K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

roi  , rat nhieu lan

24 tháng 12 2017

cũng khá nhieu lần

24 tháng 12 2015

ồ mới có thơ biểu cảm đó

24 tháng 10 2017

bài này dễ lắm.cảm nghĩ ư???đơn giản.

1 bài thơ buồn tự chế thg` sẽ rất khó.Nhưng bài thơ này lại rất hay.trời lạnh đi tìm lửa ấm để sưởi.Nhưng khi tìm thấy lửa thỳ lại thấy đơn côi.Những ngọn lửa thắp sáng cháy rung rinh.Khi nhìn thật kĩ thỳ mới thấy nhớ em.

BÀI THƠ NÀY CŨNG HAY!nhưng cố gắng hay = bài này nhá.(gửi sau)

Gửi cho ai , nói rõ họ tên coai

22 tháng 9 2019

tui cx thế nek, cùng cảnh ngộ r

22 tháng 4 2016

a) Câu trần thuật đơn ko có từ là:

- Chúng tôi đag ngồi chơi ở góc sân. (Dùng để kể)

- Xa xa xuất hiện một đứa trẻ rách rưới. (Dùng để thông báo)

- Mặc áo quần dơ bẩn. (Dùng để tả)

- Chú bé e dè đến gần tôi, ngửa tay xin tiền. (Dùng để kể)

- Tôi thấy thương cho chú bé quá. (Dùng để kể)

- Hóa ra, chú mồ côi ở nhỏ, ở vs bà ngoại. (Dùng để kể)

- Giờ đây bà ngoại đã mất, chú phải tự lo cho mk. (Dùng để kể)

- Chú thật đáng thương. (Dùng đề đánh giá, nêu ý kiến)

Ko có câu trần thuật đơn có từ là.

b) Câu viết sai ngữ pháp: Mặc áo quần dơ bẩn. (Vì thiếu thành phần CN)

Sửa: Chú bémặc áo quần dơ bẩn.

ok

6 tháng 6 2019

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

loigiaihay.com

Bình luận

Bài tiếp theo 

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Văn nghị luận lớp 9



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/suy-nghi-cua-anh-chi-khi-nhin-nhung-em-be-khong-noi-nuong-tua-c36a13686.html#ixzz5q29XK54v

~Hok tốt~

7 tháng 6 2019

Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang tổ chức quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên cho 104 đối tượng xã hội . Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 trẻ em khuyết tật, tàn tật, hơn 31.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kể tới con số hơn 30.000 trẻ em đang sống trong các hộ nghèo. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã cấp được 100 máy trợ thính và đo, lắp chân giả miễn phí với trị giá 160 triệu đồng cho người tàn tật; trợ giúp cho người khuyết tật gần 1.100 xe lăn trị giá 1,3 tỷ đồng và 50 xe đạp cho trẻ mồ côi trị giá 50 triệu đồng; tổ chức dạy nghề may và thêu ren cho 370 người với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Tính đến nay, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chỉnh hình đã đạt 51%. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đưa 242 em nhỏ khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật, điều trị khuyết tật vận động, 256 em đi phẫu thuật nụ cười, 143 em được phẫu thuật mắt, 13 em được phẫu thuật tim bẩm sinh… Hội Người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành vận động ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình thương tặng cho người khuyết tật với kinh phí 355 triệu đồng.  Đó là những con số từ văn bản báo cáo của các cơ sở, ngành hữu quan, một kết quả thật sự đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong các hội nghị luận đàm về công tác bảo trợ xã hội vẫn có phần lớn số ý kiến cho rằng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình bảo trợ cho các đối tượng này còn thấp. Việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi ở một số địa phương, cơ sở còn chậm. Y thức nhân đạo trong cộng đồng còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, ngành, đoàn thể  chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát  chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú.

Để công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật trẻ mồ côi đạt được hiệu quả hơn nữa, vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 27-KL/TU ngày 8/9/2011 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tiếp tục thực hiện chỉ thị số 28-CT/TU ngày 12/5/2008 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Giải pháp để thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về Luật Người khuyết tật. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi. Thực hiện tốt các chương trình nhân đạo về người tàn tật và trẻ mồ côi như: xây dựng quỹ “người khuyết tật, trẻ mồ côi” vào ngày 18/4 hàng năm; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết… cho người tàn tật. Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát tổng hợp nắm chắc số lượng, phân loại người khuyết tật, trẻ mồ côi và có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tiếp cận thuận lợi, bình đẳng và chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

    Tóm tắt văn bản sau và nêu suy nghĩ về tình bạn.  Mọi người giúp mình với. Mình cảm ơn rất nhìu                                                       BẠN Ở QUÊTự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa.***Đang dừng xe chờ qua phà tôi bỗng thấy bàn tay ai đó vỗ mạnh vào...
Đọc tiếp

    Tóm tắt văn bản sau và nêu suy nghĩ về tình bạn.  Mọi người giúp mình với. Mình cảm ơn rất nhìu                                                       

BẠN Ở QUÊ

Tự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa.

***

Đang dừng xe chờ qua phà tôi bỗng thấy bàn tay ai đó vỗ mạnh vào vai, định thần quay lại nhận ngay ra là Hạ, khuôn mặt sạm nắng, chiếc mũ vải bạc phếch che mái tóc vàng ệch, lòe xòe trước trán, nụ cười hết cỡ khoe hai chiếc răng khểnh trông rất ngộ. Tay bê rổ ổi giọng nó vồn vã:

- Đi đâu vậy? Đợi tý, tao gửi cho con mày mấy quả ổi. Món này con Giang và thằng Hiếu nhà mày chúng thích phải biết.

Vừa nói Hạ vừa đặt rổ ổi xuống mé đường và với tay lấy chiếc túi bóng, nó lựa nhưng quả căng tròn trong rổ cho đầy túi treo vào ghi đông xe cho tôi. Thấy vậy tôi cản lại bảo:

- Buôn bán lãi lờ được bao nhiêu mà cho nhiều thế này chứ. Thôi để mà bán, tao không lấy đâu!

- Mày không nhận tao giận đấy. Có mấy quả ổi vườn nhà thôi chứ có gì to tát đâu mà ngại ngiếc gì. Cầm về cho con nó vui. Tao cho con mày chứ có cho mày đâu. Bảo chúng là của bác Hạ cho. Lâu lắm không gặp bọn trẻ chắc lớn lắm rồi nhỉ? Nhớ ngày con Giang về nhà tao dạo còn bé ấy, dẫn nó ra vườn ổi, hái cho mấy quả, con bé thích thú ăn ngấu nghiến và vẫn không quên bảo để phần cho em Hiếu nữa.

 

Tự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa. Tôi bảo Hạ:

- Vào quán nước kia ngồi nói chuyện tý, lâu rồi mình không gặp nhau.

Hạ ngồi trước mặt tôi, chân co, chân duỗi, nhấp nhổm, người vất vả đến dáng ngồi cũng khắc khổ. Khuôn mặt sạm đen, xen lẫn nhưng vết nhăn hằn sâu trên khóe mắt do dầm mưa dãi nắng cả ngày trên đồng ruộng, và đến mua thu hoạch thì lại đày mình suốt ngày dưới trời mưa, nắng trên mặt đường thế này để bán. Khi thì ổi, lúc thì ngô, khoai đủ thứ mà vợ chồng Hạ làm ra từ vườn bãi của nhà. Trời nắng nóng, chiếc áo xộc xệch vậy mà mồm thì vẫn cứ líu lo:

- Lâu lắm không gặp mày. Hai đứa trẻ chúng học lớp mấy rồi? Con Giang thích ăn ổi lòng đỏ nhất về chọn cho nó, quả màu vàng sẫm hơn là ổi đỏ nhớ nhé. Khi nào rảnh đưa vợ con về tao chơi tha hồ chọn, ổi gì cũng có.

Hạ vẫn tốt như thế ! Vẫn luôn sởi lởi và rộng rãi với bạn như thế! Nó nhớ cả những sở thích của con gái tôi. Hạ vẫn nghèo như thế. Nhưng nó cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, vẫn coi như vậy là hạnh phúc.

Tôi và Hạ ở cùng làng, học với nhau suốt những năm phổ thông. Hạ học kém nhưng lại rất khéo tay và làm cái gì cũng rành. Nó thường bảo với bọn tôi là "tao ghét học chữ nghĩa và có lẽ vì thế chữ nghĩa cũng ghét tao nên tao học không vào, tao chỉ thích làm những gì mình thích thôi". Nhớ ngày còn bé chúng tôi cùng chăn trâu, tắm sông, cùng bắt cua, tát mương bắt cá. Hạ rất sát cá, là tay bắt cá có hạng, nhớ có lần đi hôi cá ở đầm hợp tác. Cá chuối khi nước cạn thì chúng chui hết vào những hang được chúng đào trong đám cỏ lăn mọc tua tủa như những que tre. Tôi loay hoay cả buổi chiều bắt được đúng 2 con cá chuối và một con cá trê bằng cổ tay, trong khi Hạ bắt được một giỏ đầy có tới gần yến cá. Thấy tôi được ít nó bắt cho tôi hẳn 7 con, nó bảo cho thế để đủ chục con. Còn đá bóng thì Hạ là một tiền đạo xông xáo quyết liệt với những cú xoạc bóng rất gan dạ. Nhiều trận về, chân, đùi xây xát, mau me bê bết. Trông mà ái ngại cho nó, tôi bảo "mày hăng quá thế nguy hiểm lắm", nó ậm ừ cho phải phép nhưng rồi cứ xung trận là nó lại dũng mãnh như thế. Ở phe với nó chúng tôi thường giành phần thắng, nên khi lũ trẻ chia quân đứa nào cũng muốn nhận nó về phe mình, nhiều khi vì thế mà cãi nhau to. Những ngày mưa rét thả trâu ra đồng, Hạ thường khoét lò làm bếp để cả bọn đốt sưởi, khoai sắn thì cắt cử nhau, nhà nào có gì mang nấy, sắn, khoai nướng cháy đen nhẻm, khi ăn than tro bôi ngoe ngoét, mặt đứa nào, đứa nấy đầy vết nhọ trông như lũ hề vậy, thời ấy đói khổ nhưng mà vui, đứa nào có gì cũng dấm dúi giấu bố mẹ để mang đi chăn trâu cùng chia nhau ăn. Vì vậy mà chúng tôi trở nên thân thiết gắn bó với nhau. Hễ có đứa nào vắng là cả lũ đều nhớn nhác hỏi han, mong đợi. Hạ khéo tay, chăm chỉ lam làm nhưng số phận lại không chiều theo nó. Hạ vất vả sau khi học hết phổ thông, gia đình khó khăn nên Hạ ở nhà làm ruộng ít lâu sau nó lấy vợ. Sau khi có với nhau một đứa con gái, không chịu được cảnh nghèo khó của nhà nông, vợ nó chạy đi lao động bên Đài Loan, hơn năm sau nó gửi thư về đòi ly hôn. Vậy là nó lấy thằng chồng Đài Loan già hơn nó hai chục tuổi. Bỏ lại Hạ và đứa con gái khi đó mới 3 tuổi. Một thời gian sau nó lấy vợ mới, cô vợ này hiền lành chăm chỉ nhưng lại bệnh tật ốm đau liên miên. Hai đứa sinh thêm được một thằng con trai. Mình Hạ phải xoay sở đủ mọi nghề để nuôi vợ con, từ làm vườn, cấy lúa, dịp nông nhàn thì chạy chợ buôn bán đủ thứ rồi giao hàng bánh kẹo các loại...nói chung cứ việc gì làm ra tiền là Hạ làm mà không nề hà. Cuộc sống vất vả như vậy nhưng Hạ vẫn luôn vui cười, gặp người quen từ xa đã vồn vã chào hỏi oang oang. Chỉ bạn bè thân là hiểu hoàn cảnh của Hạ và thường cảm thông chia sẻ với nó. Nhìn nó cứ vui như thế chả biết nó có thấy mình nghèo, mình vất vả nữa không? Thấy bạn quen là hồ hởi lấy ngay đồ mình đang bán cho mà không hề tính toán. Hạ cứ vô tư thoải mái cười như là hạnh phúc lắm ấy. Không rượu chè, cờ bạc. Khi về nhà Hạ thường chăm lo cho con, từ tắm gội, giặt rũ vì Hạ thương vợ yếu đau luôn, mọi việc thường dành làm cả. Nó bảo: "Vợ mình yếu làm lụng nhiều nhỡ ốm ra, tiền thuốc men nằm viện lại quá tội, việc nhà mình làm ào cái là xong, đỡ cho vợ mà mình lại yên tâm". Ngoài ra Hạ cũng có thú vui nuôi cá. Nhìn nó đang hồ hởi kể chuyện làm ăn tôi bỗng nhớ tới cái đầm cá hợp tác ngay giữa làng liền hỏi Hạ:

- Đầm cá làng ta giờ thế nào rồi?

Nó bỗng ngây ra một chút rồi bảo:

- Ban đầu người ta cho đấu thầu, mình tham gia đấu thầu trúng được 3 năm, nuôi cá kể cũng vui vì mình thích nên chịu đấu thầu giá cao gấp rưỡi hội đồng đưa ra. Làm được hai vụ thu hoạch cá trả hết tiền thầu còn lại được mấy chục triệu, thấy vậy bọn ghen ăn ghét ở tìm cách hại mình, năm thứ ba cá nuôi đang lớn sắp được thu thì bị chúng thả thuốc sâu. Sáng ra thăm đầm thấy cá chết nổi trắng cả mặt đầm. Vậy là đi đứt mấy trăm triệu. Buồn quá mình cũng bỏ thầu luôn. Một thời gian sau mấy tay lãnh đạo địa phương chia nhau chiếm cả đầm, họ không nuôi cá mà lấp đi làm ruộng. Gần đây nghe nói họ chuyển đổi thành đất thổ cư, chia lô bán kiếm lời chia nhau. Đất đai ở làng mình giờ cũng sốt xình xịch chả khác gì thành phố đâu mày ạ. Nhiều vụ cha con đánh chém, kiện cáo nhau ra tòa cũng chỉ vì đất thôi. Làng giờ không còn yên ả như thời mày ở nhà đâu, chán lắm. Giàu thì có giàu, nhưng tình người thì cứ hao mòn rơi vãi đâu hết cả !

Kể đến đây tôi thấy mặt Hạ trùng xuống buồn thiu! Tôi an ủi nó:

- Thôi kệ họ, mày cứ chăm lo gia đình của mày cho chu đáo và nhớ giữ gìn sức khỏe, làm ăn chân chính rồi sẽ có ngày khá giả đừng nghĩ chuyện bao đồng làm gì cho khổ!

- Ừ tao cũng chỉ nghĩ thế, vả lại mình cũng chả làm gì khác được. Nghèo như tao mà chúng mày vẫn coi là bạn, vẫn gặp gỡ trò chuyện, không khinh tao như thế này là tao vui và hạnh phúc lắm rồi!

Tôi rút ví lấy tờ 5 trăm nghìn dúi vào tay nó bảo:

- Lâu không về chơi với vợ chồng mày được, có mấy đồng tao cho hai đứa con mày, thêm vào tiền sách vở. Hẹn vợ chồng mày khi nào rảnh tao sẽ đưa vợ con về chơi thăm vườn tược của vợ chồng mày.

Thấy tôi làm vậy nó rãy nảy bảo:

- Mày thương hại tao sao mà làm thế này? Tiền mày còn nuôi vợ con. Tao vẫn ổn mày không phải làm thế.

- Tao cho con mày chứ có cho mày đâu? Về bảo hai đứa nhớ phần ổi cho bác Hoàng, hôm nào bác về ăn.

Nghe thế nó thần mặt ra không nói gì, giơ bàn tay nắm chặt tay tôi, giọng nó bỗng run run:

- Tao cảm ơn mày, mày vẫn là thằng bạn tốt nhất của tao, hẹn mày dịp nào về chúng mình cùng câu cá, nướng lá chuối chấm muối ớt ăn với nhau cho khoái nhé.

Tôi chia tay Hạ mà trong đầu luôn ám ảnh bởi những câu nói chân thật và cử chỉ hồn nhiên chân chất của nó. Bẵng đi một thời gian khá lâu. Hôm đó trời mưa âm u, tôi đang ở văn phòng cơ quan thì nghe bảo vệ gọi điện yêu cầu ra cổng gấp. Đến nơi thấy Hạ đang ngồi trong phòng bảo vệ, chiếc áo màu xanh bạc phếch, vẫn chiếc mũ vải cũ kỹ đội trên đâu, chân đi đôi dép tổ ong mòn vẹt. Thấy tôi Hạ đứng dậy cười vang và nói oang oang:

- A Thằng Hoàng đây rồi! Ôi giời tìm gặp mày mà khó quá, nói là bạn thân nhưng họ không tin, nên không cho vào. May quá mày ra đây rồi!

Anh bảo vệ thấy vậy đứng như trời trồng, nhìn Hạ chạy đến ôm lấy tôi. Như biết lỗi anh bảo vệ phân bua:

- Thưa anh trông bác ấy thế này nên em không dám cho vào. Anh thông cảm.

Tôi ôm lấy Hạ và bảo cậu bảo vệ:

- Đây là bạn tôi, lần sau nếu anh ấy đến cậu nhớ đưa anh ấy vào ngay nhé!

Tôi dẫn Hạ vào phòng làm việc của tôi, mời Hạ ngồi xuống xalon, cô thư ký lịch sự chào khách và đi pha nước. Thấy vậy Hạ mắt chữ a, mồm chữ o nó ngó nghiêng một lượt khắp căn phòng rồi bảo:

- Mày làm gì mà oách thế này? Ôi tao không ngờ mày là sếp ở cái cơ quan to đùng này ! Chả trách bảo vệ không cho tao vào cũng đúng! Trông tao nhếch nhác quá. Xin lỗi vì đã làm mất thể diện của mày!

- Mày nói linh tinh gì thế, mày cứ coi tao với mày như ngày xưa đi. Mày ra tận đây gặp tao hẳn có chuyện gì quan trọng hả, nói đi rồi tí nữa tao đưa mày đi ăn trưa. Chiều nay tao được nghỉ nên sẽ đưa mày dạo một vài nơi trong thành phố.

- Ấy chết, tao không dám phiền mày thế đâu. Chả là thế này, mồng 10 này tao lên nhà mới, vợ tao bảo lên mời vợ chồng mày về ăn với chúng tao bữa cơm mừng tân gia vậy thôi. Vợ tao nó bảo mang lên cho mày mấy chục trứng vịt. Nhà tao nuôi, nó đẻ nhiều lắm. Còn giờ tao về để mày còn làm việc.

- Không được tao đã bảo thế rồi. Giờ đi ăn cơm cái đã.

Tôi đưa Hạ xuống ga ra lấy ô tô rồi đi ăn cơm. Cơm nước xong tôi đưa Hạ đến siêu thị chọn mua cho Hạ một bộ com lê và hai chiếc áo sơ mi, một đôi giày. Hạ không muốn nhưng trước thiện tình của tôi nó không thể từ chối. Tôi bảo:

- Tao muốn mày vào nhà mới phải có bộ cánh tươm tất một chút cho oách chứ!

- Ôi tao ngại, sợ mặc không quen mọi người lại cười!

Cuối chiều tôi đưa Hạ ra bến xe buýt về nhà. Dọc đường Hạ cứ suýt xoa cảm ơn tôi đã biệt đãi nó như vậy. Nhìn Hạ đứng liêu xiêu chờ xe buýt tôi thấy vừa thương vừa cảm mến nó, một người bạn nghèo tiền bạc nhưng giàu tình cảm, sống thẳng thắn chân thành, mộc mạc như cây khoai, cây lúa quê tôi. Tôi mừng vì sau bao năm bươm bả thì giờ đây Hạ đã xây được căn nhà kiên cố và khá hiện đại cho vợ con. Dọc đường về tôi tự nhủ nhất định mồng 10 tôi phải đưa vợ con mình về dự lễ tân gia mừng cho vợ chồng Hạ.

Chiều đầu hạ 8/5/2020

Bùi Nhật Lai

0

chưa hiểu đề bài của bạn

11 tháng 2 2023

ơ hay hỏi tớ làm chi