Trình bày vai trò của tảo, rêu- Lấy ví dụ
Giải BT bài rêu, cây rêu Sinh học 6
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Cơ quan sinh sản:
- Rêu sinh sản bằng bào tử. Có túi bào tử chứa các bào tử nằm ở ngọn của cây rêu cái do sự thụ tinh tạo thành.
- Túi bào tử có đặc điểm: có thể mở nắp cho các bào tử rơi ra.
- Sinh sản hữu tính nhưng chưa có hoa.
* Cơ quan sinh dưỡng:
- Có lá là lá thật nhưng đơn giản: Rất bé nhỏ, thân không phân nhánh; lá mỏng, chưa có mạch dẫn.
- Chưa có rễ thật.
- Có rễ giả gồm: những sợi nhỏ làm nhiệm vụ hút.
Câu 1:
Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của Rêu được đặc trưng bởi sự xen kẻ của thể bào tử và thể giao tử, hai giai đoạn rất khác nhau với nhiều phương diện: di truyền, các đặc tính hình thái, cấu tạo, thời gian sống, bản chất các tế bào được phát tán (các bào tử, hay các giao tử). Do đó, chu kì này có đặc tính lưỡng di truyền và khác hình thái. Đối với Rêu, thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử và thể giao tử còn khác nhau bởi số lượng nhiễm sắc thể của nhân tế bào. Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n). Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội (hình 2)
Thể giao tử của ngành Rêu
Ở Rêu và đa số ngành Rêu, cây sinh dưỡng có thân và lá hình thành các túi giao tử ([link]). Trên các nguyên tản sợi được tạo ra do sự nẩy mầm của các bào tử giảm nhiễm, sẽ hình thành các chồi rêu có lá [lớp Rêu hoặc Địa tiền có lá (Calobryales, bộ Rêu vảy ...)] hay chỉ hình thành dạng tản (lớp Rêu sừng, Địa tiền tản ...) Đến thời kỳ sinh sản, tất cả chúng đều mang túi giao tử, vì vậy tất cả chúng thuộc về thể giao tử. Ở Rêu, thông thường là các đẳng bào tử thì hình thành thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc, hoặc là các đồng bào tử (trong túi bào tử có 50% đồng bào tử đực, 50% đồng bào tử cái) nẩy mầm cho các cây Rêu đơn tính. Ở Rêu cũng có dị bào tử (Macromitrium - Bộ Rêu), nhưng bào tử bé và bào tử lớn ở trong cùng một túi bào tử. Bào tử bé hình thành thể giao tử đực và bào tử lớn nẩy mầm cho thể giao tử cái.
+ Các túi giao tử
Các túi tinh và các túi noãn của Rêu còn là những túi giao tử tiêu biểu. Sự phát triển của chúng, được thực hiện từ một tế bào ở bề mặt và nó trải qua sự phân chia ngang. Tế bào con ở dưới là khởi đầu cho cuống túi giao tử và tế bào bên trên là khởi sinh túi tinh hay bụng túi noãn. Trong cả hai trường hợp, tế bào này phân chia cho ba tế bào vách và một tế bào trung tâm của túi tinh hay túi noãn.
- Túi tinh: Trong khi túi tinh đang hình thành, các tế bào phía ngoài vách phân cắt dọc và ngang, từ đó mà hình thành vách một lớp, trong khi đó tế bào trung tâm sinh ra mô sinh tinh mà mỗi tế bào của chúng biến đổi thành giao tử đực ([link]).
- Túi noãn: Sự phân chia các tế bào phía ngoài là khởi đầu cho vách nhiều lớp của bụng túi noãn và một lớp cổ gồm năm tầng, mỗi tầng bốn tế bào. Tế bào bụng phân cắt thành một tế bào ở dưới, khởi đầu cho tế bào noãn cầu và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi noãn. Kích thước cổ và rãnh túi noãn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt trần và tất cả thực vật có túi noãn tiêu biểu. Khi noãn cầu chín, các vách của tế bào rãnh gel hoá. Sự hấp thụ nước từ bên ngoài, làm cổ túi noãn phồng lên và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi noãn, vì vậy, để lộ ra lỗ mở, cho phép giao tử đực đi vào thụ tinh với noãn cầu ([link])
Ảnh kính hiển vi trình bày túi noãn của loài Marchantia polymorpha (Marchantiales) ở giữa các sợi bên. Chú ý có bao chung bao xung quanh gốc bụng của túi noãn này.
Sự thụ tinh
Trong quá trình thụ tinh đơn, một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. Nếu tinh trùng và noãn cầu được sinh ra từ cùng một cá thể mà kết hợp với nhau thì gọi là tự thụ tinh và được gọi là thụ tinh chéo, nếu cá thể đực cung cấp tinh trùng, cá thể cái sinh ra noãn cầu. Rêu thụ tinh đơn nhờ nước. Chỉ cần có một màng mỏng nước cũng đủ cho tinh trùng bơi lội từ túi tinh đến túi noãn, để thụ tinh với noãn cầu. Quảng đường bơi lội của tinh trùng có thể tương đối dài đối với các loài khác gốc của Rêu. Các cây đực và cây cái không bắt buộc ở cạnh nhau. Nước có vai trò chủ yếu trong sinh sản hữu tính của Rêu, bởi vì nước tham gia vào sự mở của các túi tinh và cổ túi noãn, nhưng cũng là môi trường cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng. Saccharoza là chất hoá học chủ yếu khuyếch tán từ các chất nhầy của cổ túi noãn mở, có vai trò trong sự định hướng cho tinh trùng đến với noãn cầu không có vách xenluloza bao bọc và nhân của tinh trùng kết hợp nhân của noãn cầu (noãn giao), tạo thành hợp tử và nó được bao bọc bởi vách xenluloza và không trải qua pha nghỉ, hợp tử phát triển ngay để thành phôi.
Thể sinh túi của Rêu
Sau khi kết hợp noãn cầu với tinh trùng, hợp tử được hình thành và phát triển ngay ở trong túi noãn, không có pha nghỉ. Phôi phát triển sâu vào đỉnh thân mang lá, vì vậy, phôi kí sinh trên thể giao tử. Phôi phát triển thành thể sinh túi bao gồm chân, cuống mảnh và túi bào tử có đội mũ ([link]).
+ Thể sinh túi. Thể sinh túi khi đã được cấu tạo đầy đủ như trên, thì sự sinh trưởng của nó dừng lại. Thể sinh túi chính là một trục trần không có lá và được chia ra làm 5 phần kể từ gốc lên ngọn như sau: ([link]).
+ Túi bào tử ([link]). Kể từ ngoài vào trong, túi bào tử bao gồm:
+ Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)
Trong túi bào tử có hai loại đồng bào tử đực và cái. Đồng bào đực nảy mầm cho nguyên tản sợi đực để hình thành cây Rêu đực, đồng bào tử cái nẩy mầm cho nguyên tản sợi cái để hình thành cây Rêu cái ([link])
a. Thể giao tử đực; al. bào tử đực nầy mầm; a2. Nguyên tản sợi đang phát triển; a3. Thể giao tử trước; asz. Phần nguyên tản sợi có lục lạp; T1. Rễ giả; ru. Chồi; a4. Thể giao tử thực đực; a5. Túi tính chứa mô sinh giao tử; a6. Túi tinh chín với các tinh trùng; b. Thể giao tử cái; b1. bào tử cái nầy mầm; b2. mầm nguyên tản sợi; b3. Thể giao tử trước; b4. Thể giao tử thực; b5. Túi noãn với noãn cầu; b6. Túi noãn chín với noãn cầu; c. Hợp tử lưỡng bội bắt đầu phân chia; d,e. phôi phát triển trong túi noãn; f. Thể bào tử (S); f1. Phần cuối của thể giao tử; f2. Phần trục của thể bào tử; f3. Mũ còn non; g,h. Thể bào tử phát triển trong các giai đoạn khác nhau, K = mủ già
Câu 2:
+ Giống nhau:
- Cq sinh dưỡng: Rễ, thân, lá -> Môi trường sống: ẩm ướt
- Cách thức sinh sản: Hữu tính, quá trình sinh sản cần nước
+ Khác nhau:
- Dương xỉ: Lá non phủ lông trắng, uốn cong
Lá già duỗi thẳng, phiến lá xẻ thùy hình lông chim
- Phân biệt rêu và dương xỉ
Rêu: - Rễ giả
- Thân chưa có mạch dẫn
- Lá cấu tạo đơn giản, chỉ có 1 lớp tế bào
- Sống nơi có độ ẩm ướt cao
- Có cây ♂ và cây ♀ riêng
Dương xỉ: - Rễ thật
- Thân có mạch dẫn
- Phiến lá xẻ thùy, hình lông chim
- Sống nơi râm mát, cần ít độ ẩm hơn
- Không có cây ♂ và cây ♀ riêng.
Câu 1 :
Cây rêu → Túi bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con → Cây rêu
Câu 2 :
* Giống : Đều có rễ , thân , lá ,có màu xanh .
* Khác :
Rêu : rễ giả , thân , lá chưa có mạch dẫn , chưa có sự phân nhánh , lá nhỏ , không có gân lá → Cấu tạo đơn giản.
Dương xỉ : Rễ thật , có mạch dẫn , rễ , thân , lá đa dạng , phong phú → Cấu tạo phức tạp.
Câu 3 :
Cây thông → Nón đực → Túi phấn → Hạt phấn → Tinh trùng →
→ Hợp tử → Hạt → Cây thông.
→ Nón cái → Lá noãn nở → Noãn → Noãn cầu →
Câu 4 :
Đặc điểm xếp cây thông vào nhóm thực vật hạt trần : Hạt nằm trên lá noãn nở ( hạt trần ).
Câu 5 :
Đặc điểm | Cây 2 lá mầm | Cây 1 lá mầm |
Kiểu rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Kiểu gân lá | Gân lá hình mạng | Gân song song hoặc hình cung |
Số cách hoa | Có 5 hoặc 4 cánh | Có 6 hoặc 3 cánh |
Dạng thân | đa dạng ( thân leo ,...) | Chủ yếu là thân cỏ |
Số lá mầm | Phôi có 2 lá mầm | Phôi có 1 lá mầm |
Câu 6 :
- Thực vật điều hòa khí hậu.
- Thực vật bảo vệ nguồn nước.
- Thức vật giúp chống lũ lụt , xói mòn,...
- Thực vật làm nhà ở , thức ăn cho động vật .
- Thực vật cung cấp thức ăn , nguyên liệu , dược liệu ,... cho con người.
Câu 1 Cơ quan sinh sản của cây Rêu là: Túi bào tử (ngọn cây rêu). Rêu sinh sản bằng bào tử
Cơ quan sinh sản của cây Dương xỉ là: Túi bào tử. Sinh sản bằng bào tử.
Cau 2
Đặc điểm cấu tạo của rêu rất đơn giản thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
có rễ nằm ngang dưới mặt đất, từ thân rễ mọc ra nhiều rễ phụ có nhiều lông hút. Lá mọc từ thân rễ, vươn lên khỏi mặt đất. ... Mặt dưới lá có những đốm nhỏ nằm dọc 2 bên gân con, khi non có màu lục, khi già có màu nâu thẫm.
Câu 3 Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh
Câu 4
Vai trò của tảo:
- Là nguồn cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật dưới nước nhờ hoạt động quang hợp.
- Nó còn được sử dụng để làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi. Góp phần cùng cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở dưới nước . ..
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử |
Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
câu 1: cây dương sỉ,rêu sinh sản bằng gì?
- Bằng túi bào tử
câu 2: Nêu đặc điểm, cấu tạo của cây rêu?
-Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
câu 3: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh tạo thành.
câu 4: nêu vai trò của tảo, rêu
- Vai trò của tảo :
+ Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước.
+ Một số tảo được dùng làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia súc.
+ Một số trường hợp tảo gây hại.
- Vai trò của rêu:
+ Rêu là những thực vật sống trên cạn đầu tiên. Rêu cùng những thực vật có rễ, thân, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
+ Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển ở môi trường ẩm ướt.
+ Rêu tạo thành chất mùn.
câu 5: phân biệt thụ phấn và thụ tinh,chúng có quan hệ gì với nhau?
Sự thụ phấn : Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
Sự thụ tinh : Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hat phấn vào kết hợp với tế bài sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tứ
Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn . Như vậy , thụ phấn là điều kiện của thụ tinh
-Tảo là nhóm thực vật bậc thấp.
-Sống chủ yếu ở nước.
-Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành than lá rễ và cũng chưa có mô điển hình trong cấu trúc của tản.
-Luôn có chất diệp lục.
Đời sống của rêu: Rêu thường ở những nơi ẩm ướt, góc tường, trên đất hay thân cây…
Chúc bạn học tốt!
Các nhóm thực vật | Đặc điểm |
---|---|
Tảo | - Là thực vật bậc thấp. - Gồm các thể đơn bào và đa bào. - Tế bào có diệp lục. - Chưa có rễ, thân, lá thật. - Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính. - Hầu hết sống ở nước. |
Rêu | - Là thực vật bậc cao. - Có thân, lá cấu tạo đơn giản; rễ giả, chưa có hoa. - Sinh sản bằng bào tử. - Là thực vật sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt. |
Quyết | - Quyết có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn. - Sinh sản bằng bào tử. |
Hạt trần | - Có cấu tạo phức tạp (thông) : thân gỗ, có mạch dẫn. - Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (chưa có hoa và quả). |
Hạt kín | - Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng, rễ, thân, lá có mạch dẫn phát triển. - Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hạt). |
2.Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
3.Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh
Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt
Vai trò của tảo:
1.Vai trò của tảo trong thiên nhiên
- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng o2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.
- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.
2. Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Tảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người:
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng
a.Vai trò làm đẹp:
- Vì tảo biển chứa nhiều nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng trong công nghệ chăm sóc da.Tảo phóng thích ra các hoạt chất có tác dụng rất tốt cho da: Dầu tắm, kem dưỡng mặt và toàn thân nhờ lượng Mg, Kali làm săn da, giảm hiện tượng sần da,da vỏ cam.
- Chiết suất làm thuốc đắp mặt nạ, kem ví dụ như tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu.
b.Vai trò trong dinh dưỡng:
làm thức ăn trực tiếp cho con người.
Chỉ có 12 nhó tảo được dùng trong ẩm thực và sử dụng dưới dạng tươi để chế biến các món salad, luộc, hấp, nướng hoặc súp. Những món ăn từ tảo rất thích hợp với người ăn chay và kém tiêu hóa.
*Một số tảo thường dùng làm thực phẩm sau:
- Nori hoặc tím laver: protein chiếm 30 – 50%, và khoảng 75% đó là digestible,vitamin rất cao như A, C, axit folic
- Tảo đỏ chứa nhiều vitamin A,được dùng chế biến các món salad hoặc kết hợp với các thực phẩm như; sò, nghêu, ốc, hến…
- Tảo biển màu đỏ như rong mứt( Porphyra) là loại rong biển quý chưa nhiều vitamin, khoáng chất và protein.Ở dạng khô dùng nhiều trong các bưa ăn hằng ngày ngay của người Trung hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, và người sứ wales.
Trong tảo này chứa nhiều vitamin A, B
- Kombu hoặc Haidai:
loài này chứa khoảng 10% protein,2% chất béo có ích và số lượng khoáng chất và vitamin. Haidai được coi như là một loại rau xanh nó thường được nấu chín trong sup với các thành phần.Kombum có màu xanh được đun sôi với cá, thịt và soups. Kombum có màu xanh lá cây và tra kom bum được sử dụng như một trà giải khát.
- Tảo Spilurina có dạng sợi xoắn, là nguồn thực phẩm bổ sung hàm lượng protein cao như thành phần axitamin giống trứng gà có thành phần glucid dễ tiêu hóa.
- Rau câu (Glacilaria) là nguồn agar. Glacilaria tươi được sử dụng như một loại rau quả. Được dùng làm nộm nấu thạch ăn như một món ăn giải khát.
- Rong thạch (Gelidium) làm bánh, mứt, keo,….
c.Vai trò đối với sức khỏe và y học:
- Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như Betacrotene, là chất chống oxi hóa, tiền sinh tố A.
- Tảo biển có thể ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng Estrogen nguyên nhân gây ra ung thư. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hằng ngày để cân bằng lại
- Chiết suất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những thuốc không tan trong dạ dày chỉ phóng thích hoạt chất trong ruột non. Làm thuốc sát trùng cầm máu
3. Vai trò trong công nghiệp:
- Một số được sử dụng để sản xuất ra các chất có ý nghĩa trong y học và phòng thí nghiệm
- Polysaccharid chiết xuất từ tảo biển để làm môi trường bán dẫn
- Tảo dùng làm phân bón và nguồn nguyên liệu chế biến Brom và Iod như tảo sừng hươu(Fucus)
- Rong mơ(Sargassum): chế biến nguyên liệu dùng trong công nghiệp(hồ dán,tơ nhân tạo…).Trong nông nghiệp dùng làm thuốc trừ sâu ,phân bón
3. Vai trò của tảo trong nông nghiệp:
- Các nhà nông học từ lâu đã cho rằng nếu tận dụng tốt hệ tảo trong ao hồ sẽ nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng. Tảo đơn bào được đưa vào bón ruộng, đã nâng cao sản lượng cây có hạt trung bình 15%. Lượng đạm ở đất sau thời kỳ đất được tưới bón bằng tảo tăng từ 3 - 4 lần so với đối chứng.
- Nhiều loài gia cầm rất thích ăn tảo, trong đó phải kể tới tảo Chlorella. Động vật ăn tảo tăng trọng, tăng lượng trứng và tình trạng sức khỏe của chúng có tốt hơn.
- Tảo được sử dụng không chỉ để nâng cao mức sản xuất của các vực nước, tăng độ màu mỡ cho đất, mà còn để thu hoạch các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và y học.
II. Tác hai của tảo gây ra:
1.Hiện tượng thuỷ triều đỏ:
2. Hiện tượng nước nở hoa:
1.Hiện tượng thuỷ triều đỏ:
Loài này sẽ phát triển lấn át các loài khác và đạt mật độ hàng triệu tế bào trong một lít nước gây nên hiện tượng đổi màu nước.Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
2. Hiện tượng nước nở hoa:
Sự nở hoa nước (water bloom) hay sự phát triển mạnh mẽ một số loài vi tảo nào đó làm nước có màu ở các thủy vực khác nhau. Khi chúng phát triển quá mức khiến hàm lượng oxy trong nước bị giảm đi đột ngột. Đó là nguyên nhân làm cho cá bị chết ngạt. Một số tiêt ra độc tố (Cyanotoxin) làm suy yếu và gây chết cho các vi sinh vật đã ăn chúng.
- Ngành tảo phần phụ( Haptophyta hay Prymnesiophyta) có khả năng gây ra hiện tượng nước nở hoa tạo thành hợp chất DMS làm trở ngại việc đánh cá.
- Một số tảo ở ruộng lúa như tảo vòng( Chara), tảo xoắn ( Spirogira ) cũng gây hại cho lúa ví chúng sử dụng oxi khoáng chất trong ruộng, và sợi tảo có thể gắn chặt gốc cây làm cho lúa khó đẻ nhánh.
Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.