Viết về các vấn đề gt ở các thành phố lớn ở VN
Help me!!!mai nộp rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép lớn tới giao thông và các vấn đề xã hội ở các thành phố lớn.
Tình trạng tắc đường thường xuyên diễn ra, đặc biệt là trong giờ cao điểm người tham gia giao thông đi lại rất khó khăn; các phương tiện giao thông công cộng quá tải, người trên xe phải chen chúc nhau. Sự tham gia của quá nhiều các phương tiện giao thông dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, sức ép dân số lên các vấn đề xã hội cũng rất nghiêm trọng. Dân số đông khiến các trường học, bệnh viện thường xuyên quá tải; gia tăng các tệ nạn xã hội; thiếu nhà ở; thiếu việc làm,...
Chọn đáp án C
Sự phát triển kinh tế đô thị chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng hàng năm với mức tăng dân số là 1,1 triệu.
Chọn đáp án C
Sự phát triển kinh tế đô thị chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng hàng năm với mức tăng dân số là 1,1 triệu.
Traffic safely and traffic that the world now needs to pay attention. It is not only the most important factors crucial to the development and survival of a nation, a territory but a junction of trade between regions of countries, cultures on world together. In advanced countries, the situation and development of their traffic is regularly , but in Vietnam, urban transport situation is extremely chaotic. On average there are thousands of cases every year in traffic accidents causing serious loss of life and property. Despite being upgraded and renovated several time but the transport system of Vietnam has not improved as much. Traffic jams occur repeatedly in large cities damaging hundreds of billion per year , not only that the injuries related to traffic accidents is also increasing , especially bear injuries , spine. Circulation of vehicles on roads, railways , waterways each year but with increasing road infrastructure can present data to help me traffic situation. (Dịch: Giao Thoòng và bảo đảm an toàn giao thông mà cả thế giới hiện nay cần phải quan tâm, nó ko chỉ là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định tới sự phát triển và tồn tại của 1 quốc gia,1 vùng lảnh thổ mà nó còn là điểm nối giao thương giữa các vùng miền quốc gia , các nền văn hoá trên thế giới với nhau. Ở các quốc gia tiên tiến và phất triển thì tình hình giao thông của họ khá là phát triển với 1 mạng lưới giao thông dày đặc và có quy củ nhưng ở Việt Nam thì , tình hình giao thông đô thị cực kì hỗn loạn. Trung bình hàng năm có hàng ngàn vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng làm tổn thất về người và của. Tuy đã được nâng cấp và sửa sang nhiều lần nhưng hệ thống giao thông ở Việt Nam vẫn ko hề cải thiện là mấy. Ùn tắc giao thông diễn ra liên tục ở các thành phố lớn gây thiệt hại hằng trăm tỷ đồng mỗi năm , ko những vậy các ca chấn thương có liên quan tới tai nạn giao thông cũng càng gia tăng , nhất là chấn thương vùng đầu , xương sống. Lượng xe lưu thông trên các tuyến đường bộ,đường sắt,đường thủy mỗi năm ngày càng tăng với cơ sở hai tầng đường bộ hiện nay liệu có giúp tình hình giao thông ở Việt Nam được đi vào ổn định .)
viết một bài nghị luận về vấn đề an toàn giao thông ở địa phương
help me : chỉ cần ý là được rồi nha
– Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển về nhiều mặt. trước đó không kể đến sự phát triển về giao thông. Nhưng một nghịch lí về sự phát triển các phương tiện, đường xá, cầu cống là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng khiến nhiều người bức xúc. Đó là vấn nạn giao thông.
– Mỗi gia đình Việt Nam có từ một đến ba chiếc xe máy trên các thành phố lớn, ô tô đã trở thành phương tiện giao thông chủ yếu của nhiều gia đình.
=> Phương tiện giao thông tăng nhanh đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhưng cũng khiến tai nạn giao thông ngày càng nhiều.
– Theo thống kê của trương trình thời sự: Nước ta có từ 30->40 người chết vì tai nạn giao thông/ngày. Hàng trăm người bị thương.
– Hẳn không ai có thể quên được những vụ tai nạn contaner trồm lên vào xe con khiến năm Việt Kiều thiệt mạng: Một gia đình ở Sài Gòn chồng đưa vợ đi đẻ bị xe bồn cán, chồng mất một chân, bánh xe chèn ngang bụng vợ khiến đứa con bắn ra khoảng 5m từ bụng mẹ mất một chân.
* Nguyên nhân
– Chủ quan:
+ Người tham gia giao thông chưa tuân thủ, chưa nắm đủ luật an toàn giao thông.
+ Người tham gia giao thông còn cố tình vi phạm nhất là thanh niên: Lạng lách, bốc đầu, trở quá khổ, quá tải.
– Khách quan:
+ Phương tiện giao thông quá đát vẫn đưa vào tham gia giao thông.
Đường sá hỏng hóc chưa theo kịp phương tiện giao thông tăng nhanh.
+ Việc xử lí của cảnh sát giao thông chưa nghiêm, chưa có sức dăn đe, chưa đồng đều.
+ Người dân hai bên đường lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phơi dơm thóc cản trở giao thông.
+ Thời tiết xấu.
* Tác hại
– Bản thân: Thiệt hại về người và tài sản ảnh hưởng đến tương lai của bản thân nếu bị tàn tật.
– Gia đình: Thiệt hại về vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến tương lai của các thành viên khác.
– Xã hội: Mất trật tự an toàn giao thông; thiệt hại về sức lao động; ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng; giải phân cách, hàng dào chắn=> xã hội chậm phát triển.
* Giải thích
– Bản thân:
+ Nâng cao nhận thức về luật lệ an toàn giao thông.
+ Nghiêm chỉnh các qui tắc ứng xử trên đường giao thông.
+ Tố cáo các hành vi vi phạm: đua xe…
– Gia đình: Quản lí con em, ý thức tham gia giao thông.
– Vấn nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết.
– Vấn nạn gây thiệt hại hơn nhiều đại dịch.
Thamm khảoo dàn ý+bài văn:
Dàn ý:
1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: an toàn giao thông
2. THÂN BÀI
Cần làm gì để giữ an toàn khi tham gia giao thông
Chấp hành luật giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu,…
3. KẾT BÀI
Khẳng định vấn đề an toàn giao thông là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm.
Bài văn:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông canh phòng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của. Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiếu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng.
“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
I live in Vietnam and there are a lot of traffic problems in big cities in my country. Firstly, there are too many people using the roads especially in the rush hour when people run out to work and school or get home from those places. Secondly, there are too many vehicles on the road that leads to traffic jams. Another problem is that many roads are narrow and bumpy. Fourthly, there are traffic accidents every day so a lot of people lose their lives or are injured. So in order to travel on the roads safely, I think we should obey the traffic rules and traffic signs as well. Moreover, carefulness is very necessary.
Refer:
Tiếng Anh
I live in Vietnam and there are a lot of traffic problems in big cities in my country. Firstly, there are too many people using the roads especially in the rush hour when people run out to work and school or get home from those places. Secondly, there are too many vehicles on the road that leads to traffic jams. Another problem is that many roads are narrow and bumpy. Fourthly, there are traffic accidents every day so a lot of people lose their lives or are injured. So in order to travel on the roads safely, I think we should obey the traffic rules and traffic signs as well. Moreover, carefulness is very necessary.
Tiếng Việt
Tôi sống ở Việt Nam và có rất nhiều vấn đề giao thông ở các thành phố lớn của đất nước tôi. Thứ nhất, có quá nhiều người sử dụng đường đặc biệt là vào giờ cao điểm khi mọi người chạy ra ngoài đi làm và đi học hoặc về nhà từ những nơi đó. Thứ hai, có quá nhiều phương tiện lưu thông trên đường dẫn đến tắc đường. Một vấn đề khác là nhiều con đường hẹp và gập ghềnh. Thứ tư, ngày nào cũng có tai nạn giao thông xảy ra khiến rất nhiều người mất mạng hoặc bị thương. Vì vậy, để đi trên đường an toàn, tôi nghĩ chúng ta nên tuân thủ luật lệ giao thông và các biển báo giao thông. Hơn nữa, tính cẩn thận là rất cần thiết.
Bất cứ một người dân nào sống và làm việc tại các thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều bức xúc trước vấn đề ùn tắc giao thông. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến một số nguyên nhân hiện tại gây nên ùn tắc để góp tiếng nói cải thiện tình hình giao thông.
Đã có nhiều ý kiến về việc giải quyết vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Nhưng việc đề cập đến nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông chưa được triệt để và hầu hết đều đổ tội cho chiếc xe máy. Tuy vậy, xét cho cùng thì tự chiếc xe đâu có tự chạy được mà do chính những người điều khiển và rộng hơn là những nhà quản lý và hoạch định giao thông.
Do đó có thể dễ dàng nhận thấy.
Nguyên nhân số một là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông (cả phương tiện có động cơ và thô sơ).
Hầu như đa số người điều khiển phương tiện có động cơ đều đã học các lớp về Luật Giao thông đường bộ, được cấp giấy phép lái xe, nhưng học xong hình như “quên” mất việc chấp hành. Tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay xảy ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước đó khác với ta ở chỗ, khi có ùn tắc giao thông nhưng người điều khiển phương tiện vẫn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, không luồn lách, đi lên vỉa hè, rú còi inh ỏi, còn ở nước ta thì ngược lại mạnh ai nấy đi, “hở chỗ nào đi chỗ nấy”, không theo qui định nào cả.
Nguyên nhân thứ hai là việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau,... gây ùn tắc giao thông.
Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông,... Thậm chí, ô tô, mô tô của Công an phường cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường.
Nguyên nhân thứ tư là việc mở các đường ngang ở các phố có dải phân cách mềm không hợp lý, chỗ quá dầy, chỗ thì quá thưa. Chính những vị trí này đã gây nên ùn tắc giao thông vì thường xuyên là chỗ để người điều khiển phương tiện đổi hướng đi, rẽ trái, hoặc quay đầu xe, đi ngược đường để sang đường được nhanh.
Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường phố. Đặc biệt là CSGT không quan tâm xử phạt đối với người điều khiển phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông.
Nguyên nhân thứ sáu là chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Thực tế cho thấy, có rất nhiều phương tiện có động cơ khi tham gia giao thông không có đầy đủ đèn chiếu sáng, đèn hiệu xin đường, đèn hiệu khi lùi, đèn phanh, gương chiếu hậu,... như qui định trong Luật Giao thông đường bộ.
Nguyên nhân cuối cùng là trên đường một chiều, một số người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, hoặc xuống xe dắt, kéo bộ ngược chiều... không được CSGT hoặc người có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt. Đã là đường một chiều thì phải cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ.