K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Và câu hỏi đâu ???

Bài 1: Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:    Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói...
Đọc tiếp

Bài 1:

 Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

                                                                          (Sách Ngữ văn 8 tập 1 - NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Câu 3: Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?

Câu 4: Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).

Câu 5:

Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 (ghi rõ tên tác giả) có cùng đề tài?

3
29 tháng 10 2021

ko cần làm phần viết văn cũng đc nha

29 tháng 10 2021

Câu 1. Đoạn trích trên trong văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố

Câu 2. Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

Câu 3. - Bộ phận trên cơ thể con người: hàm răng, cổ, miệng

Câu 5. Lão Hạc (Nam Cao)

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi...
Đọc tiếp

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…” 1.Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 1. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. 4. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm.

0
2 tháng 4 2023

1. Kiểu câu trần thuật. Hành động nói: truyền đạt

2. Câu nghi vấn: 

'' Vì sao vậy?''

''Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất?''

Ko chắc nha ! 

* Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu văn:
+ Nội dung: Câu văn đã khẳng định giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị , khiêm nhường; là tinh hoa của đất trời và bao công sức của con người lao động tạo nên nó. Từ đó, khơi gợi niềm tự hào, tấm lòng trân trọng đối với sản vật bình dị mà cao quí, mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
+ Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh: từ láy ,tính từ: bát ngát xanh, mộc mạc, giản dị, thanh khiết…khiến câu văn nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng, giàu chất thơ.
- Phép liệt kê: Cốm là thức quà riêng biệt, là thức dâng của những cánh đồng;… mộc mạc, giản dị và thanh khiết-> Gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc; diễn tả đầy đủ hơn, cụ thể hơn, gợi cảm hơn về giá trị của cốm. 
-> Thông qua đó, tác giả thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình với một vẻ đẹp bình dị mà thanh khiết, thân thuộc mà thanh cao của cốm. Từ vẻ đẹp của cốm mà ca ngợi vể đẹp tâm hồn con người, ngợi ca thiên nhiên, đất nước

7 tháng 12 2018

tác dụng so sánh là gì ?

10 tháng 11 2021

trích trg " nam quốc sơn hà" thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 

10 tháng 11 2021

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão,...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vàichiếcnhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

(Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)

Câu 1.Đoạn trích trên được sử dụng phương thức biềuđạt:

A –Tự sự               B –Biểu cảm      C – Miêutả          D – Tự sự kết hợp với miêutả

Câu2. Thể loại của đoạn tríchtrên?

A.                     Thể kí               B. Thểtùybút              C. Thểhịch        D. Thể truyệnngắn

Câu3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

B.                      Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếutố tưởng tượng kìảo.

C.                      Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câungắn.

D.                     Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.

E.                      Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trungđại

Câu4. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Được tác giả sử dụng biện pháp tutừ:

F.                       Nhânhóa                     B. So sánh                       C. Ẩndụ              D. Điệp từ

Câu5. Từ nào trong câu văn : “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.” được được dùng theo theo nghĩachuyển:

A.Bão                              B.Bể                      C.Kính                             D. Chân

Câu6. Những từ sau từ nào không phải là từmượn?

G.                     Bìnhminh       B.Trường thọ            C. Chài lưới                     D. Lễphẩm

0
Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Như nước Đại Việt ta từ trước,……………………………….Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu...
Đọc tiếp

Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

……………………………….

Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?

Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ của các từ in đậm:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 4:Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng-Phân-Hợp làm rõ chân lí để khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước Đại Việt? Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và trợ từ. (gạch dưới câu phủ định và trợ từ đó).

1
15 tháng 7 2021

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.” 

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo, tác giả là Nguyễn Trãi

Hoàn cảnh sáng tác:

em gấp lắm ạ em sẽ tick cho mnI. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho dưới: (từ câu 1 đến câu 4)“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước...
Đọc tiếp

em gấp lắm ạ em sẽ tick cho mn

I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho dưới: (từ câu 1 đến câu 4)

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 2: (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

1
17 tháng 11 2021

Tham khảo! 

Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vàochữ cái đặt trước câu trả lời đúng:Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặttrời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗngrực lên như Tết nhà nhà đến đều...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào

chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.

Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt

trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng

rực lên như Tết nhà nhà đến đều dán câu đối đỏ.

(Trích Hoa học trò, Xuân Diệu

Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 1: Cụm từ “bình minh của hoa phượng” trong đoạn văn được hiểu là:

A. Hình ảnh hoa phượng vào mỗi buổi sớm mai, khi bình minh ló rạng.

B. Những bông hoa phượng đầu mùa, mới chớm nở.

C. Những bông hoa phượng mang màu đỏ hồng của ánh bình minh.

D. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến.

Câu 2: Hoa phượng thay đổi như thế nào khi hè sang?

A. Hoa phượng trở nên tươi non, mát dịu.

B. Hoa hòa nhịp với ánh mặt trời, chuyển sang sắc đỏ.

C. Hoa nở khắp thành phố, khắp mọi nhà chào đón Tết về.

D. Hoa nở nhiều, màu hoa đậm hơn.

Câu 3: Chủ ngữ trong câu văn: “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết

nhà nhà đều dán câu đối đỏ.” Là:

A. Khắp thành phố

B. Khắp thành phố bỗng rực lên

C. Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết.

D. Nhà nhà

Câu 4: Đoạn văn trên có mấy quan hệ từ?

A. Bốn B. Năm C. Sáu D. Bảy

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1: (1,0 điểm) Cho dãy từ: Đơn giản, hòn đá, chậm chạp, kiêu căng, cú

đá, sân bay, lề mề, cầu kì, đấu đá, khiêm nhường, phi trường.

Tìm trong những từ in đậm bên trên:

- Các từ đồng nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

- Các từ trái nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

- Các từ đồng âm:

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

- Các từ nhiều nghĩa:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Bài 2: (1,0 điểm) Phân tích thành phần câu của các câu sau đây và cho

biết câu đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo.

a. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn

nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

b. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi hương của đất ruộng cày vỡ ra, mùi

đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nằng, mùi mạ non lên sớm

xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước

đưa lên.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Bài 3. (2,0 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

a. Theo em, tại sao tác giả lại khẳng định những câu chuyện cổ giúp “nhận

mặt cha ông của mình”?

0
27 tháng 9 2019

a) Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả

Đoạn 1: Tả bao quát chiếc cặp

Đoạn 2: Tả quai cặp và hai dây đeo

Đoạn 3: Tả bên trong của chiếc cặp