K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2023

File: undefined 

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?

A. ngỗng, vịt trời, gà, bướm.

B. mực, sứa, vịt trời, công.

C. quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én.

D. hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng.

Câu 2. Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?

A. quang hợp.

B. bài tiết.

C. trao đổi khí.

D. nhận biết ánh sáng.

Câu 3. Động vật trong hình nào dưới đây không được xếp vào ngành Động vật không xương sống?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 4. Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là

A. cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu.

B. ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

C. biến thái không hoàn toàn.

D. hô hấp bằng ống khí,

Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?

A. động mạch chủ lưng và các mao mạch mang.

B. động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.

C. các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.

D. động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Đây là hình ảnh “ Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới”

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Nhìn vào bảng trên và điền vào bảng sau đây:

Môi trường5 động vật trong hình
Trên cạn có 
Dưới nước có 
Trên không có 

Câu 2. Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

Câu 3. Em hãy nêu ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: C      Câu 2: D      Câu 3: C      Câu 4: C      Câu 5: D

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Môi trường5 động vật trong hình
Trên cạn cóHươu, Vượn, Báo gấm, Sư tử, Thỏ.
Dưới nước cóMực, Cá chình, Bạch tuộc, Cá nhà táng, Ốc cánh.
Trên không cóNgỗng trời, Quạ, Kền kền, Bướm, Ong.

Câu 2.

- Để thể giới động vật mãi đa dạng phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao, môi trường đất,…

- Khai thác hợp lí các loài động vật đề phục vụ cho con người.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái.

- Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển.

- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.

- Tuyên truyền cho mọi người dân cùng bảo vệ động vật.

- Trông cây xanh để tạo nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật.

- Không ăn thị và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.

- Trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình Sinh học 7 để có được kiến thức cơ bản bản về thế giới động vật.

Câu 3.

Động vật không chỉ có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với con người như:

- Cung cấp nguyên liệu cho con người như: da, lông, thực phẩm,…

* Ví dụ:

+ Lợn, gà, cá, … cung cấp thực phẩm.

+ Vịt, chồn, cừu,… cung cấp lông.

+ Cá sấu, lạc đà, … cung cấp da.

- Dùng làm vật thì nghiệm trong nghiên cứu khoa học, học tập, thí nghiệm thuốc.

* Ví dụ:

+ Giun, cá, ếch, chuột, cho, … dùng cho học tập và nghiên cứu khoa học

+ Chuột bach, khỉ, … dùng để thử nghiệm thuốc.

- Chúng còn hỗ trợ cho con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.

* Ví dụ: Khỉ, cá heo, …

24 tháng 10 2019

A. Trắc nghiệm: (3đ)

Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)

Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

A. Cơ thể có nhiều tua.

B. Ruột dạng túi.

C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.

D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới         B. Vùng Bắc cực      C. Vùng Nam cực             D. Vùng nhiệt đới

Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?

A. Lưỡng tính          B. Phân tính         C. Lưỡng tính hoặc phân tính    D. Cả a,b và c

Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài           B. 15.000 loài        C. 10.000 loài                D. 5.000 loài

Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)

Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng(3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................

Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)

1. Sán lá máu

 

a. Kí sinh trong ốc ruộng

2. Sán lá gan

b. Kí sinh ruột non người

3. Sán bã trầu

c. Kí sinh ở ruột lợn

4. Sán dây

d. Kí sinh trong máu người

B. Tự luận (7đ)

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)

Câu 2: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)

Câu 3: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)

Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)

https://vndoc.com/de-kiem-tra-hoc-ki-i-lop-7-mon-dia-li-de-so-1/download

18 tháng 12 2023

Bạn có thể tham khảo các đề ở trên mạng nhé.

18 tháng 12 2023

Giúp mình ,mình tick luôn

18 tháng 11 2018

bạn có thể lên mạng tìm nha , mk có nhưng ko bít gửi 

sorry mik k có

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

I. Chọn một hoặc hai phương án trả lời đúng nhất. (2 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

A. Có thời kì khô hạn;                 B. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió;

C. Thời tiết luôn diễn biến thất thường;     D. Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm;

Câu 2: Vấn đề cần quan tâm giải quyết ở đới lạnh đó là:

A. Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.;   C. Ô nhiễm nguồn nước.

B. Ô nhiễm không khí.                     D. Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.

Câu 3: Cảnh quan môi trường nhiệt đới thay đổi về chí tuyến theo thứ tự:

A. Rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.        B. Nửa hoang mạc, rừng thưa, xa van.

C. Xa van, nửa hoang mạc, rừng thưa.         D. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xa van

Câu 4: Rừng rậm xanh quanh năm là loại rừng chính thuộc:

A. Môi trường nhiệt đới                B. Môi trường xích đạo ẩm

C. Môi trường nhiệt đới gió mùa.         D. Môi trường hoang mạc

II. Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ (hoặc cụm từ) vào ô trống (1 điểm)

Ở đới ôn hòa thiên nhiên phân hóa theo......(1)........một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam là do... (2)...., thay đổi từ Tây sang Đông do ảnh hưởng của......(3).....và.....(4)..........

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm) Nêu vị trí, đặc điểm môi trường nhiệt đới? Nước ta thuộc kiểu môi trường nào?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày đặc điểm về hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi?

Câu 3: (2,5 điểm) Nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Liên hệ ở địa phương về tình trạng này?

Câu 4: (1 điểm). Dành cho lớp A, B, câu 1, 3 tính 2đ/câu.

Qua bảng số liệu dưới đây (nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (0C)

25

25

26

27

28

25

26

27

27

28

25

25

Lượng mưa: mm

45

50

90

135

350

400

220

60

70

170

200

100

 

Có đáp án:

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

I. Chọn một hoặc hai phương án trả lời đúng nhất. (2 điểm)

Câu 1: B, C (0,5đ).          Câu 2: A, D. (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ);            Câu 4: B (0,5đ)

* Lưu ý: HS chọn được 2 ý, mỗi ý đúng thì được 0,25đ, nếu chọn 1, 3, 4, 5 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đúng.

II. Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp: (mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)

(1) thời gian;            (2) vĩ độ;

(3) dòng biển;           (4) gió tây ôn đới.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: HS trả lời được các ý sau

  • Môi trường nhiệt đới:
    • Vị trí: Nằm ở khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở 2 bán cầu. (0,5đ)
    • Đặc điểm:
      • Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. (0,5đ)
      • Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến. (0,5đ)
  • Nước ta thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa. (0,5đ)

Câu 2: HS trả lời được các ý sau

  • Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối (0,25đ), đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. (0,25đ)
  • Địa hình: tương đối đơn giản (0,25đ), có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn. (0,25đ)
  • Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú (0,25đ), nhiều kim loại quý, hiếm (vàng, kim cương, u-ra-ni-um...) (0,25đ)

Câu 3: HS trả lời được các ý sau

  • Nguyên nhân:
    • Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. (0,25đ)
    • Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. (0,25đ)
  • Hậu quả:
    • Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. (0,25đ)
    • Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. (0,25đ)
  • Liên hệ được: chất thải, rác thải ra sông, suối... nông dân phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng...(1đ)

Câu 4: 

  • HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. (0,5đ)
  • Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm. (1đ)
24 tháng 10 2019

A. Trắc nghiệm: (3đ)

Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)

Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

A. Cơ thể có nhiều tua.

B. Ruột dạng túi.

C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.

D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới         B. Vùng Bắc cực      C. Vùng Nam cực             D. Vùng nhiệt đới

Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?

A. Lưỡng tính          B. Phân tính         C. Lưỡng tính hoặc phân tính    D. Cả a,b và c

Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài           B. 15.000 loài        C. 10.000 loài                D. 5.000 loài

Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)

Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng(3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................

Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)

1. Sán lá máu

 

a. Kí sinh trong ốc ruộng

2. Sán lá gan

b. Kí sinh ruột non người

3. Sán bã trầu

c. Kí sinh ở ruột lợn

4. Sán dây

d. Kí sinh trong máu người

B. Tự luận (7đ)

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)

Câu 2: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)

Câu 3: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)

Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn?

A, hổ, sứa, mực, cáo.

B. đại bàng, muỗi, hến, ngựa.

C. linh dương, khỉ, diều hâu, cá.

D. gà, chó, nai, thỏ.

Câu 2. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Chú thích

1 - …………….

2 - …………….

3 - …………….

4 - …………….

Câu 3. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Chú thích

1 - ………………

2 - ………………

Câu 4. Cá chép hô hấp bằng

A. mang.       B. phổi.

C. hệ thống ống khí.       D. da.

Câu 5. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng bao nhiêu loài cá?

A. 850.      B. 25415.      C. 2753.      D. 24565.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy kể tên 10 loài động vật ở xung quanh nơi em đang sống và chỉ rõ nơi cư trú của chúng?

Câu 2. Trong dân gian có một vài tin đồn về khả năng “tái sinh vô hạn” của đỉa. Tức là nếu cắ t đỉa ra làm nhiều phần thì mỗi phần sẽ phát triển thành 1 cơ thể mới. Với góc nhìn khoa học, theo em ta có thể giết chểt hoàn toàn 1 con đỉa không? Giết bằng cách nào?

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?

Câu 4. Có nên ăn trai sông ở vùng nước ô nhiễm không? Vì sao?

Câu 5. Mài mặt ngoài của trai ngửi thấy có mùi khét? Vì sao?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D

Câu 2:

Chú thích

1- Giác bám

2- Miệng

3- Nhánh ruột

4- Cơ quan sinh dục lưỡng tính (phân nhánh)

Cấu tạo sán lá gan

Câu 3:

Chú thích

1- Con cái

2- Con đực

Câu 4: A       Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

STTTên động vậtNơi cư trú
1ChuộtCống, hang chuột,..
2Ao, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng
3MèoRừng, chuồng mèo
4ChóRừng, chuồng chó
5ỐcAo, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng
6MuỗiNơi tối, bụi cây, vũng nước đọng
7OngTổ ong
8ChimLàm tổ trên cây
9ẾchAo, đầm, sông, suối,…
10Rừng, chuồng gà

Câu 2.

Với góc nhìn khoa học, ta hoàn toàn có thể giết chết đỉa bằng một trong các cách sau:

- Cắt theo chiều dọc (hình thức phá vỡ thể xoang).

- Bằng môi trường cồn.

- Môi trường có nồng độ muối/ axit/ bazơ cao.

- Nhiệt (đỉa sẽ chết hoàn toàn nếu bị đốt cháy, nhiệt do phản ứng nước với vôi,…), dân gian Việt Nam có câu: “Như đỉa phải vôi”.

Câu 3.

- Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ:

+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.

+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

- Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nổi bật giúp phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác là: phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Câu 4.

- Chúng ta không nên ăn trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm. Vì trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm, khi trai lọc nước (để tìm thức ăn) nhiều chất độc hại sẽ nhiễm vào cơ thể trai, do đó người ăn phải trai này sẽ bị ngộ độc.

Câu 5.

Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét là vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).

Chọn câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1/ Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 2/ câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 3/ Lòng yêu thương con người

A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.

B. Hạ thấp giá trị con người.

C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.

D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 4/ Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 5/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6/ Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Một câu nhịn chín câu lành.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.

D. Anh em bất hòa.

Câu 8/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. góp phần làm phong phú truyền thống.

B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. tự hào về truyền thống của gia đình.

D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.

Câu 9/ Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 10/ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm)

Câu 1/ ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Tại sao học sinh cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã dạy mình?

Câu 2/ ( 1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 3/ ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

                              mk sẽ gửi kq sau

            

I. Trắc nghiệm. 5,0 điểm

Câu12345678910
Đáp ánACCCBCADDD

 

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

II. Tự luận. 5,0 điểm

 

1

(2,0 đ)

* Khái niệm:

Tôn sư trọng đạo là:

+ Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi .

+ Coi trọng và làm theo những đạo lí thầy cô dạy bảo. Có hành động đền đáp công ơn thầy cô.

* Ý nghĩa:

Tôn sư trọng đạo sẽ:

- Giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội .

- Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy .

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0.5 điểm

0.5 điểm

 

2

(1,0 đ)

- Đối với HS:

+ Chăm ngoan học giỏi,

+ Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ,

+ Yêu thương yêu anh chị em.

+ Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

 

0.5 điểm

0.5 điểm

 

3

(2,0 đ)

a. Nhận xét:

- Không tán thành việc làm của Tuấn.

-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.

b. Nếu là Tuấn em sẽ:

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.  

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Động vật nào dưới đây là đại diện của Ngành Thân mềm?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 2. Hầu hết giun tròn kí sinh ở

A. người, động vật và cả thực vật.

B. nấm.

C. tảo.

D. thực vật.

Câu 3. Tôm thường kiếm ăn vào lúc

A. sáng sớm.      B. giữa trưa.

C. chập tối.      D. đêm khuya.

Câu 4. Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm

A. cơ thể hình trụ

B. kiểu sống bám.

C. không sống tập đoàn.

D. nhiều tua miệng.

Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.

Bảng 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp

STTTên đại diệnMôi trường sốngCác phần cơ thểRâuChân ngực (số đôi)Cánh
  NướcNơi ẩmỞ cạn Không có Không có
1Giáp xác(Tôm sông)   2  5 đôi  
2Hình nhện(Nhện)   2  4 đôi  
3Sâu bọ Châu chấu)   3  3 đôi  

Câu 2. Em và những người thân trong gia đình em thường lấy giun mỗi năm mấy lần? Tại sao y học cổ truyền khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?

Câu 3. Tại sao trong thụ tinh ngoài số lượng lớn trứng cá chép đẻ ra lại lớn?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: A      Câu 2: A      Câu 3: C      Câu 4: C

Câu 5:

Chú thích

1. Roi;

2. Điểm mắt;

3. Không bào co bóp;

4. Màng cơ thể;

5. Hạt diệp lục;

6. Hạt dự trữ;

7. Nhân.

Cấu tạo cơ thể trùng roi

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

STTTên đại diệnMôi trường sốngCác phần cơ thểRâuChân ngực (số đôi)Cánh
  NướcNơi ẩmỞ cạn Không có Không có
1Giáp xác(Tôm sông)x  2x 5 đôix 
2Hình nhện(Nhện) xx2 x4 đôix 
3Sâu bọ Châu chấu)  x3x 3 đôi x

Câu 2.

- Do trình độ vệ sinh xã hội ở nước ta còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa.

- Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun và tác hại do giun gây ra là như nhau. Giun sống trong ruột, tiết ra chất độc, chiếm lấy thức ăn, hút chất dinh dưỡng, vitamin, prôtein, chất sắt…, gây nên tình trạng choáng váng, mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng… Đối với loại giun đũa có thể gây nên tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột và có thể dẫn đến giun chui ống mật. Giun móc có thể gây thiếu máu, suy tim, mề đay… Hoặc giun tóc thường gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vitamin, thiếu máu…

- Phụ nữ mang thai mà nhiễm giun nặng có thể bị thiếu máu, thiếu chất, dẫn đến nguy cơ sẩy thai.

- Trẻ em nhiễm giun nặng thường gầy ốm, suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ. Thông thường, trẻ 24 tháng tuổi trở lên là nên cho uống thuốc tẩy giun.

- Do đó, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần phải tẩy giun định kì để bảo vệ sức khỏe.

- Nên tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/ lần vào cùng một thời điểm để đạt hiệu quả cap nhất.

- Sử dụng thuốc tẩy giun chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun.

- Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh tốt.

- Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt ( vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián…) và có ý thức vệ sinh ăn uống.

Vì thế, y học khuyên mỗi năm nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần. Tốt nhất là nên tẩy giun định kì 6 tháng/ lần. Trước khi sử dụng bất cứ 1 loại thuốc trị giun nào cần có chỉ định của bác sĩ.

Câu 3.

- Trong sự thụ tinh, số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng ít nên xác suất thụ tinh không cao.

- Sự thụ tinh xảy ra ở môi trường trong nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù.

- Điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng như nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp,…

- Trứng sau khi nở thành cá con có thể bị các sinh vật khác ăn thịt nên tỉ lệ con trưởng thành thấp.

24 tháng 10 2019

A. Trắc nghiệm: (3đ)

Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)

Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

A. Cơ thể có nhiều tua.

B. Ruột dạng túi.

C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.

D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới         B. Vùng Bắc cực      C. Vùng Nam cực             D. Vùng nhiệt đới

Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?

A. Lưỡng tính          B. Phân tính         C. Lưỡng tính hoặc phân tính    D. Cả a,b và c

Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài           B. 15.000 loài        C. 10.000 loài                D. 5.000 loài

Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)

Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng(3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................

Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)

1. Sán lá máu

 

a. Kí sinh trong ốc ruộng

2. Sán lá gan

b. Kí sinh ruột non người

3. Sán bã trầu

c. Kí sinh ở ruột lợn

4. Sán dây

d. Kí sinh trong máu người

B. Tự luận (7đ)

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)

Câu 2: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)

Câu 3: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)

Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)