57+5754=
Viết một đoạn thơ tình cảm ( Ngày Tết ) , có sử dụng phép so sánh .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
bạn tk
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
phép so sánh là như nằm trong giấc mộng
Quí Tỵ đi qua Giáp Ngọ lại đến. Hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng cũng đang cảm nhận được rất rõ về sự nhộn nhịp và đầy háo hức của ngày tết cổ truyền, đặc biệt hơn là cái tết Giáp Ngọ 2014 năm nay.Tết đến xuân về, đó là khoảnh khắc đất trời vào xuân, vạn vật đổi mới. Con người ta cũng dễ dàng mở lòng mình hơn với mọi thứ trên đời. Đêm giao thừa trở thành một mốc thời gian để người ta đánh dấu cho sự bắt đầu để đổi mới cho những lời chúc đầy hứa hẹn và cho cả cái nhìn đầy yêu thương.Trong cái ngây ngất đầy men say của đất trời nồng nàn, vào giây phút thiêng liêng đó khiến con người ta muốn bao dung và được bao dung. Muốn được nói câu thứ tha cho những điều ám ảnh trong năm cũ, được bỏ chúng lại sau lưng như một giấc mộng đã tan mau. Rồi khi tỉnh giấc thì năm mới đã đến, tiếp tục cho những ước mơ hạnh phúc của mình.Tết còn là cơ hội để nói những lời cảm ơn và xin lỗi, để tìm lại yêu thương, niềm tin và cả sự thanh thản trong tâm hồn nữa.Hầu hết mọi người đều mong chờ ngày tết đến, một cái tết thật trọn vẹn. Nó còn là dịp để con người trở về với cội nguồn “con chim nhớ tổ, con người nhớ tông”. Đó như là ngày đoàn tụ, đoàn viên của mọi người dù chỉ là xa xứ hay đang gần nhau.Nó kéo mọi người lại gần nhau hơn khi cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm ngày tết hay cả bên nồi bánh chưng đang tí tách lửa hồng. Là những lần nhìn pháo hoa mà rạo rực cả người, rồi cả những lần gói bánh, nấu bánh. Nhìn những cái bánh chưng xanh tự tay mình làm lòng lại thấy vui hơn, thêm yêu cái tết cổ truyền hơn nữa.Chúng ta đều không biết tết cổ truyền dân tộc có từ bao giờ, nhưng nó đã trở thành một tục lệ thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của người dân Việt Nam. Nó mang đến cho con người những suy nghĩ riêng biệt, những dấu ấn khó quên, sự sum vầy ấm áp. Chúc cho tất cả mọi người đón một cái tết Giáp Ngọ thật là vui vẻ, vạn sự như ý.Nghĩ về... mùa xuânLòng tôi luôn ngập tràn cảm xúc khi nghĩ về mùa xuân - mùa được tôi đợi chờ nhất trong năm. Tôi cũng yêu mùa đông, mùa mây trời bàng bạc, mùa mẹ nhắc tôi mang thật ấm khi ra đường, nhưng tôi lại muốn mùa xuân đến thật mau, để xóa tan đi cái lạnh giăng mắc trong con người.Nghĩ về mùa xuân, tôi nghĩ ngay đến hình ảnh cây bàng trên sân trường. Thật kì diệu! Tôi luôn nghĩ như vậy khi nhìn lên những cành cây già khẳng khiu vươn ra giữa khoảng sân rộng. Những chồi non xanh ngọc bích vừa nhú lên, đẹp lạ lùng. Một vẻ đẹp giao mùa - thời điểm đầu tiên trong chuỗi tuần hoàn của vạn vật. Vẻ đẹp của sự sống âm thầm và mãnh liệt. Tôi mong rằng tôi có thể học được điều đó - biết tích góp nhựa sống từ mùa đông để tiếp thêm cho mầm non của mùa xuân.Nghĩ về mùa xuân, tôi lại nhớ về những chuyến xe Bắc Nam xuôi ngược. Những dòng người lữ khách hối hả, mong về sớm để đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Tôi nghĩ đến người lái xe, đưa đón từng đoàn người về quê hương tụ họp, nhưng liệu người lái xe có thể kịp về với gia đình trước thời khắc giao thừa.Nghĩ về mùa xuân, tôi biết rằng dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người dân Việt Nam đến ngày này luôn nhớ về quê hương, nơi những người thân của họ đang mong chờ với niềm yêu thương.Nghĩ về mùa xuân, tôi chợt nhớ đến chợ hoa ngày tết. Tôi nhớ cái cảnh mua bán tấp nập, rộn ràng. Nhớ những chậu hoa mai, hoa đào đua nhau khoe sắc. Mẹ tôi cũng đã chọn cho gia đình một chậu hoa ưng ý nhất đem về chưng trong nhà. Khung cảnh càng tấp nập hơn từ chiều 29, 30 tết, khung cảnh người bán, người mua càng hối hả, vội vàng hơn.Nghĩ về ngày xuân,tôi biết mình phải sống có tình thương, phải quan tâm đến những cảnh đời vất vả. Tôi thương bà cụ già ngồi chép miệng bán rẻ hoa cho khách hàng để kịp về làm bữa cơm chiều 30. Hay những đứa bé đánh giày vẫn đang cố gắng tìm kiếm những vị khách cuối cùng để kịp bắt xe đò về với cha mẹ chúng.Mùa xuân của tôi, của bạn, của mọi người đã đến gần. Nếu có lúc thấy khó khăn, vất vả, hãy đừng vội buông tay. Nếu có lúc bạn thấy mệt mỏi, hãy đừng dừng lại... Bạn hãy nghĩ rằng mùa xuân sẽ mang lại những điều tuyệt vời nhất, quý giá nhất.Tuổi 16, tôi tự hỏi mình rằng liệu tôi đã đủ lớn? Tôi tự hỏi đã làm được gì cho cuộc đời? Và tôi cố gắng hết mình để khẳng định bản thân. Và tôi sẽ lớn kịp cùng mùa xuân!
Ngày Tết quê em rất vui và ấm cúng. Từ gần một tuần trước đó, không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi. Mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Cỏ dại, lá khô ven đường cũng được quét sạch. Các khu chợ đông vui, tấp nập hẳn lên. Nào hoa, nào bánh, nào mứt, nào áo quần… đủ màu sắc, kiểu dáng làm hoa mắt người xem. Đến hai chín Tết, nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Khi đúng những ngày Tết, mọi người xúng xính trong áo quần mới, mặt mày tươi vui. Mọi người bỏ qua những mệt nhọc, trăn trở của năm cũ để hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Bầu không khí ấy khiến cho ngày Tết ở quê em thật tuyệt vời!
Tham khảo nha em:
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, từng đàn én trở về từ phương Nam. Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại từng giọt nước long lanh trong suốt như những viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, những chị hoa cũng thi nhau tỏa hương khoe sắc rực rỡ chào đón mùa xuân. Mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật, điểm tô cho sắc màu cuộc sống.
- So sánh: Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại từng giọt nước long lanh trong suốt như những viên pha lê trên lộc non xanh biếc.
Tác dụng: Làm cho cơn mưa xuân trở nên sinh động, gần gũi hơn...
Xin lỗi mình chỉ biết làm câu 3 thôi !
Mùa xuân thật là đẹp ! Mới sớm mai , ông mặt trời còn chưa lên mà chú gà trống đã cất tiếng gáy " Ò ,ó ,O " gọi mọi người dậy . Trước sân làng mọi người tập trung lại ,tổ chức một trò chơi liên quan đến sức khoẻ để mừng mùa xuân đến . Còn chúng em thì ở nhà chuẩn bị để đi đón tết . Mọi người đều rất vui và náo nhiệt ! Mặt đất như dung chuyển. Lúc này vật hay thiên nhiên , cây cỏ như đang ca múa , nói chuyện cùng chúng em .
tk
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.
Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:
... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.
Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:
Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.
Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.
Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.
Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...
Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.
Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.
Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...
Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.
Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .
Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.
Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống nước trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
gạch chân : so sánh
in đậm : nhân hóa
=5811
Mỗi đêm một gói thuốc
Hút nhiều nứt cả môi
Nỗi buồn không nói được
Nỗi buồn ăn vào tôi
Trời mùa đông rừng núi
Đời mùa đông vô cùng!
Bánh xe nào tung bụi
Nhịp chim nào đã ngưng
"Anh cho em mùa xuân"
Giọng ca buồn quá sức!
Cô gái đầu cúi gục:
"Anh cho em mùa xuân"
Mớ tóc xanh đã bạc
Mớ môi hồng đã phai
Anh cho em gió lạc
Anh cho em mưa dài!
Trời mùa đông rừng núi
Đời mùa đông vô cùng!
Hút thuốc trong bóng tối
Khói có bay lên không?
k nhá
57 + 5754 = 5811
Ai níu mùa xuân xuống
Cho tóc ta bồng bềnh
Lòng vẫn đầy khao khát
Tình yêu dường mưa xuân
Tình như thuở mười lăm
Áo ôm vòng eo nhỏ
Thanh khiết vai nõn lụa
Ta dám nào chạm tay
Tình như thuở xa xăm
Khi mắt em khép mở
Đôi môi hồng ngúng nguẩy
Nụ hôn như ngày đầu
Ta oà vỡ vào nhau
Thời gian còn đâu nữa
Đất trời ngưng nhịp thở
Chỉ có mình với nhau
Và… sương mai giăng đầy
Và… cỏ hoa ngập lối
Ta vươn mình uống vội
Giọt sương thơm đầu ngày.