Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận cuar em về đoạn thơ sau:
Thu tới ngoài kia
Nghe hương thơm trong cái ngọt
Nghe nhựa ấm trong cành thưa
Nghe run rẩy tiếng ru lúa chín
Xôn xao cuống lá rụng thay mùa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thu tới ngoài kia...
nghe nhân thơm trong trái nặng
nghe nhựa ấm trong cành thưa
nghe đưa đẩy tiếng gió ru lúa chín
xôn xao cuống lá rụng thay mùa..........
^^
lời đề tựa cho bức tranh thu thật ngắn gọn :" thu tới ngoài kia..." ....
mình nghi ngờ về cách đếm mùa của cố nhân... tháng 7, 8, 9 là mùa thu phải ko? thế mà đã thấy heo may đâu? đã thấy sương chùng chình qua ngõ đâu?... thu về chưa hả trời xanh mây trắng ngoài kia?
chiều nay ngồi ở nhà Trang, bên này gió dịu lắm... thế mà hình như vẫn ko đủ để làm mình yêu cái tháng 7 này, yêu buổi chiều bình yên hôm nay ....chỉ thinh thích thôi... ^^ hiiiiii
từ nhà Trang, góc ngồi này mình có thể nhìn thấy trường cấp 2 Nguyễn Huệ, 1 thời say mê học văn và "cảm Thu" nhờ từng áng thơ cô giáo giảng mỗi ngày.... "thu đẹp nhưng buồn...." ôi cái điệp khúc và là luận đề ko bao giờ làm cạn vốn văn chương....
.........
buồn ngủ quá, hôm nay lại ở đây cả ngày giúp Trang trông shop thời trang mới mở, đi lại như cá cảnh, nịnh khách mỏi miệng, rồi lại quay sang ngồi ôm máy tính, chống cằm viết lách tí cho thay đổi ko khí....
mình nghỉ thêm 10 ngày nữa là lại đi học rồi, xong 1 summer holiday ko tệ.... ở nhà ăn nhiều lắm, ăn vô tội vạ, ngủ cũng tràn lan, có khi vừa ăn vừa ngủ ^^ thỉnh thoảng buổi tối đi đàn đúm với các bạn, với mấy đứa em gần nhà, về bà ngoại chơi hay nằm co co chơi game, xem phim cũng thấy thú vị....nói như thế là vì mình dễ hài lòng với những điều giản dị phải ko? hihi
..... tớ cũng định show 1 vài pô ảnh lên đua đòi với cả nhà đấy, nhưng sợ bị ném gạch nên tớ phải thăm dò ý kiến trước, rằng thì là mà cho tớ được đứng cạnh chú Lê Quang Minh trên forum này nhá ? để tớ được sĩ diện với đời..... bởi vì cuộc sống là ko chờ đợi... bởi vì ...... tớ sẽ chẳng thể là tớ nếu thiếu chú Minh ....^^ chụt chụt...... nếu đồng ý thì nhớ giả vờ mắng tớ te tua 1 chút để tớ lấy khí thế post ảnh nha!!!! khì khì.
P/S: con gái lớp mình nhớ vào thăm shop nhà Trang nhé ! từ A-Z, gi gỉ gì gi, cái gì cũng có ! trời thu mát mẻ dần rồi, lại sắp đến đầu năm học mới, hay ai đó bắt đầu 1 công việc mới....đi mua sắm ko phải là rất đúng thời điểm và dễ chịu sao! hi, giá cả phải chăng, áo quần sặc sỡ, tắc kè..... chủ nhà dễ tính, có quà tăng đặc biệt cho các hotboy C2 khi ghé thăm..
- HS chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ: “Nghe”( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Nêu được tác dụng của BP từ từ ẩn dụ đó
+ Tác giả nghe thấy những điều không nghe được bằng thính giác: Đó là sự thay đổi tinh tế của thiên nhiên: hương thơm của “nhân trong quả”, sự ấm áp của “dòng nhựa trong cành cây” và cả âm thanh xôn xao của “cuống lá rụng thay mùa”.
+ Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
+ Phép ẩn dụ đã góp phần làm tăng giá trị gợi hình, giá trị biểu cảm sâu sắc cho đoạn thơ.
Gợi ý:
Đoạn thơ sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tác giả đã: “ nghe” thấy những điều không nghe đượcbằng thính : Đó là sự thay đổi tinh tế của thiên nhiên: “ Hương thơm, nhân thơm trong trái nặng”, sự ấm áp của dòng nhựa trong cành cây và cả âm thanh “ Xôn xao cuống lá rụng thay mùa”.
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
Phép ẩn dụ đã góp phầnlàm tăng giá trị gợi hình, giá trị biểu cảm sâu sắc cho đoạn thơ.
Nội dung:cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Âm thanh của Người đã đặt vào câu thơ đầu tiên với từ "nghe", dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình tháy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
Đoạn thơ đã miêu tả khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đầy ấn tượng. Phép điệp từ kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe" đã cho thấy cả đất trời, vạn vật đều như đang chuyển mình. Cây cối đều như kết đọng những tinh chất dịu ngọt và cả hương thơm, và cả chất nhựa sống. Phép nhân hóa khiến lúa cũng như một đứa trẻ còn nằm nôi, được "ru" để lớn, để trưởng thành, để "chín". Phép đảo ngữ kết hợp với từ láy "xôn xao" đã nhấn mạnh ấn tượng - đặc trưng của mùa thu - mùa thay lá. Như vậy, chỉ trong một khổ thơ, tác giả như thu vào đó được cả toàn bộ cảnh tượng và làm tường tỏ khoảnh khắc giao mùa. Khúc giao mùa trong khổ thơ hiện lên thật sinh động, thật đẹp.