Từ các hình ảnh : "chiếc xe đạp, ông lão hàng xóm, phiên chợ" em hãy tạo một câu chuyện và lập dàn bài (dàn ý) chi tiết về câu chuyện đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
Bài làm
* Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
* Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
- Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
- Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
- Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
- Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
- Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
- Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
* Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
# Chúc bạn học tốt #
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.
Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.
Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.
Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.
Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.BÀI LÀMChiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
THAM KHẢO BÀI NÀY NHA BẠN
Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế.
Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:
- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?
Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng.
Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước.
Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.
Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.
Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.
tham khảo
I. Mở bài:
Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.
II. Thân bài:
1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men
Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.
2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:
a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng
- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.
- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.
b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men
- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.
- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.
3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi
- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.
- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.
- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu
- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác
- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:
- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.
III. Kết bài:
Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…sáng mai khi làm để kiểm tra lũ trẻ vì ko ôn bài nên đã bị điểm kém,khi về nhà lũ trẻ ai nấy cũng lo sợ khi đưa bài kiểm tra cho bố mẹ.Bố mẹ đã nhìn thấy để kiểm tra đó và mang cho họ một trận vì tôi mải chơi.Lần sau lũ trẻ đã ko dám thế nữa!
Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
a. Mở bài
Giới thiệu bạn mình là ai?
Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
Sự việc chính và các chi tiết.
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c. Kết bài
Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Suy nghĩ của em về người bạn đó.