnh mẽ hơn.
Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu thất bại, khiến ta bị tổn thương, gây cho ta sự đau đớn. Vấp ngã hay thất bại có thể do hoàn cảnh, cũng có thể do chính bạn.
Vấp ngã hay thất bại vốn là một phần của cuộc sống. Và thành công cũng thế. Không có vấp ngã sẽ không thể có thành công. Nói như vậy không hẳn đã đúng nhưng chính mỗi lần vấp ngã sẽ khiến chúng ta cẩn trọng hơn trong công việc, nhận biết rõ những sai lầm và nâng cao quyết tâm khởi tạo lại từ đầu một cách chắc chắn hơn. Chính những lần vấp phải thất bại đã tăng cường ở con người nguồn sức mạnh mới hơn, lớn hơn.
Có vấp ngã ta mới làm lại và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, điều mà chúng ta thường xem nhẹ trước khi thất bại. Có vấp ngã ta mới biết mình còn nhiều yếu kém cần phải sửa chữa, còn nhiều sai lầm cần phải khắc phục, còn nhiều khuyết điểm cần phải khắc chế. Giải quyết xong những hạn chế ấy, chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.
“Vạn sự khởi đầu nan” đúng như lời ông cha ta nói. Không có việc gì dễ làm mà mang lại thành quả lớn lao. Hãy khống chế nỗi sợ hãi để bước qua được những gian nan đầu tiên đó, chắc chắn con đường tương lai sẽ rộng mở trước mắt bạn và thành công sẽ đến với bạn không xa. Đừng sợ vấp ngã bởi khó khăn hay thất bại là những nấc thang đưa bạn tới thành công. Không có nó, bạn sẽ trở nên chủ quan, kiêu ngạo. Chính kiêu ngạo và chủ quan sẽ khiến bạn thất bại nhanh nhất.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con cổng trường mở ra”. – nhà văn Lý Lan trong bài viết Cổng trường mở ra đã viết như thế. Câu văn ấy như một minh chứng cho sự kiên cường và tinh thần tự lập, mà cha mẹ muốn nhắn gửi đến các con. Vì vậy, sống trên đời là không chịu thua trước số phận, không lùi bước trước khó khăn và hơn thế nữa là “đừng sợ vấp ngã” nếu mai này giông tố cuộc đời có đến bủa vây ta.
Người không nản lòng trước khó khăn hay thất bại thường tràn đầy nghị lực vươn lên. Họ là những người giàu ý chí, kiên định với mục tiêu, lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, tự tin hướng đến tương lai tốt đẹp. Trên bước đường thành công, những khó khăn trở ngại là không thể tránh khỏi. Đừng thấy sóng cả đã vội ngã tay chèo.
Không đầu hàng trở ngại chính là bản năng mạnh mẽ nhất của con người. Lúc bé thơ, dù có ngã đau, ta vẫn vui vẻ đứng lên và đi tiếp. Không có gì khác ngoài sự kiên cường, tinh thần tự lập đã xuất hiện trong ta từ khi còn nhỏ. Chỉ là khi lớn lên, do nhiều yếu tố ngoại cảnh, thời gian làm ta quên dần đi bản năng sinh tồn ấy.
Con người cần phải dũng cảm đứng lên sau mỗi lần thất bạị, phải thể hiện bản lĩnh, kiên định ý chí, phát huy tài năng của mình trước thử thách vì “thất bại là mẹ thành công”. Đừng sợ vấp ngã, đừng bao giờ bỏ cuộc dù cuộc sống có khắc nghiệt đến thế nào.
Cuộc đời có lắm đau thương, có lắm biến động thì con người ta mới trưởng thành và vững chãi hơn. Đừng bao giờ nản lòng chùn bước hay than trách oán giận. Vấp ngã để ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường và dung hòa giữa mọi thứ để sống tốt, sống bền với đời. Vấp ngã để cảm nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ, biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh ta hơn nữa.
Chỉ có người nào đã một lần trượt ngã mới biết được cái trắc trở của đường đi. Nếu đời người không một lần vấp ngã, con người sẽ trở nên kiêu ngạo, tự đắc bản thân, xem thường khó khăn thử thách, sống liều lĩnh và cố chấp. Lúc đó, không những ta sống sai mà tình người cũng mất.
Biết khiêm nhường để học hỏi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, con người mới có sức mạnh để chiến thắng hoàn cảnh. Kẻ kiêu căng tự mãn là kẻ dễ bị thất bại nhất.
Trong cuộc sống, để chiến thắng bản thân, chiến thắng nghịch cảnh không có sức mạnh nào mạnh hơn ý chí kiên định và niềm tin vào bản thân. Tin tưởng vào bản thân và hướng đến những giá trị hữu ích khiến ta không sợ vấp ngã.
Nhà bác học Edison hơn nghìn lần thất bại mới chế tạo ra được bóng đèn chiếu sáng. Dân tộc nhật Bản đã xây dựng một đất nước hùng cường từ đóng đổ nát sau chiến tranh. Tổng thống vĩ đại Nelson Mandela dẫu bị giam cầm, bị tra tấn trong một quãng thời gian dài đến 27, bằng sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột. Chính vì điều đó, Nelson Mandela trở thành biểu tượng mạnh mẽ của phong trào chống phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới. tất cả là minh chứng hùng hồn cho tinh thần vượt qua vấp ngã để vươn đến thành công vĩ đại.
Vấp ngã sẽ không phải là thất bại nếu bạn dám đứng lên và bước tiếp. Thất bại chỉ đến khi bạn không chịu đứng dậy khi vấp ngã. Thất bại là cơ hội để con người khởi đầu một lần nữa một cách hoàn hảo hơn. Những ai đầu hàng khó khăn và số phận thì thật đáng trách. Họ bị hoàn cảnh khuất phục. Họ quá hèn nhát và yếu đuối.
Không phải liều lĩnh là đem lại kết quả tốt đẹp nhưng gượng dậy sau mỗi lần vấp ngã là rất cần thiết. Hành động liều lĩnh, quyết liệt là một tinh thần dũng mãnh, một nghị lực phi thường và yếu tố quan trọng nhất chính là đối mặt trước thất bại để rèn luyện cho mai sau nhưng nó cũng có thể đẩy ta vào chỗ hiểm nguy do nóng vội, thiếu suy xét. Nếu tạo hoá tô lên cuộc đời bạn màu đen, hãy tự tin vẽ lên đó những vì sao lấp lánh.
Có những người vì sợ vấp ngã mà không dám bước đi, không dám hành động. Họ đã bỏ qua nhiều cơ hội để thành công mà cứ ngỡ rằng nó chưa từng đến. Những người như thế thật yếu đuối, kém cỏi, không thể nào có được thành công đích thực trong cuộc sống này.
Mọi thứ đều có thể làm lại được nếu ta còn tồn tại và mong muốn làm điều đó. Thế nên, bạn đừng sợ vấp ngã. Nếu mai này cuộc đời có trắc trở, có đổi thay, hãy bắt lấy niềm tin, nuôi dưỡng ước mơ như một đứa con tinh thần để từ đó làm động lực mà đi lên. Chúng ta luôn được nâng đỡ bởi gia đình. Dẫu có vấp ngã, đã có những người xung quanh ta chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Nhưng sẽ không gì sánh bằng được với ý chí và nội lực của bản thân. Có thành công hay có thất bại, tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân mình.
Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Khi vấp ngã rồi, hãy đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. Lời khuyên “Đừng sợ vấp ngã” của người đời như một chân lý hết sức đúng đắn. Mỗi chúng ta nên tu dưỡng ý chí, rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại để học tập và theo đuổi mục đích, ước mơ hoài bão tốt đẹp của mình.
Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Có người phạm sai lầm thì chán nản.
- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
- Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên.
a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.
- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.