K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2015

tiến ra nòi = nói ra tiền

17 tháng 11 2015

nối ra truyền 

13 tháng 10 2015

phi công và tiếp viên hàng không .****

13 tháng 10 2015

phi công và tiếp viên 

7 tháng 8 2023

- Người công nhân đang quan sát các thiết bị máy móc hoạt động như thế nào và các hoạt động qua máy chủ

- Nhân xét: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí để giám sát các giai đoạn sản xuất.

30 tháng 10 2018

là thám tử vì :

4 = tứ

ghép lại tứ thảm là : thám tử

17 tháng 11 2021

Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lí do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

23 tháng 7 2019

Cô Thảo ở cạnh nhà em là một bác sĩ nhi khoa. Hiện có đang công tác tại bệnh viện Nhi Dồng. Mỗi ngày cô đều xách chiếc cặp đi làm từ sớm và đến tối mịt mới về. Có những lúc mưa gió, cô vẫn đội áo mưa đi làm. Ba bảo, tại bệnh nhân đang cần cô. Có lần theo cô giáo vào bệnh viện thăm bạn Trung bị ốm, em thấy cô Thảo đi khám cho các bạn nhỏ. Cô Thảo đến từng giường ân cần hỏi han, dặn tỉ mỉ các bạn nên ăn thứ gì, kiêng thứ gì, uống thuốc ra sao. Có lúc, cô lại nói những câu hóm hỉnh để chọc cho các bạn cười. Nhìn cô Thảo làm việc, em hiểu rằng có không chỉ làm vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thương của cô đối với bệnh nhi.

19 tháng 2 2021
Nghề lao động trí óc mà em thấy nó cũng thật vất vả làm sao. Ba em làm nghề kỹ sư tại một công ty lớn. Hằng ngày, ba em và các công nhân trong công ty đều làm rất chăm chỉ. Các công nhân đã chế tạo các máy móc và sửa chữa những máy hư. Nghề đó còn giúp cho xã hội hiện đại hơn. Và hơn thế nữa, nó còn sửa đồ vật hư để xã hội không phải mua máy mới. Nghề kỹ sư giống như bác sĩ chữa bệnh cho máy móc vậy. Nói chung là nghề kỹ sư giúp cho xã hội rất nhiều. Em rất biết ơn những người làm nghề kỹ sư. Tui làm ít để bạn Tham khảo thui. Bạn lấy nhiều ý sẽ tốt hơn😀😊 chúc bạn năm mới vui vẻ nhé 🥂
13 tháng 10 2015

máy bay ko bay à sao lên hoài vậy

16 tháng 4 2016

làm nghề chụp ảnh

16 tháng 4 2016

Nghề sát thủ

29 tháng 1 2017

ba bạn làm nghề mà ba bạn đang làm.

bạn tk mk nha!!

29 tháng 1 2017

Đi hỏi ba bạn ấy!!!!!!!!!!!
hihihih

tk ủng hộ nha!!!

5 tháng 9 2023

Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng. Không nghề nào giống nghề nào cả, người thì làm việc với máy móc, người làm việc với công trường, súng đạn...Nhưng có những người suốt cuộc đời làm việc với viên phấn trắng.

Viên phấn trắng hướng cuộc đời đi thẳng, mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Cômenxki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã phần nào nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Và các thầy cô – những người lái đò qua sông gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Thầy cô thay cha mẹ chúng ta truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm sống để mai sau chúng ta sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

Với trọng trách cao cả đó, người thầy đã và đang phấn đấu không ngừng cả hai mặt: Đức và tài, đạo đức cao đẹp, cái tâm trong sáng là cái gốc của mỗi người, nhất là đối với người thầy. Bác hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Khi bàn về phẩm chất của người thầy, Bác luôn căn dặn: “Thật thà yêu nghề mình”, giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín của nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần hợp tác. Trước hết là phải thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng đối với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, phải yêu thương những em con gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, những em bị khuyết tật và những em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Tình yêu đó phải tạo thành sức mạnh tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạo đức người thầy, rèn luyện sức khỏe. Không thể có người thầy tốt mà luôn nghĩ đến dạy thêm, đến thương mại hóa… gây bất lợi cho học sinh mà phải dạy đúng dạy đủ nội dung kiến thức, không xuyên tạc nội dung giáo dục trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Người thầy giáo phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư để trở thành một nhà giáo cộng sản chân chính. Có như vậy mới đào tạo được thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự giao lưu giữa các dân tộc trở nên dễ dàng hơn, những thói hư, tật xấu của thế giới cũng lan tràn mạnh mẽ. Rồi đồng tiền – một trong những yếu tố làm nhạt chân lý, nó đã làm cho tình thầy trò không được như xưa nữa. Bên cạnh phần lớn những nhà giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên đã vì lợi ích trước mắt, vì những toan tính cá nhân gây không ít sự lo lắng bất bình trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, đạo đức người thầy, đó là chuyện học giả bằng thật, dạy thêm để làm giàu không chính đáng. Trong năm học 2006 – 2007 nổi lên một số vụ việc Giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức gây xôn xao dư luận như: Bắt học sinh tát bạn, bắt học sinh quỳ gối trên bục giảng suốt cả buổi học…

Như vậy đạo đức Nhà giáo phải hội đủ đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp cộng với cái tâm trong sáng của người thầy. Điển hình về phẩm chất đạo đức cao đẹp đó là Nhà giáo Chu Văn An, Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những người đã đào tạo lớp lớp học trò thành danh có tài năng trí lực xây dựng đất nước. Đó là những hình mẫu về đạo đức Nhà giáo lưu truyền cho muôn thế hệ noi theo và được xã hội tôn vinh quý trọng.

Trong bối cảnh chung của cả nước đang tiến hành “cải cách giáo dục”, mỗi thầy cô, ngoài nhiệm vụ không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để góp phần vào công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đưa Việt Nam vững vàng trên các bước đường hội nhập vào khu vực và quốc tế. Hàng năm, khi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhắc đến những tấm gương của nhiều nhà giáo đã thầm lặng hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người. Chúng em, những sinh viên của thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ cố gắng rèn luyện mình thật tốt để đưa non sông Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. trên đây là chia sẻ của em, mong rằng khi đọc bài này, mỗi thầy cô cũng sẽ có những suy nghĩ riêng về vấn đề “Đạo đức nhà giáo”, để chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng.