K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Mùa thu, là mùa của sự chia ly. Năm ấy, khi thu sang cũng là khi bà tôi ra đi. Trong tôi khi ấy, sự tiếc nuối cùng nỗi buồn ly biệt làm nước mắt cứ trào mãi không thôi. Tôi rất hối hận vì đã làm bà buồn . Nhưng bà đi rồi, làm sao xin lỗi đây? Giờ đây, mỗi khi đứng trước bàn thờ bà, tôi chỉ biết âm thầm xin lỗi và hứa với bà sẽ cố gắng chăm ngoan để trên ấy bà không buồn nữa, tự hào hơn về người cháu thân yêu

14 tháng 1 2019

Đã lâu rồi, tôi mới cùng gia đình về thăm ngôi làng xưa. Cái làng đã nuôi cha mẹ chúng tôi đến lúc trưởng thành, đã gắn bó biết bao kỉ niệm tươi đẹp của ông và cháu, là nơi chứa đựng tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ của tôi trong vòng tay tràn đầy tình thương của ông bà. Nay những hình ảnh ấy đã quá xa vời đối với tôi, nhưng bao nhiêu kí ức thuở ấy vẫn còn ùa về trong tôi 1 cách sâu đậm. Nay về làng, tôi thắp nén hương lên bàn thờ ông. Ông ra đi để lại cho gia đình và họ hàng sự tiếc thương vô hạn...Tôi nhớ như in cái ngày hôm ấy, ba mẹ tôi còn cực khổ, bữa cơm trong nhà chẳng bao giờ được đầy đủ. Cha mẹ tôi đành gửi tôi về quê sống với ông bà để có thời giờ đi làm thuê, làm mướn. Ngày đầu gặp ông bà mà cứ ngỡ là người lạ, cứ khóc ré lên. Sau rồi, ông tôi mới ẵm tôi đi vòng quanh cái vườn nho nhỏ, tự tay ông trồng rất nhiều loại cây.Cứ vậy, tôi lớn dần trong sự dạy dỗ, chăm sóc chu đáo của ông và bà. Tuổi thơ tôi ngày một lớn dần trong những kỉ niệm vui và đáng nhớ, ấy là khi tôi cùng ông thả diều trên cách đồng cỏ, là khi tôi được ông bế lên lưng trâu, khi tôi được ông chỉ cho tên của từng loại cây ông vun trồng,...Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong tôi là khi tôi cùng ông vun trồng cây xoài cát, bây giờ đã thành 1 cái cây to cao, rộng lớn, phủ bóng mát cả 1 góc vườn. Xoài rất ngọt, ngọt như tình yêu của ông dành cho con cháu vậy! Ngày cha mẹ đón tôi về ở cùng, cũng là lúc tôi sắp rời xa mái trường mầm non bước vào ngôi trường mới lạ, chẳng có bạn bè như ở làng, chẳng có trò rồng rắn lên mây nữa,.. Tôi lại nhớ về ông, nhớ về kỉ niệm thời thơ ấu,... Lúc ông bệnh nặng, gia đình tôi vội vàng thu xếp công việc để về quê, nhưng cả nhà chưa về đến làng thì hay tin cô út báo:" Ông đã mất rồi..." trong tiếng khóc nức nở, lúc ấy tôi chẳng thể nào kìm được nước mắt,... Ông đi xa rồi nhưng trong tâm trí của tôi luôn có hình bóng quen thuộc như đang dõi theo tôi trong cả cuộc đời là người ông đôn hậu, luôn yêu thương con, cháu.

Bài mik tự làm, có sai sót gì mong bạn thông cảm!!

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Tôi đi học" đã được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.Câu bị động: in đậm.
17 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

Tham Khảo

Bố mẹ giống như những thần tiên đối với tôi vì họ đã cho tôi một cuộc sống đầm ấm nhưng Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là nguời đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tướng sâu sắc trong tôi.

Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương củ a mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm

26 tháng 7 2021

...

 

11 tháng 3 2021

mk cần gấp mọi người ơi

11 tháng 3 2021

Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.

16 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

16 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà hình ảnh buổi tựu trường đầu tiên không phai mờ trong kí ức của em. Sáng hôm ấy, mẹ gọi em dậy sớm. Sau khi tập thể dục và vệ sinh các nhân xong, em ra ăn sáng. Trong lòng em thấy rất phấn khởi và rất vui xen lẫn vào đó hơi có sự lo lắng, sợ hãi. Lần đầu tiên mặc bộ đồng phục của trường, em thấy mình lớn hẳn lên. Vào đúng 7 giờ, mẹ đưa em đến trường. Trường của em là trường Tiểu học Cát Linh. Đến trường, em thấy trường rất đông vui. Em thấy có bạn cầm cờ, cầm hoa. Ở trường tiểu học em thấy nhiều bạn hơn, nhiều cây hơn. Lúc đó mẹ em đưa em đến lớp 1G, lúc sau mẹ đi ra. Em thấy rất sợ, đúng lúc đó cô giáo ra vỗ về và an ủi em. Buổi chiều, tan học, mẹ lại đón em về nhà, em khoanh tay chào cô và ra về cùng mẹ. Buổi tựu trường của em là vậy đó.

25 tháng 11 2017

viết về bà

25 tháng 11 2017

“Lại đây con ơi, nhanh lên,  lại đây bà quạt cho nào. Đi đâu về mà mồ hôi mồ

kê vã ra như tắm thế… !”. Câu nói ấy có lẽ chẳng bao giờ tôi được nghe từ người

bà thân yêu của mình nữa. Bố mẹ tôi đi làm xa. Để tôi lại cho bà nội nuôi. Có lẽ

bởi vì thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ nên tất cả tình cảm tôi đều dành cho

bà hết, và bà cũng vậy, cũng dành hết tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng,

đáng thương của mình.

     Bà nuôi tôi đến lúc tôi mười hai tuổi thì bà mất. Lúc ấy, tôi hoàn toàn suy sụp

về mặt tinh thần, nhưng may sao, mẹ đã để hết lại công việc cho bố mà về nhà

chăm sóc tôi. Mặc dù đã có mẹ ở bên cạnh nhưng hình ảnh của bà trong tâm trí

tôi vẫn lấp lánh như một vì sao sáng trong đêm tối, một vì sao mà suốt cả cuộc

đời này có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi còn nhớ rất rõ, có một lần, tôi

lỡ tay làm vỡ cái chén mà bà rất quý, những tưởng bà sẽ đánh tôi, nhưng trái lại

với suy nghĩ của tôi, bà chỉ nhẹ nhàng nói : “ Lần sau con nhớ chú ý hơn nhé !

Thôi, cứ để những mảnh vỡ này bà dọn cho, con “sờ” vào rồi lại chảy máu ra thì

khổ lắm ! ” Thay vì làm chảy máu tay tôi, nó đã khứa vào người thu dọn là bà !

Lúc ấy, tôi lo lắm, vội đi tìm bông băng định băng lại cho bà. Nhưng, bà bảo bà

sống nghèo khổ quen rồi, không cần dùng đến bông băng làm gì cho “rách việc”.

Thế rồi, bà xé một mảnh vải trên chiếc áo đã rách dở của mình và nhờ tôi băng

lại. Chạm vào bàn tay thô ráp của bà, tự nhiên sao tôi thấy chạnh lòng, rồi bất

chợt, tôi òa khóc như hồi còn bé tí vậy. Bà cũng khóc, hai bà cháu ôm chặt nhau,

khóc như mưa… ! Tôi thích nhất là những lúc được cùng bà sàng gạo, nhặt củi.

Ngoài những lúc đi học ra, tôi quanh quẩn bên bà suốt ngày không rời. Lúc nào

nhìn thấy tôi, bà cũng giục tôi ngồi vào bàn học. Còn tôi thì cứ khất lần hết lúc

này qua lúc khác .Nói là nói thế thôi chứ thực ra, bà cũng nghiêm nghị lắm. Có

nhiều lúc, tôi không chịu học, bà bắt tôi ngồi vào học bài cho bằng được, bà bảo :

“ Con à, ngày xưa ông bà cố nghèo lắm, không có tiền để cho bà đi học... Mặc

dù vậy, bà vẫn mơ ước được một lần đến trường- được học hành như chúng bạn.!

Đời bà tăm tối, nghèo khổ, đã không được học rồi. Bây giờ, con phải cố gắng học

, học cho con và cả cho bà nữa nhé ! ” Nghe bà nói vậy, tôi lại tự nhủ rằng phải

học thật tốt, thật giỏi để không phụ lòng mong đợi của bà.  

   Mặc dù, giờ bà đã đi xa, nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi những buổi chiều ngày

ấy... Những buổi chiều với bộ quần áo nâu, đỏ đất, cầm trên tay gói bỏng nóng,

bà kiên nhẫn chờ đợi tôi ở cổng trường. Mặc dù rất thích món quà của bà nhưng

tôi lại thường xuyên bị bạn bè chế giễu : “ Này, lớn thế rồi mà còn nhõng nhẽo,

lêu lêu, xấu hổ quá ! ” Rất tức, nhưng để vui lòng bà, tôi vẫn phải nhận. Nhưng

rồi, một hôm, vì không thể chịu nổi những lời chế giễu, châm chọc đáng ghét của

đám bạn, tôi thẳng tay vứt luôn gói bỏng  xuống  cống nước gần đó. Thấy vậy

nhưng bà chẳng nói gì. Đến tối, sau khi dọn cơm cho tôi ăn, bà lẳng lặng ra sau

vườn. Thấy lạ, tôi bèn mon men đi theo xem có chuyện gì không... Trong bóng

tối, dưới ánh trăng sáng, tôi thấy rõ mồn một hai hàng nước mắt lăn dài trên gò

má nhăn nheo của bà... Không thể chịu nổi nữa, tôi chạy lại bên bà ! Thấy

động,

bà vôi vàng vén áo lau nước mắt, làm như không có chuyện gì. Nhưng không, tôi

đã biết hết, bà buồn vì chuyện chiều nay... Tôi ôm lấy bà, xúc động, nghẹn ngào

trong nước mắt, tôi nói : “ Bà ơi, con xin lỗi bà nhiều lắm, từ nay con sẽ không

làm như vậy nữa, bà tha lỗi cho con, bà nhé ! .” Nghe tôi nói vậy, bà mỉm cười :

“ Không sao đâu con à, bà không buồn đâu, bà yêu con nhất mà, yên tâm đi”.

Nói rồi, bà xoa đầu tôi, hai bà cháu tựa đầu vào nhau, cùng nhau nghe tiếng rả

rích râm ran của côn trùng trong đêm, ngắm trăng tròn và sáng !...  

         Một trong những kỷ niệm mà tôi còn nhớ đến nay, đó là những câu chuyện

cổ tích mà bà kể. Một buổi chiều, bà thì nằm trên chiếc chõng tre, tôi ngồi bên

cạnh bà, nghe bà kể chuyện. Những câu chuyện như : Thạch Sanh, Tám Cám,

Thỏ và Rùa ...đều được giọng kể của bà miêu tả lại một cách rất sinh động... Bất

chợt, bà dừng lại, bà nói : “ Sau này, bà ước gì cháu của bà có công ăn việc làm

đàng hoàng, đi làm kiếm được nhiều tiền, xây cho bà một ngôi nhà thật lớn. À mà

không biết lúc ấy bà có còn sống để mà xem con trưởng thành hay không nữa…

Tôi ngắt lời bà : “ Bà ơi, bà đừng lo, sau này cháu sẽ đi làm, đi làm kiếm được

thật là nhiều tiền, sẽ xây cho bà một ngôi nhà thật là lớn, có một cái hồ nước

rộng với hai con ngỗng trắng- loài vật mà bà vẫn thích nhất đấy, bên cạnh là một

chiếc võng đu màu nâu gỗ lá để hai bà cháu mình ngồi bên nhau, bà nhé... !

gật đầu không nói gì, chỉ mỉm cười khe khẽ, và… tôi gối đầu vào lòng bà, bà ru

tôi ngủ :  

                         “ À ơi… Con ong làm mật yêu hoa

                 Có cá bơi yêu nước…a…a… con chim ca yêu trời…

Dưới mái hiên, một đôi mèo tam thể nằm gọn vào lòng nhau, chúng riu riu ngủ

dưới những tia nắng và gió nhẹ đôi lúc khẽ thoảng qua...  

        Chừng vài tháng sau thì bà mất... Cuộc đời của bà bên tôi đẹp lặng lẽ như

thế đấy, suốt đời bà chỉ biết lo lắng, tần tảo chăm sóc từng li từng tí cho tôi. Mặc

dù mẹ cũng rất thương yêu, chăm sóc, lo lắng cho tôi như chính bà vậy, nhưng,

không hiểu vì sao trái tim tôi vẫn cảm thấy trống vắng đến lạ, trống vắng một

hình ảnh người bà cùng với những kỷ niệm, ký ức đẹp của một thời tuổi thơ

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…

19 tháng 7 2021

Tham khảo

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen đi bộ vào mỗi sáng. Khuôn mặt của bà tròn trịa, phúc hậu. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà dài ngang lưng, đã bạc trắng hơn nửa. Bà em còn là một người yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng với lời ầu ơ ngọt ngào bà ru, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà hiền hậu này của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

19 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: 

Người tôi yêu nhất trong nhà chính là mẹ. Mẹ tôi năm nay ngoài bốn mươi tuổi rồi nhưng nhìn mẹ vẫn còn trẻ lắm. Khuôn mặt mẹ thanh tú, nước da rám nắng vì sương gió. Mái tóc mẹ không quá suôn mượt nhưng luôn thơm mùi bồ kết. Đôi bàn tay mẹ in hằn những vết chai sần vì vất vả làm việc để nuôi chúng tôi ăn học và lo cho cả gia đình. Mẹ tôi là một nông dân. Hằng ngày mẹ tôi ra đồng làm việc từ lúc sáng sớm đến chiều tối mới về. Nhưng mẹ không bao giờ than mệt mà sau khi đi làm về, mẹ vẫn nấu cơm, giặt giũ và kèm cặp chúng tôi học. Mẹ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời và tôi thương mẹ vô cùng!
Câu 2: 

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi? Kia rồi! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to: Bà ơi! Cháu về thăm bà đây! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

7 tháng 3 2019

1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

4. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác – người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.