K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Theo ý kiến cá nhân của mình là 2: lịch âm và lịch dương

28 tháng 9 2021

Cách tính lịch nha bn

18 tháng 11 2017

Đáp án B

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính:

- Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch).

- Dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch)

16 tháng 12 2021

D

2 tháng 2 2018

Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai hồ: hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

13 tháng 1 2022

Tham khảo

Lịch sử hay sử học là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. 

13 tháng 1 2022

lịch sử hay lịch sựlimdim

10 tháng 2 2021

Có hơn 200 nước.

Gồm những nước: Việt Nam,Nhật Bản,Trung Quốc,Thái Lan,Singapo,Mỹ,Anh,Đức,Malaysia,Indonesia,Hàn Quốc,....................

Còn lịch sử thì ko biết

10 tháng 2 2021

Có 254 quốc gia 

Gồm các nước : Afghanistan, Ai Cập, Albania, Algérie, Andorra, Angola, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Antigua và Barbuda, Áo Ả Rập Xê Út,....

Lịch sử những nước trên thế giới là : Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ đến nay trong quá trình tiến hóa loài người. Khác với lịch sử Trái Đất (nó gồm cả lịch sử địa chất Trái Đất  lịch sử tiến hóa sự sống trước khi có sự xuất hiện của con người), lịch sử thế giới được nghiên cứu qua khảo cổ học và các ghi chép, truyền miệng còn sót lại từ thuở xưa. Lịch sử cổ đại được lưu giữ lần đầu tiên qua các tài liệu lưu trữ[1][2].

Tuy nhiên nguồn gốc của nền văn minh loài người trải dài từ trước khi có sự xuất hiện của chữ viết.

Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic (hay thời đại đồ đá cũ), tiếp sau là kỷ Neolithic (hay thời đại đồ đá mới) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution) (hay cuộc cách mạng nông nghiệp) (khoảng 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên) tại vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm. Cuộc cách mạng nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người, con người bắt đầu tìm ra phương pháp làm nông nghiệp với những cây trồng trong tự nhiên và động vật thuần hóa từ hoang dã[3][4][5].

Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du cư sang định cư lâu dài. Lối sống du cư vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại những vùng lãnh thổ bị tách biệt do tự nhiên với vài loài súc vật và thực vật.[6]

Nhu cầu liên kết tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người mở rộng thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển của giao thông vận tải.

Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy việc phân công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng sinh trưởng. Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng lưu và sự phát triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp của con người đòi hỏi phải có hệ thống chữ viết và kế toán[7].

Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông. Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà [8], vùng bờ sông Nin [9][10][11] và thung lũng sông Indus mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng phát triển dọc các sông chính tại Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục về khu vực xây dựng đô thị.

Lịch sử của cựu thế giới (đặc biệt ở châu Âu và vùng Địa Trung Hải) thông thường chia thành lịch sử cổ đại (Antiquity), đến năm 476 CN; Trung Cổ[12][13] từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV, gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi (750 CN- 1258 CN) và giai đoạn đầu thời kỳ Phục Hưng (bắt đầu từ khoảng 1300 CE)[14][15]; thời kỳ cận đại[16] (từ TK 15 đến cuối TK 18), bao gồm Thời kỳ khai sáng; và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách mạng công nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại.

Văn minh Tây Á[17][18][19], Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ đại.

Trong lịch sử của nền văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã dưới thời trị vì của hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung Cổ. Trong khi đó vùng Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantine, đế chế này còn tồn tại vài thế kỷ mới suy tàn.

Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại [20], sử dụng đầu mô di động làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố kết thúc thời kỳ Trung Cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học[21]. Đến thế kỷ XVIII, sự tích lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới hạn dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp[22].

26 tháng 2 2019

   Việt Nam là đất nước giàu có tài nguyên du lịch các loại. Trên khắp lãnh thổ, đến đâu cũng có phong cảnh xinh đẹp, thắng cảnh đa dạng, di tích lịch sử - văn hoá đầy ấn tượng, lễ hội phong phú...

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

   Việt Nam có diện tích đá vôi rộng lớn, tập trung chủ yếu từ vĩ độ 16oB trở lên, lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển các dạng địa hình cac-xtơ. Trên vùng đá vôi rộng lớn dó có hàng trăm hang động. Vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) là nơi có hệ thống hang động liên hoàn, tập trung nhiẻu ở thượng nguồn sông Son, kéo dài như một dòng sông với các nhánh khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi, nổi bật là động Phong Nha - hang động được xem là dài nhất, đẹp nhất trên thế giới (7.729 m). Bên cạnh hang động, các-xtơ ngập nước ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các-xtơ đồng bằng ở Ninh Bình (được gọi là "vịnh Hạ Long trên cạn") là những cảnh quan kì thú hấp dẫn du khách khắp mọi nơi trên thế giới và trong nưóc. Các dạng cột đá, chuông đá, măng đá, giếng ngọc... gắn liền với hang động, thung cac-xtơ.... tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà tráng lệ của các vùng cac-xtơ ở Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà hai vùng địa hình cac-xtơ của Việt Nam đã được ghi vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới (động Phong Nha và vịnh Hạ Long).

   Đất nước Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km uốn lượn mềm mại, mang theo mình nhiều bãi tắm tốt, trong đó có nhiều bãi ở dạng sơ khai, còn thấm đẫm hương vị hoang dã của thiên nhiên thuở thưa người. Đi từ Móng Cái đến Hà Tiên, gặp một loạt bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải... Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Tổ chức du lịch thế giới, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vinh Văn Phong cho đến Nha Trang, Ninh Chữ. Đây là tiềm năng to lớn, đặc biệt vịnh Văn Phong, để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực. Nhìn chung, các bãi biển Việt Nam dài, rộng, nền chắc, bờ cát mịn, độ dốc nhỏ, độ mặn vừa phải, nước trong xanh, thuận lợi cho phát triển du lịch.

   Cùng với các bãi tắm ven biển là hệ thống đảo ven bờ và quần đảo phong phú điểm xuyết vào cảnh vật của biển cả, trong đó có nhiểu đảo có giá trị du lịch cao như Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng)...

   Việt Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Quanh năm ánh nắng chan hoà, lượng mưa trung bình dao động từ 1.800 đến 2.000mm, biên độ nhiệt trung bình năm không quá 15o.Đó cũng là những thuận lợi đối với phát triển du lịch. Suốt cả 12 tháng trong năm, lúc nào cũng có thể tổ chức được hoạt động du lịch, trừ những ngày bão lũ. Khí hậu ở vùng núi cao thích hợp với nghỉ dưỡng, làm cơ sở để tạo nên nhiều khu du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt...

   Việt Nam giàu sông, hồ. Có nhà thơ đã thốt lên "Việt Nam, đất nước của dòng sông. Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn". Sông ngòi dày đặc, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo cơ sở cho sự phát triển loại hình du lịch sông nước. Ngoài sông, những hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Cao Bằng, Biển Hồ ở Gia Lai...; hồ nhân tạo như hồ Hoà Bình, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (Hà Tây cũ)... là những nơi có thể thu hút vào phát triển du lịch.

   Nguồn nước khoáng thiên nhiên có mặt ở nhiều vùng lãnh thổ đất nước. Với giá trị về mặt chữa bệnh, nước khoáng làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Bang (Quảng Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế), Thạch Bích (Bình Thuận), Vĩnh Hảo... đã trở nên quen thuộc với mọi người.

   Đất nước Việt Nam xanh với rừng xanh. Nhiệt lượng dồi dào với độ ẩm lớn đã tạo nên những cánh rừng với nhiều loài cây đa dạng. Ven biển, nơi phù sa các con sông đổ ra, sự giao hoà giữa nước ngọt với nước mặn đã tạo nên cảnh quan rừng ngập mặn với các loài cây tràm, sú, đước, vẹt... nghiêng mình soi bóng xuống biển xanh. Động vật rừng phong phú về loài cả trên cạn lẫn dưới nước. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có mặt hầu khắp mọi miền đất nước (đến năm 1997, cả nước cò 105 khu bảo vệ tự nhiên, bao gồm 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường), trong đó có nhiều nơi nổi tiếng như vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Vũ Quang, Bạch Mã, Nam Cát Tiên... Tất cả đã tạo nên một cơ sở phong phú cho phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

   Tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, trong đó quan trọng hàng đầu là các di tích (văn hoá, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật) và các lễ hội.

   Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản vô giá của quốc gia, có khả năng đặc biệt thu hút khách du lịch. Hiện nay, Việt Nam có bảy di sản thế giới, trong đó hai di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long và động Phong Nha; năm di sản văn hoá thế giới là cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, tháp Chàm Mỹ Sơn, nhã nhạc cung đình triều Nguyễn và cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là những tài nguyên quý giá, hấp dẫn du khách.

   Bên cạnh đó, Việt Nam có gần bốn vạn di tích lịch sử - văn hoá nhiều loại khác nhau, như: di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh... Đất nước với 4.000 năm lịch sử đã ghi ấn bao tài năng và trí tuệ của nhiều thế hệ lên các di tích văn hoá lịch sử phong phú, trong đó gần 3.000 di tích đã được xếp hạng, phần lớn là di tích lịch sử - văn hoá và di tích kiến trúc nghệ thuật. Đi từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu cũng gặp được các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Người Việt dù xa quê vẫn không bao giờ quên Chùa Hương, Chùa Tây Phương, chùa Một Cột... trên phần đất ngàn năm văn hiến của đất nước. Kinh thành Huế với mật độ di tích dày đặc; vùng đất Nam Trung Bộ với những tháp Chàm trầm mặc; Nam Bộ nổi tiếng với chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn, cảng Nhà Rồng... Ngoài ra, một hệ thống hiện vật đa dạng đang được lưu giữ tại các bảo tàng từ trung ương đến địa phương là tài sản quốc gia có nhiều giá trị trong khai thác về phương diện du lịch.

   Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp đặc sắc của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam. Đó là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân lao động sau thời gian lao động mệt nhọc; hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống; hay nhằm để giải quyết những lo âu, khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa khắc phục được. Lễ hội có sức quyến rũ lớn về du lịch, có người đã ví nó như một tấm thảm muôn màu đan quyện giữa thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, giàu có và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và tài năng... Dù lớn hay nhỏ, lễ hội bao giờ cũng có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể; sau đó là phần hội với những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lí cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niêm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội, với thiên nhiên. Thường phần hội gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên đậm nét thi vị. Lễ hội cuốn hút du khạch không kém các di tích lịch sử văn hoá, vì qua lễ hội, các hiểu biết về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử địa phương được tăng cường.

   Các lễ hội ở Việt Nam thương diễn rà vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa hại mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kì lao động này, chuẩn bị bước sang chu kì lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền. Câu đồng dao xưa "Tháng giêng là tháng ăn chơi" gắn liền với mật độ dày đặc các lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối của người Mường; ném còn của người Thái; hát di, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường cá thần thoại của các dân tộc Tây Nguyên...

   Lễ hội có thể diễn ra trên vùng rộng lớn, nhưng cũng có khi chỉ bó hẹp trong vài (hay một) làng xã. Lễ hội có thể kéo dài 3 tháng (hội chùa Hương, Hà Tây cũ), nhưng cũng có lẽ hội chỉ vài ngày. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đáo du khách và người hành hương từ nhiều vung tới lầ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Tây cũ), hội Đền Bà (Tây Ninh)....

   Trong chương trình chào đón giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỉ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ Văn hoá Thông tin đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Đó là các lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây cũ), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội đua bò (An Giang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu (Đổ Sơn), Nghinh Ông (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Katê (Ninh Thuận).

   Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ, với những phong tục, tập quán liêng độc đáo, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Việt Nam có tiềm năng lâu đời về văn hoá, nghệ thuật truyền thống (sân khấu, âm nhạc, múa.,.). Các món ăn dân tộc ở các vùng miền khác nhau cũng rất đặc biệt. Đó là những tiềm năng to lớn phát triển du lịch.

   Việt Nam có hàng trăm làng nghề: truyền thống với nhiều sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt là các làng nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ... Sản phẩm thủ công truyền thống với những nét nghệ thuật tinh tế đã trở thành những kỉ vật không thể thiếu được đối với khách du lịch.

   Việt Nam nổi tiếng với nhiều trung tâm du lịch như: Hà Nội, TP. Hổ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng, Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...

13 tháng 4 2017

Chọn đáp án B

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, khi nhận định về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã viết Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc"

22 tháng 12 2018

Đáp án B

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, khi nhận định về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã viết Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc".

14 tháng 8 2018

Đáp án B

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, khi nhận định về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã viết Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc".