Viết một đoạn văn từ 150-200 chữ về cảm nghỉ của e về sự tích hồ gươm trong đó có 1 từ lấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thánh gióng là hình tượng vĩ đại trong truyền thuyết nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thật vậy, thánh gióng đã được lý tưởng hóa nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Đầu tiên, gióng là hình ảnh đại diện cho nhân dân, sức mạnh của gióng là sức mạnh của toàn dân. Nói sức mạnh của thánh gióng là sức mạnh của cả một cộng đồng nhân dân vì gióng được sinh ra từ một người mẹ bình thường, được nuôi lớn bằng tinh yêu thần, tinh thần chống giặc của làng, của nước. Hơn nữa, gióng vì nhân dân mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gióng là hình tượng mang sức mạnh của cả 1 tập thể mà chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, gióng được xây dựng gắn liền với những gì của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng hay người tráng sỹ đánh giặc đều đậm chất dân tộc Việt Nam. Tóm lại, thánh gióng là nhân vật được lý tưởng hóa đại diện cho truyền thống yêu nước, đánh giặc của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.
Chú thích:
Thành ngữ là những phần được in đậm.
Tham khảo:
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta - những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.
Thành ngữ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Em tham khảo:
Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn dẹp tan giặc Minh trong Sự tích Hồ Gươm. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ông ca ta vẫn nằm gai nếm mật đợi ngày khởi nghĩa giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Ngày hôm nay, khi đất nước hòa bình, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải ra sức học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong những trang sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta, không thể không nhắc đến những người anh hùng vĩ đại. Đó là Thánh Gióng, là Lê Lợi… Những người tráng sĩ ấy mang trong mình sức mạnh phi thường, tài đức vẹn toàn, được thánh thần ủng hộ, được muôn dân tin yêu. Họ sẽ đứng lên, lãnh đạo muôn dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo toàn lãnh thổ. Họ không chỉ có sức mạnh thể chất, mà còn mang đến một tinh thần bất diệt, gắn kết hàng nghìn hàng triệu người dân khác với nhau. Thôi thúc nên tinh thần đoàn kết mạnh mẽ - sống chết có nhau của dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy, àm dù kẻ địch có mạnh đến đâu đi chăng nữa, thì cũng chẳng thể nào dập tắt được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
bạn tham khảo
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.
Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.
Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình.
Tham khảo:
Thánh gióng là hình tượng vĩ đại trong truyền thuyết nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thật vậy, thánh gióng đã được lý tưởng hóa nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Đầu tiên, gióng là hình ảnh đại diện cho nhân dân, sức mạnh của gióng là sức mạnh của toàn dân. Nói sức mạnh của thánh gióng là sức mạnh của cả một cộng đồng nhân dân vì gióng được sinh ra từ một người mẹ bình thường, được nuôi lớn bằng tinh yêu thần, tinh thần chống giặc của làng, của nước. Hơn nữa, gióng vì nhân dân mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gióng là hình tượng mang sức mạnh của cả 1 tập thể mà chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, gióng được xây dựng gắn liền với những gì của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng hay người tráng sỹ đánh giặc đều đậm chất dân tộc Việt Nam. Tóm lại, thánh gióng là nhân vật được lý tưởng hóa đại diện cho truyền thống yêu nước, đánh giặc của toàn thể nhân dân Việt Nam.