K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

Trong văn bản có một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:

  • Và cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con...
  • Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
  • Tức thì cả mấy

    đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

  • Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
  • Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ
  • Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
  • ...nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ...

Phân tích và bình luận các hình ảnh:

  • Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và "Ngồi sát vào nhau như những chú gà con": có lẽ những đứa trẻ ấy đang nhớ lại những gì chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này. Hành động ngồi sát vào nhau như những chú gà con mà tác giả dùng để miêu tả những đứa trẻ ấy thật tinh tế. Nó giúp ta cảm nhận được sự yếu ớt, nhỏ bé và cô đơn của những đứa trẻ. Chúng vẫn còn rất nhỏ và cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ giống như cách mà gà mẹ vẫn làm với những đứa con bé bỏng của mình.
  • Hành động của hai đứa em hoàn toàn khác với thằng anh cả. Chúng nó vẫn thích nghe truyện cổ tích, vẫn rất chăm chú và nghịch ngợm, dù phải sống trong một căn nhà với ông bố hà khắc, người mẹ ghẻ không tốt đẹp gì. Nhưng bản tính của những đứa trẻ là hồn nhiên và vô tư. Hình ảnh mà tác giả miêu tả cho ta thấy chúng vừa là những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.
  • Khi bị ông bố bắt gặp, quát đi vào nhà, nhân vật tôi đã nghĩ về những đứa trẻ ấy giống như "những con ngỗng ngoan ngoãn" . Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương, không biết phản kháng mà chỉ cun cút là làm theo những gì ông bố nói.
  • Chúng kể cho nhân vật tôi nghe nhiều chuyện của trẻ con nhưng lại chưa bao giờ nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể ta nhận ra được ngôi nhà của những đứa trẻ ấy là ngôi nhà không có hạnh phúc. Và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa. Hình ảnh của cha và dì ghẻ chúng dường như không muốn nghĩ tới và không muốn nhắc đền. Những đứa trẻ ấy, tâm hồn của chúng bị tổn thương đến mức nào rồi?
  • Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tức là trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán. Bởi trong quá khứ, chúng có mẹ, có bà - những người phụ nữ sẵn sàng yêu thương và chăm sóc chúng. Quãng thời gian ấy có lẽ sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của lũ trẻ.
6 tháng 1 2019

+Vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Hàng xóm với ông bà ngoại là nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Ông đại tá sống với người vợ kế và ba đứa con mồ côi mẹ trạc tuổi với A-li-ô-sa. Gia đình ông bà ngoại A-li-ô- sa và gia đình ông đại tá có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mốì quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng ôn mấy đứa trẻ nhà ông đại tá chơi thân với A-li-ô-sa. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.

+Cũng chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến mấy chục năm sau Go-rơ-ki vẫn nhớ như in và kể lại câu chuyện một cách đầy xúc động.

19 tháng 11 2018

Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm

- Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”

→ Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương, côi cút

- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng “lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, những đứa trẻ hàng xóm bị áp chế

→ Những đứa trẻ bị cấm đoán, mất quyền tự do, mất sự hồn nhiên của tuổi nhỏ

11 tháng 3 2022

em có thể tham khảo:

Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.

Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về

Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

7 tháng 9 2023

a) Tác giả tả những vật gì:

-Đám mây xám đục
-Vòm trời xanh vòi vọi
-Chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ
-Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ
-Bàn chân nhỏ bé của Thuỷ
-Những gánh rau thơm, bẹ cải sớm và bó hoa huệ trắng muốt
-Bầy sáo cánh đen mỏ vàng
-Cánh đồng lúa mùa thu
-Ngọn cây xanh tươi của thành phố
b) Tác giả quan sát sự vật bằng gì: Tác giả quan sát sự vật bằng mắt và cảm xúc.

c) Ghi lại 1 chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả: Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

7 tháng 9 2023

Cảm ơn Nhân

27 tháng 9 2016

1.Những chi tiết kì lạ :

- Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng đưa xuống làm con hai vợ chồng già tốt bụng .

- Bà mẹ mang thai nhiều năm , khi chồng mất được lâu bà mới sinh hạ ra Thạch Sanh .

2.Những chi tiết đó hiện dụng ý :

- Thạch Sanh không phải người trần 

- Thạch Sanh là người kì lạ và phi thường vì mẹ mang thai rất lâu mới sinh ra Thạch Sanh .

30 tháng 9 2017

Còn câu chi tiết hiện thực giới thiệu về sự ra đời của thạch sanh đâu rồi

16 tháng 3 2019

Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng

- Cảnh sắc thiên nhiên:

     + Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

     + Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác

     + Mưa xuân: thay thế mưa phùn

     + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng

- Không gian sinh hoạt:

     + Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết

     + Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống

+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ

Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm

6 tháng 11 2021

   Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách đó của Thạch Lam .

  Trước hết, Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gay cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột . Nhưng truyện lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, trong đó sô phận những con người nhỏ bé vô danh đã được tác giả kể lại bằng một giọng kể  cảm động và vẽ lên bằng những nét vẽ đời thường mà khắc sâu. Một vầng sáng con con trên chõng hàng nước chị Tí, một ánh lửa hắt ra từ thùng phở bác Siêu, cảnh gia đình bác xẩm ngủ gục trên mảnh chiếu rách... và nhất là tâm trạng nôn nao thức đợi tàu của hai đứa trẻ.

   Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Cái bóng tối bao phù kín mít phố huyện đã được nhà văn đặc tả rất kĩ càng, tỉ mí gây ấn tượng mạnh mẽ... Đặc biệt, Hai đứa trẻ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu xa từ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tội nghiệp trong cảnh đời cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện. Nhưng cũng cần phải nói thêm, có loại tạo nên hấp dẫn nhất thời, lại có loại khiến ta nhớ mãi. Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc loại hấp dẫn thứ hai. Vì truyện đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ.

   Trước hết đó là số phận những con người sống âm thầm, lay lất tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán ở một nơi xa vắng nào, ở thiên truyện này suy rộng ra, ở trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Chúng ta đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người nhỏ hạnh đó.

Sau nữa, qua hình ảnh hai đứa trẻ, truyện còn muốn nói lên một điều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đâu phải chỉ là cuộc sống cơm áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ. Truyện đánh thức trong lòng người đọc những ước mơ, khát vọng đẹp, nqay cà khi phải sống trong cành buồn chán, tẻ nhạt.

   Tuy không có cốt truyện li kì, nhưng Hai đứa trẻ vẫn sống lâu bền trong lòng người đọc bao thế hệ. Bởi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, là tấm lòng nhân hâụ cao cả của Thạch Lam với nhiều dư vị, dư vang ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội khổ đau bất hạnh.

6 tháng 11 2021

trả lời như này liên quan đến câu hỏi ở chỗ nào thế bạn ơi

2 tháng 12 2016

cái đó là bài của bn lm, bn xem bài làm của bn có đúg như z hay sai lỗi nào thì bn tự sửa nha

7 tháng 12 2018

Đấy là bài văn của bạn thì bạn tự làm chớ lolang