Nhận xét về một trong những cảm hứng của thơ mới VN giai đoạn 1930-1945. Có ý kiến nhận xét:' Tình yêu thương đất nước chiếm 1 khoảng rộng trong trái tim của thơ mới' bằng hiểu biết của mình về Nhớ Rừng, Quê Hương em hãy làm sáng tỏ í kiến trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
*Mở bài:
- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.
Thân Bài:
- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.
- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.
- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.
- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.
Kết bài:
Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.
Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:
- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình. Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm, mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nỗi vất vả của công việc đồng áng:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .
Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.
Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày nên họ tin rằng:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Hay:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lạo động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai… Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cũng như tâm hồn người lao động.
Dù lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng tâm hồn, tình cảm của nguời dân lao động rất phong phú trong sáng, sâu sắc và chân tình. Tình cảm đó được thể hiện qua ca dao trữ tình. Trước hết ta hãy nói đến tình cảm quê hương đất nước trong ca dao của nhân dân ta.
Quê hương đất nước Việt Nam gắn liền với con người Việt Nam. Chẳng biết từ bao giờ, thiên nhiên và cuộc sống con người đã hài hòa làm một:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Không gian trời đất lắng trải giữa một buổi sáng êm đềm. Những cành trúc la đà trước gió, một tiếng chuông hay một tiếng gà những tưởng như chìm sâu vào cảnh tĩnh mịch đó. Thế nhưng trong “mịt mù khói tỏa ngàn sương ấy”, cuộc sống thực sự bắt đầu, sôi động và lan tỏa như mặt nước Hồ Tây.
Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Tình cảm của người dân Việt Nam mộc mạc như giàn bí, giàn bầu, nhưng lại thiêng liêng cao cả như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Tình cảm “nhớ” trong ca dao Việt Nam gắn chặt với những gì rất cụ thể. Đây là tiếng lòng thổn thức của trái tim ai đó khi phải đi xa tổ ấm:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai
Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bài trời cao mênh mông, xanh thẳm:
Bạn ơi có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo uổng công mẹ thầy
Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.
Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tình vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được;
Chồng em áo rách em thương
Chông người áo gấm xông hương mặc người
Tình cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cung là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
“Lửa mới nhen” nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao sáng tỏ, “đèn mới khêu” thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.
Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.
Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"
Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."
Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn. Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết: "Làng tôi ở vốn nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông"
Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.
Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:
"Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.
Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiệ ntâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:
"Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn"
Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.
Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồnlàng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:
"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nối nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bứctranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.
Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.
BÀI LÀM
Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.
Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.
Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập : sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi"
Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm :
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."
Còn đâu nữa những đêm vàng khi con hổ được thưởng thức ánh trăng kì diệu. Nhớ làm sao những đêm vàng mộng mơ ấy. Khi mà giờ đây nó đang bị gông cùm trong vườn bách thú. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là mưa bụi phất phơ, mưa thu êm đềm mà là "mưa chuyển bốn phương ngàn". Mưa thật dữ dội làm sao. Thế Lữ thật tài tình khi lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Khác với cảnh rừng mưa gió dữ dội ở trên, đến đây là những câu thơ êm ả, miêu tả một khung cảnh buổi bình minh tuyệt đẹp. Người đọc như đang được tắm mình trong khung cảnh nên thơ, huyền diệu ấy. Với tiếng chim ca, với ánh nắng, với màu xanh của cây. Mọi thứ trở nên thật êm ả, thanh bình. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh thiên nhiên đến đây thật độc đáo. Có màu màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta bây giờ không phải là đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của chốn đại ngàn nữa mà là hiện nguyên hình là mãnh thú. Dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Quả thật, bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn. Nếu như thiên nhiên trong Nhớ rừng là vẻ đẹp của sự hùng tráng, mạnh mẽ của núi rừng, thì thiên nhiên trong thơ Tế Hanh lại êm đềm, đằm thắm với cảnh sông nước bình dị. Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng là tâm điểm mà nhà thơ muốn ca ngợi qua bài thơ Quê hương của mình. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Trở lại con sông quê hương. Mở đầu bài thư Quê hương, tác giả viết: "Làng tôi ở vốn nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông"
Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Qua lời giới thiệu này, chúng ta thấy nhà thơ Tế Hanh rất tự hào về quê hương miền biển của mình. Niềm tự hào đó thể hiện sâu sắc tình yêu của ông dành cho quê hương.
Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
"Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:
"Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.
Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiệ ntâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:
"Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn"
Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.
Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồnlàng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:
"Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nối nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bứctranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.
Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.