1. Viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt....giưa chốn thảo hoa không tên không tuổi.
(ko chép mạng. help me!!!)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.
Sân trường em có ba cây bàng mà các bạn trai gọi một cách hóm hỉnh là "cụ bàng". Gốc bàng to, thân cây gù, nổi thành nhiều bướu, mỗi bướu có hình thù khác nhau trông rất cổ quái. Mùa hè, tán bàng xanh biếc, bóng mát tỏa rợp sân trường là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi. Mùa thu, lá bàng đỏ ối như những chiếc quạt lụa óng a óng ánh tuyệt đẹp. Cây bàng là vương quốc của đàn chim sâu, còn đối với chúng em, nó là người bạn thương yêu của tuổi thơ.
Mỗi dịp nghỉ hè, em lại được bố mẹ cho về quê chơi. Em thích nhất là được thức dậy sớm và đón bình minh trên cánh đồng cùng ông nội. Ông mặt trời từ từ vươn mình qua những dãy núi phía xa. Những ánh nắng tinh nghịch chiếu xuống mọi sự vật như đang tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên. Cánh đồng lúa bát ngát với những bông lúa xanh mơm mởn lắc lư trong gió. Em hít một hơi thật sâu và cảm nhận sự thanh bình, êm ả của buổi bình minh trên quê hương. Nó thật đẹp biết bao!
tham khảo:
Những ngày cắp sách đến trường sẽ thật vui và ý nghĩa hơn khi có một người bạn luôn đồng hành . Bản thân em cũng vậy người bạn thân của em tên là Yến. Yến không được cao cho lắm cậu ấy với chiều cao khiêm tốn 1m55 trông rất đáng yêu. Cậu ấy nhìn hơi gầy vóc dáng mảnh mai. Khuân mặt trái xoan rất hợp với mái tóc ngắn . Mắt Yến ấy rất đẹp, nhìn vào là bạn sẽ bị mê hoặc liền, đôi mắt to tròn, đáng yêu. Đôi lông mày đen láy ai nhìn cũng ghen tị. Trong mắt em cậu ấy thật xinh xắn. Yến luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Chính vì vậy cậu ấy được mọi người yêu quý. Kỉ niệm với Yến rất nhiều nhưng có một lần em nhớ mãi. Chính qua lần đó mà tình cảm chúng em dành cho nhau càng bền chặt hơn. Có lần em trốn học đi chơi. Khi bố mẹ biết đã mắng em rất nhiều. Em tức giận bỏ nhà sang nhà Yến ở. Cứ ngỡ cậu ấy là bạn thân thì sẽ bênh em. Nhưng ngược lại cậu ấy còn bảo em đã sai, em cần xin lỗi bố mẹ. Và sau khi khuyên nhủ em cậu ấy đưa em về và cùng xin lỗi với bố mẹ. Qua đó em nhận ra Yến là một người bạn thật tốt. Mai sau dù có là ai và đi đâu đi chăng nữa em vẫn sẽ không cho phép bản thân mình quên yến. Cậu ấy là người bạn thực sự tốt.sau đây tôi sẽ cho các bn bt về con bn thân của tôi. tôi có 1 người bn rất thân. bn ý tên là ly. năm nay nó 11t ,nó ở xóm 5 xã xuân quan. nó là chị cả trong gia đình của nó. nó rất xinh và hiền .nó ko bao giờ để tôi phải thiệt thòi. nó là chị có 2 em. nó bt nấu cơm. lau dọn nhà cửa. tôi rất ngưỡng nó. tôi rất hãnh diện có 1 người bn như ly.( tick cho mình nhé)
Bài làm :
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)
#Hoa_2008
Bạn tham khảo :
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
mink chỉ gợi ý thôi
cái kết 1: Mã Lương cất chiếc bút đi vào 1 ngày trong giấc ngủ ông tiên ngày nào hiện lên và nói Mã Lương đưa lại câyy bút thần cho mik
cái kết 2:mọi người ca tụng Mã Lương và muốn Mã Lương lên ngôi vua sau đó thì Mã Lương đồng ý
cái kết 3:Mã Lương ném chiếc bút đi và Mã Lương trở về quê vs những người bạn ấu thơ và cuộc sống cũ
còn rất nhiều cái kết khác nếu bạn cần mik sẽ làm chi tiết hơn vì bài này mik làm rồi
Vì k có time nên mk đưa ra pài tham khảo nha ^^
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
mình chỉ viết phân tích thôi
khổ1
gặm 1 khối căm hờn => cách nói thể hiện nỗi căm hờn của con hổ khi con hổ bị giam cầm
từ "khối" thể hiện nỗi căm hờn tích tự lâu ngày => u uất vì mất tự do
=> cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh ấn tượng
khinh con người vì con người nhỏ bé và yếu thế hơn nhưng hổ lại bị giam cầm => hổ cảm thấy tức giận hơn
con hổ ý thức đc giá trị của bản thân - chúa sơn lâm, coi thường các con vật khác cùng cảnh ngộ