CẦN GẤP NGAY Ạ!! GIÚP MÌNH!!
chứng minh tình cảm cha con anh sáu là sự kết nối của tình phụ tử cao đẹp của con người việt nam trong tác phẩm văn học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo dàn bài nhé!
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Quang SángNhà văn Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ.Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lược ngàĐược Nguyên Quang Sáng sang tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.Giới thiệu về vấn đề nghị luận: tình yêu của ông Sáu dành cho bé Thu, khi ông trở về khu căn cứ, làm cho con cây lược ngà trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Thân bài
Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cáchAnh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.Anh Sáu đã quá đỗi vui mừng, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận ba.Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu vùng vằng hất xuống đất. Anh Sáu đã nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận lắm nên em đã chèo xuồng sang sông với bà ngoại ngay lúc đó.Cảnh chia tay đầy cảm độngTrong phút chia tay bịn rịn, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bừng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của mình.Bé bật kêu lên tiếng gọi “ba”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.Chứng kiến cảnh này, hẳn ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm chặt lấy trái tim đến nghẹn ngào.
3. Kết bài
Truyện Chiếc lược ngà như đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.Ẩn dưới câu chuyện đó như đã được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người
(*) Liên hệ: tình phụ tử VN cao đẹp trong tác phẩm văn học
Viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã không chỉ thành công khi thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của những nhân vật trong tác phẩm. Truyện ngắn này còn giúp độc giả hiểu thêm về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến.
Chiến tranh đã chia lìa hầu như tất cả những gia đình người Việt: người miền Bắc có con em vào Nam đánh Mĩ, người miền Nam có chồng con ra trận... Và vì thế, thời gian họ gặp gỡ nhau được tính bằng đơn vị là số lần trong một năm thậm chí là hàng chục năm. Nhưng không vì thế mà tình cảm nhạt phai, họ không bị thời gian làm cho “xa mặt cách lòng”. Ngược lại, thời gian như lửa thử những tấm lòng vàng để sương khói qua đi chỉ còn những tấm lòng trung trinh son sắt. Sau bao nhiêu năm, tình cảm vợ chồng của ông Sáu vẫn mặn mà, lưu luyến. Đặc biệt, tình cảm cha con của ông nồng nàn, bỏng cháy. Bé Thu luôn ghi sâu vào tâm hồn thơ ngây bé bỏng của mình hình ảnh người cha trong tấm ảnh nhỏ nên kiên quyết gạt bỏ người “cha giả” mà cả gia đình, làng xóm thừa nhận cũng là người yêu thương chăm chút cho nó. Ông Sáu hẳn cũng luôn nghĩ về con, tưởng tượng về con thế nên sau gần chục năm không gặp lại vừa nhìn thấy bé Thu đã nhận ngay ra đó là con mình. Đặc biệt, giây phút hai cha con ôm xiết lấy nhau lần cuối trong đời hẳn khiến không ít người rơi lệ... Tình cảm gia đình là vậy. Đó là sợi dây thiêng liêng mỏng manh mà bền chặt. Bom đạn chiến trường có thể phá vỡ những toà nhà, huỷ diệt những thành phố; gian khổ có thể hành hạ, có thể bào mòn từng tế bào, từng mạch máu nhưng chúng không thể phá huỷ dù chỉ là xây xước sợi dây long lanh kì diệu kia.
Đời sống tình cảm những gia đình Việt Nam trong chiến tranh phải chịu nhiều thử thách, hiếm nguy nhưng vẫn ấm áp, nồng nàn và cảm động. Điều đó khiến người đọc biết phải nâng niu hơn hạnh phúc gia đình mình đang có...
Tham khảo
Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.
Em tham khảo:
Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc. Vợ lão mất sớm, con lão vì nghèo khó đã bỏ đi đồn điền cao su. Dù vậy lão vẫn thương nhớ con khi con không có nhà. Lão luôn ân hận vì là một người cha mà lão lại không lo cho con mình được mà lại phải để nó sống khổ sở nơi đất khách quê người. Và sự thương yêu con cái được thể hiện rõ nét hơn qua phần cuối của truyện.(Câu bị động). Đó là khi lão đã đến bước đường cùng, không có cái ăn cái mặc mà phải tìm đến con đường chết thì lão vẫn quyết tâm giữ lại mảnh vườn đó cho con trai mình. Vì đó là mảnh vườn mà vợ để lại và lão lo nghĩ cho con trai. Lão có thể không yêu thương con được theo cách cho con có cuộc sống riêng nhưng lại yêu bằng cả trái tim chân thành của mình. Lão Hạc chính là một người dù có nghèo về hoản cảnh những không bao giờ nghèo về tình thương. Qua đó ta thấy rằng: Lão Hạc là một người giàu lòng yêu thương con.
Tham khảo ở đây:
https://thptsoctrang.edu.vn/cam-nghi-ve-bai-ca-dao-anh-em-nhu-the-tay-chan/
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao là lời nhắc nhở con người về tình cảm anh em trong gia đình. “Anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh em. Bởi vậy mà giữ anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, khi tay và chân đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Cũng như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.
“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Quang SángNhà văn Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ.Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lược ngàĐược Nguyên Quang Sáng sang tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.Giới thiệu về vấn đề nghị luận: tình yêu của ông Sáu dành cho bé Thu, khi ông trở về khu căn cứ, làm cho con cây lược ngà trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.2. Thân bài
Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cáchAnh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.Anh Sáu đã quá đỗi vui mừng, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận ba.Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu vùng vằng hất xuống đất. Anh Sáu đã nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận lắm nên em đã chèo xuồng sang sông với bà ngoại ngay lúc đó.Cảnh chia tay đầy cảm độngTrong phút chia tay bịn rịn, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bừng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của mình.Bé bật kêu lên tiếng gọi “ba”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.Chứng kiến cảnh này, hẳn ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm chặt lấy trái tim đến nghẹn ngào.3. Kết bài
Truyện Chiếc lược ngà như đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.Ẩn dưới câu chuyện đó như đã được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người(*) Liên hệ: tình phụ tử VN cao đẹp trong tác phẩm văn học
Viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã không chỉ thành công khi thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của những nhân vật trong tác phẩm. Truyện ngắn này còn giúp độc giả hiểu thêm về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến.
Chiến tranh đã chia lìa hầu như tất cả những gia đình người Việt: người miền Bắc có con em vào Nam đánh Mĩ, người miền Nam có chồng con ra trận... Và vì thế, thời gian họ gặp gỡ nhau được tính bằng đơn vị là số lần trong một năm thậm chí là hàng chục năm. Nhưng không vì thế mà tình cảm nhạt phai, họ không bị thời gian làm cho “xa mặt cách lòng”. Ngược lại, thời gian như lửa thử những tấm lòng vàng để sương khói qua đi chỉ còn những tấm lòng trung trinh son sắt. Sau bao nhiêu năm, tình cảm vợ chồng của ông Sáu vẫn mặn mà, lưu luyến. Đặc biệt, tình cảm cha con của ông nồng nàn, bỏng cháy. Bé Thu luôn ghi sâu vào tâm hồn thơ ngây bé bỏng của mình hình ảnh người cha trong tấm ảnh nhỏ nên kiên quyết gạt bỏ người “cha giả” mà cả gia đình, làng xóm thừa nhận cũng là người yêu thương chăm chút cho nó. Ông Sáu hẳn cũng luôn nghĩ về con, tưởng tượng về con thế nên sau gần chục năm không gặp lại vừa nhìn thấy bé Thu đã nhận ngay ra đó là con mình. Đặc biệt, giây phút hai cha con ôm xiết lấy nhau lần cuối trong đời hẳn khiến không ít người rơi lệ... Tình cảm gia đình là vậy. Đó là sợi dây thiêng liêng mỏng manh mà bền chặt. Bom đạn chiến trường có thể phá vỡ những toà nhà, huỷ diệt những thành phố; gian khổ có thể hành hạ, có thể bào mòn từng tế bào, từng mạch máu nhưng chúng không thể phá huỷ dù chỉ là xây xước sợi dây long lanh kì diệu kia.
Đời sống tình cảm những gia đình Việt Nam trong chiến tranh phải chịu nhiều thử thách, hiếm nguy nhưng vẫn ấm áp, nồng nàn và cảm động. Điều đó khiến người đọc biết phải nâng niu hơn hạnh phúc gia đình mình đang có...