K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2019

Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, hơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng độc đáo. Phép nhân hóa được sử dụng nhiều hơn nhưng không có sự trùng lặp.

 

26 tháng 2 2019

-Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

26 tháng 2 2019

lạc đề rồi nhé! Mr.VôDanhMr.VôDanh bạn chú ý đề

5 tháng 2 2018

''Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ''

=>Biện pháp nhân hóa:nhòm,ngắm->gợi lên hình ảnh ánh trăng như vừa có hồn,vừa có ánh nhìn.

5 tháng 2 2018

Câu văn sử dụng biện pháp Nhân hóa :

Tre xung phong vào xe tăng , đại bác . Tre giữ làng , giữ nc , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín

* Tác dụng

- Khiến tre trở nên gần gũi vs con ng`

- Biểu lộ đc những tình cảm , suy nghĩ của con ng`

- Ns lên tầm quan trọng và những đóq góp của tre - tre là ng` pn đồng hành của NDân VN

16 tháng 2 2017

bài 2: Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
“Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi, mẹ dỗ dành yêu thương... Ngày đầu tiên thế đó, cô giáo như mẹ hiền, cô như là cô tiên....". Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát và hay ngượng ngùng. Những ngày chuẩn bị vào lớp một, tôi đã sợ và xin mẹ không bắt tôi đến trường. Trong khi chúng bạn, ai cũng háo hức đón chào năm học mới, đánh dấu kết thúc thời kf “trẻ con” bước vảo trường tiểu học. Hôm khai trường, mẹ phải dỗ dành mãi tôi mới chịu đi. Buổi sang hôm ấy, bước trên con đường làng quen thuộc mà tôi thấy như xa lạ. Học trò xúng xính trong bộ quần áo mới, nô nức nắm tay nhau đến trường.
Bước chân vào cổng trường mà tôi thấy run run. Nhìn xung quanh đông đúc người đi lại. Học trò cũ lâu ngày không gặp nhau, nô đùa cười khúc khích. Những học trò vào lớp một như tôi đứng cạnh mẹ, mắt tròn xoe nhìn lạ lẫm. Sân trường mỗi lúc một đông hơn. Bỗng “tùng... tùng... tùng.. ” ba hồi trống vang lên giòn giã. Những tiếng trống trường tôi đã có dịp nghe sao hôm nay thấy to và vang dội lạ lùng, tim tôi đập rộn lên, tay nắm chặt tay mẹ , các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn. Mẹ đưa tôi ra trước cửa lớp. Tôi sợ quá nép sau lưng, nhắm chặt hai mắt, bám áo mẹ không chịu rời. Rồi cô giáo đọc đến tên tôi để vào lớp. Tôi như ù ù hai bên tai, nghe không rõ nữa. Chỉ biết một lúc lâu tôi vẫn đứng yên bên mẹ. Tôi thấy vui vui vì không phải vào lớp và có thể về nhà. Nhưng bất ngờ, một bàn tay đặt lên vai tôi nhẹ nhàng. Tôi giật mình quay lại thì gặp ngay một nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Tôi đứng lặng hồi lâu trước vẻ đẹp của cô giáo. Cô mặc tà áo dài thướt tha, mái tóc đen mượt thả trên đôi vai bé nhỏ. Đôi mắt cô long lanh nhìn thẳng vào tôi khiến tôi thấy choáng ngợp. Nhìn cô, tôi như thấy mùa thu đang tỏa nắng. Bàn tay cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi đang bám chặt tà áo mẹ, âu yếm lau những giọt nước mắt trên má tôi rồi dắt tôi vào lớp. Lạ lùng thay, tôi ngoan ngoãn bước theo cô. Cô giống một ảo thuật gia đang thôi miên tôi, từng chút một. Chỉ đến khi cô đưa đến chỗ ngồi gần cửa sổ, tôi mới như chợt tỉnh lại nhìn vội ra sân xem mẹ đang ở đâu. Tìm mãi mà không thấy mẹ. Có lẽ mẹ đã về từ bao giờ.
Ngồi một mình bên cửa sổ, tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra cửa như không để ý đến ai trong lớp. Tôi cố thu mình lại mong không ai trông thấy. Nhưng cô giáo đã kịp phát hiện ra tôi. Cô kéo tôi lại với không khí của lớp học. Cô giới thiệu về cô, cô Hương Lan. Cái tên mới đẹp đẽ làm sao, đẹp như người cô vậy. Rồi cô giới thiệu từng bạn, từng bạn một. Đến lượt tôi, cô đặt tay lên vai như để động viên, thể hiện niềm tin tưởng. Tôi thấy trong lòng vững tâm hơn. Cô đã truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì.
Buổi học đầu tiên thật dễ chịu. Cô và chúng tôi làm quen với nhau nhiều hơn. Thỉnh thoảng lơ đễnh, tôi vẫn nhìn ra cửa sổ, mong buổi học kết thúc thật nhanh để được về nhà. Dường như đọc được suy nghĩ đó nên khi quay lại nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt cô đang nhìn tôi như muốn nói: hãy cố gắng lên em. Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy đã thu hút tôi, giúp tôi không nhìn ra ngoài nữa mà chăm chú vào bài giảng hơn.
Giờ ra chơi, tôi vẫn thu mình trong vỏ ốc. Tôi ngại làm quen với các bạn, chỉ ngồi một góc trông các bạn chơi. Tôi lại nhớ hồi còn ở nhà chơi chuyền với cái Kẹo, cái Thơm... chơi dây với bọn thằng Hiển vui biết bao. Còn giờ đây, tôi chỉ có một mình. Đang miên man suy nghĩ thì cô giáo đi xuống, vẫn ánh mắt nhìn thật ấm áp, cô như muốn nói với tôi: đừng u buồn. Hiểu điều cô muốn nói, tôi mỉm cười thật tươi tắn. Đây có lẽ là nụ cười đầu tiên từ lúc tôi bước đến trường...
Buổi học đầu tiên kết thúc. Học sinh lại vui vẻ ra về. Còn mình tôi trong lớp học, lủi thủi lặng lẽ. Và cũng như buổi sáng, cô giáo lại nắm lấy tay tôi dắt ra cổng trường với mẹ. Cô khen tôi ngoan, chăm học khiến mẹ rất tự hào. Cô chào hai mẹ con, hẹn gặp tôi vào buổi học ngày mai. Tôi ngồi lên xe ra về mà vẫn nhìn theo hình cô. Cô còn đứng đó nhìn tôi, vẫy tay tạm biệt. Đi xa rồi, tôi vẫn cảm nhận được nụ cười của cô, bàn tay ấm áp của cô ở nơi đây, vô cùng gần gũi...
Những ngày đầu đi học với tôi thật khó khăn. Nhưng cô giáo, người mẹ thứ hai dịu hiền ấy đã giúp tôi tháo bỏ vỏ bọc, tự tin bước ra ngoài đón nhận ánh sáng. Và cũng không biết từ bao giờ tôi không còn sợ đến lớp, không còn nhút nhát nữa. Muôn vàn lần tôi muốn nói “Con cám ơn cô”.

Bài 1:

lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

25 tháng 4 2016

Câu trong bài nhân hóa khiến ta tưởng nhớ đến hình ảnh mẹ ta, âu yếm ta hồi còn thơ bé. So sánh như vậy nghĩa là xóm thôn đang bắt đầu vươn lên và đất nước sẽ còn phát triển kinh tế hơn nữa.

Chúc học tốt với gợi ý của mình.Lưu ý nhé ! Đây là gợi ý, vì cũng không giỏi văn nên bạn nên coi làm tài liệu kham khảo thôi nhé !

25 tháng 4 2016

thank you khôi đẹp trai

13 tháng 3 2018

Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

13 tháng 3 2018

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng. [ mình để dấu ba chấm để biểu hiện trong đoạn văn đó có sử dụng phép so sánh có chứa từ "như" mong bạn đọc SGK/20 dùm]

+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.

9 tháng 5 2017

tác dụng 1 phép nhân hóa: tre ăn ở với người đời đời ,kiếp kiếp

-góp phần tạo cho câu văn thêm sinh động ,hấp dẫn.

-cho thấy sự gắn bó sâu đậm giữa tre với ngừi dân vn

10 tháng 5 2017

1 phép nhân hóa:Tre giữ nhà,giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín

Tác dụng:

-Thể hiện rõ vai trò của tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Thể hiện sự tinh tế,làm câu văn thêm sinh động,làm người đọc hiểu được vai trò của tre trong đời sống của con người.