K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy cho biết những từ ngữ nào được nhắc lại trong những câu văn, câu thơ dưới đây. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? a, Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! b, Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau...
Đọc tiếp

Hãy cho biết những từ ngữ nào được nhắc lại trong những câu văn, câu thơ dưới đây. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

a, Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

b, Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những tiếng chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏ dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

c, Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng.

2
8 tháng 1 2019
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! - Tác dụng của điệp ngữ: + Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy. + Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.
8 tháng 1 2019
1 Một dân tộc đã gan góc Nhấn mạnh, làm nổi bật ý chí quyết tâm, sự đoàn kết của dân tộc
2 Dân tộc đó Nhấn mạnh quyền được sống độc lập, tự do, hạnh phúc
3 Đi cấy Làm rõ được sự khác biệt khi cấy giữa mình với người khác
4 Trông

Thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

I. ĐỌC HIỂU. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy.” (Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bản Tuyên ngôn độc lập)

 Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

 Câu 2.

 a) Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kì II? Tác giả văn bản ấy là ai?

 b) Trong văn bản đã học đó (văn bản em nêu ở câu 2a), tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc?

 Câu 3 Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền dân tộc? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

 Câu 4. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi. "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tỉnh mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy. ”

a) Xác định biện pháp tu từ trong câu trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

b) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào?

0
10 tháng 10 2019

Sự phối hợp nhịp ngắn với nhịp dài:

    + Một dân tộc - gan góc - chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm: nhịp 3/3/11

    + Dân tộc đó - phải được tự do; Dân tộc đó - phải được tự do: ngắt 3/ 4

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

    + tộc (T), góc (T) hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau

    + đó (T), do (B); đó (T), lập (T)

Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

    + tộc, góc (đóng); nay (mở)

    + đó (đóng); do (mở)

    + đó (đóng); lập (mở)

3 tháng 12 2021

điệp ngữ: Gian, dân tộc

16 tháng 2 2020

giúp mình với ,sao ko ai trả lời vậy

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:a. Đó là những nét tâm trạng gìb. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người...
Đọc tiếp

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?

2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:

a. Đó là những nét tâm trạng gì

b. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó

c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh

3. hình ảnh đàn gà đã hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong hồi tưởng của tác giả

4.hãy nêu cảm nhận của em về niềm vui của cháu khi mặc quần áo mới

5. hãy tìm và phân tích những chi tiết miêu tả hình ảnh người bà hiện lên trong bài tiếng gà trưa?

6 . Trong đoạn thơ cuối của bài tiếng gà trưa tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh điều gì?

7. Tác giả đã cảm nhận giá trị của Cốm một cách đầy đủ và tinh tế từ những phương diện nào ?

8. theo em qua bài Cơm này tác giả muốn gửi gắm những ý nghĩ gì về sự thưởng thức Cốm?

 

0
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.