K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ko đăng câu hỏi linh tinh !

~ Tôi ghét những người đăng câu hỏi linh tinh ~

# Nội quy#

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

# Nhớ kĩ đó #

10 tháng 3 2022

D

14 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

14 tháng 3 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

(lên mạng tra í)

Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí Lê Duẩn được đồng bào, đồng chí Nam Bộ yêu quý đặt cho Bí danh gì? *A. Anh HaiB. Anh BaC. Anh TưD. Anh SáuCâu hỏi: Nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng ở đâu ? *A. Tại làng Bích La, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.B. Tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.C. Tại làng Cổ Thành, xã Triệu...
Đọc tiếp

Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí Lê Duẩn được đồng bào, đồng chí Nam Bộ yêu quý đặt cho Bí danh gì? *

A. Anh Hai

B. Anh Ba

C. Anh Tư

D. Anh Sáu

Câu hỏi: Nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng ở đâu ? *

A. Tại làng Bích La, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

B. Tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

C. Tại làng Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

D. Tại làng Bích La Đông, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Câu hỏi: Bản dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” gồm có mấy phần? nội dung là gì? *

A. Có 03 phần, gồm: Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay; Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam; Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam.

B. Có 04 phần, gồm: Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay; Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam; Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam; Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam.

C. Có 05 phần, gồm: Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay; Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam; Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam; Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam; Bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.

D. Có 06 phần, gồm: Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay; Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam; Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam; Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam; Chính sách quan hệ, đối ngoại; Bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.

Câu hỏi: Quan điểm “Chúng ta cũng sẵn sàng đặt quan hệ với tất cả các nước trên thế giới tôn trọng chủ quyền và độc lập của nước ta, trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi” của đồng chí Lê Duẩn đến nay vẫn còn nguyên giá trị, quan điểm này được đồng chí khẳng định trong tác phẩm nào? *

A. Tác phẩm “Thư vào Nam” của đồng chí Lê Duẩn

B. Tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới” của đồng chí Lê Duẩn

C. Tác phẩm “Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa” của đồng chí Lê Duẩn

D. Tác phẩm “Tình hình thế giới và nhiệm vụ của Đảng ta” của đồng chí Lê Duẩn.

Câu hỏi: Một người con của quê hương Triệu Phong từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ chính trị, Đại tướng- Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, đó là ai? *

A. Đồng chí Trần Quỳnh

B. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh.

C. Đồng chí Đoàn Khuê.

D. Đồng chí Trương Công Kỉnh

Câu hỏi: Ai là người đã đọc Điếu văn trong Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 09/09/1969 ? *

A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp.

B. Đồng chí Lê Duẩn.

C. Đồng chí Trường Chinh.

D. Đồng chí Lê Hồng Phong.

Câu hỏi: Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn soạn thảo có ý nghĩa gì ? *

A. Có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước; góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở chính trị cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng .

B. Có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước; góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở chính trị cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

C. Có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng; là cơ sở để giành thắng lợi quyết định ở cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước.

D. Có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước; làm tiền đề cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

Câu hỏi: Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân và Đế quốc, có bao nhiêu tập thể, cá nhân của huyện Triệu Phong vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ tranh Nhân dân” ? *

A. Có 9 tập thể, 15 cá nhân

B. Có 15 tập thể, 9 cá nhân

C. Có 15 tập thể, 10 cá

D. Có 9 tập thể, 10 cá nhân

Câu hỏi: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp vào tháng 10/1930, đồng chí Lê Duẩn được Đảng phân công nhiệm vụ gì? *

A. Ủy viên Ban công tác Mặt trận của Xứ ủy Bắc Kỳ

B. Ủy viên Kiểm tra đảng của Xứ ủy Bắc Kỳ

C. Ủy viên Ban Tuyên huấn của Xứ ủy Bắc Kỳ

D. Ủy viên Ban Dân vận của Xứ ủy Bắc Kỳ

Câu hỏi: Từ năm 1954 -1957, theo sự phân công của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn ở lại Nam Bộ để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng. Tại đây, đồng chí có những bài viết, bài nói nào góp phần quan trọng vào việc hoạch định chiến lược cách mạng hai miền Nam - Bắc trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước? *

A. “Thư vào Nam”

B. “Thư vào Nam”, “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta”.

C. “Thư vào Nam”, “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta”, “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

D. “Thư vào Nam”, “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta”, “cách mạng Việt Nam”.

Câu hỏi: Với những cống hiến trọn đời vì sự nghiệp cách mạng, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn được Đảng, Nhà nước ta trao tặng Huân chương cao quý nhất, đó là? *

A. Huân chương độc lập.

B. Huân chương Hồ Chí Minh.

C. Huân chương Sao vàng.

D. Huân chương kháng chiến.

Câu hỏi: Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, Triệu Phong sẽ về đích Huyện Nông thôn mới năm nào? *

A. Trước Năm 2023

B. Trước Năm 2024

C. Trước Năm 2025

D. Trước năm 2026

Câu hỏi: Tác phẩm “Đề cương cách mạng miền Nam” được đồng chí Lê Duẩn khởi thảo năm nào? *

A. Năm 1953

B. Năm 1954

C. Năm 1955

D. Năm 1956

Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (từ năm 1954 đến 1957), đồng chí Lê Duẩn đã có vai trò như thế nào đối với cách mạng miền Nam? *

A. Trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam Việt Nam.

B. Trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Bắc Việt Nam.

C. Trực tiếp lãnh đạo cầm súng chiến đấu trong cách mạng miền Nam Việt Nam.

D. Trực tiếp tham gia tại chiến trường Thành Cổ, Quảng Trị.

Câu hỏi: Đồng chí Lê Duẩn đã từng căn dặn cán bộ, lãnh đạo quê hương Triệu Phong như thế nào khi lựa chọn, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu thời đại mới? *

A. “Lao động, lẽ phải và tình thương”

B. “Lao động, tình thương và trách nhiệm”

C. “Lao động, tình thương và lẽ phải”

D. “Lao động, lẽ phải và trách nhiệm”

Câu hỏi: Đền thờ Bác Hồ ở thôn, xã nào của huyện Triệu Phong? *

A. Thôn Thạnh Hội, xã Triệu Vân.

B. Thôn Hà Xá, xã Triệu Ái.

C. Thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng.

D. Thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành.

Câu hỏi: Đồng chí Lê Duẩn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm nào? *

A. 1929.

B. 1930.

C. 1931.

D. 1932

Câu hỏi: Ai là người sáng lập Tổ chức “Ái hữu dân đoàn” (năm 1926) ở huyện Triệu phong? *

A.Đồng chí Lê Thế Hiếu.

B. Đồng chí Trần Hữu Dực.

C. Đồng chí Hoàng Thị Ái.

D. Đồng chí Lê Thế Tiết

Câu hỏi: Đối với phong trào cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn được mệnh danh là “Ông hai trăm Bu-gi”, mệnh danh này có ý nghĩa gì? *

A. Là người đã đề ra nhiều quan điểm, cách làm sáng tạo cho cách mạng miền Nam tiến lên vững chắc giành thắng lợi quyết định.

B. Là người có nhiều suy nghĩ, chủ trương, cách làm độc đáo, sáng suốt, đề xuất với Trung ương những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, giải pháp tối ưu đưa cách mạng miền Nam tiến lên vững chắc.

C. Là người đề ra những quan điểm, đường lối, chủ trương sáng tạo, giải pháp tối ưu để cách mạng miền Nam giành thắng lợi quan trọng.

D. Là người có tư duy sáng tạo, nhà lý luận xuất sắc của cách mạng miền Nam.

Câu hỏi: Đến ngày 17/12/2019, huyện Triệu Phong có bao nhiêu đơn vị hành chính (xã, thị trấn)? *

A. 16 xã, 1 thị trấn

B. 17 xã, 1 thị trấn

C.18 xã, 1 thị trấn

D. 19 xã, 1 thị trấn

Câu hỏi: Năm 1938, đồng chí Lê Duẩn được Đảng cử giữ chức vụ gì ? *

A. Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kì.

B. Ủy viên Xứ Ủy Trung Kì

C. Bí Thư Xứ ủy Trung Kì

D. Ủy viên Xứ Ủy Bắc Kì

Câu hỏi: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Triệu phong tính đến tháng 12 năm 2021 là bao nhiêu? *

A. 56,7 triệu đồng

B. 57,7 triệu đồng

C. 58,7 triệu đồng

D. 59 triệu đồng

Câu hỏi: Đồng chí Lê Duẩn đã từng căn dặn những người làm nghề giáo viên phải: “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”, lời dặn đó của Người được nói vào lúc nào? Ở đâu? *

A. Ngày 29/6/1960 tại Trường Đại học Sư phạm Vinh

B. Ngày 29/6/1961 tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

C. Ngày 29/6/1962 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Ngày 29/6/1963 tại Trường Đại học Sư phạm Kỷ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi: Triệu Phong có làng nghề làm “nước nắm” nổi tiếng ở đâu? *

A. Làng Gia Đẳng, Triệu Lăng

B. Làng Chùa, Triệu Phước

C. Làng Ái Tử, Triệu Ái

D. Làng Bình An, Triệu Vân

Câu hỏi: Cuốn sách “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới” của đồng chí Lê Duẩn viết vào năm nào? *

A. Năm 1969

B. Năm 1970

C.Năm 1971

D.Năm 1972

Câu hỏi: Ngày 26/2/1937, đồng chí Lê Duẩn đã trực tiếp tổ chức, lãnh đạo đoàn biểu tình ở Quảng Trị có tên gọi là gì? *

A. Gửi bản dân nguyện lên Phan Triệu Khanh

B. Đón Gô - Đa tại Ga thị xã Quảng Trị.

C. Gửi bản yêu sách đòi quyền tự do, dân sinh, hòa bình.

D. Đón Phan Triệu Khanh tại Ga thị xã Quảng Trị.

Câu hỏi: Kỷ niệm tròn 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn vào năm nào? *

A. Năm 2022

B. Năm 2012

C. Năm 2007

D. Năm 1992

Câu hỏi: Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Duẩn đã từng bị địch bắt và tù đày ở các nhà tù nào? *

A. Hỏa Lò, Sơn La, Phú Quốc.

B. Hỏa Lò, Lao Xá, Phú Quốc.

C. Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo.

D. Hỏa Lò, Côn Đảo, Phú Quốc

Câu hỏi: Hãy điền từ còn thiếu vào “...” trong bài “Nhớ về Anh” của nhà thơ Tố Hữu khi viết về đồng chí Lê Duẩn: Đồng bào đồng chí nhớ anh/Người con của làng nghèo Chợ Sãi /Xác xơ mấy túp lều tranh/Nóng bỏng cát đồi Triệu Hải/Bữa cháo bữa rau, đùm bọc nhau lá rách lá lành/Lòng vẫn đậm,... và lẽ phải. *

A. Tình yêu

B. Lao động

C. Tình thương

D. Niềm tin

2
8 tháng 3 2022

đăng 5-7 câu một lần ạ

8 tháng 3 2022

dài qué bn ơi

21 tháng 2 2019

????????????????????? ny ư

(0_o;)

21 tháng 2 2019

Nội qui tham gia

"Giúp tôi giải toán"1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.Các bạn vi phạm

3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 3 2022

B

10 tháng 3 2022

B

V

Câu hỏi: Hãy điền từ đúng vào “...” trong tác phẩm “Nhớ về Anh” của nhà thơ Tố Hữu khi viết về đồng chí Lê Duẩn: “Ai biết đêm nay/ Anh đã đi rồi/ Anh Ba ơi!/ Chút nữa thôi/ Trời sáng!/ Lần cuối cùng/ Xin hôn cánh tay Anh/ Cánh tay của người Anh/…Việt Nam/ Của ngày mai Cộng sản!” *

A. Của dân tộc

B. Cánh đại bàng

C. Người anh hùng

D. Người lãnh đạo

17 tháng 3 2022

D

10 tháng 3 2022

D

Câu 2 : (4.0) điểmLòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận: “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng: - Quân Thanh...
Đọc tiếp

Câu 2 : (4.0) điểm

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.

Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận:

 “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!

 Các quân lính đều nói: Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!”

(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước của anh thanh niên thể hiện trong công việc hàng ngày :

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước được thể hiện qua công việc dũng cảm của Phương Định - cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ :

Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Barie cũ.

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình...

(Trích Những ngôi sao xa xôi , Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)

 

Đề 1: Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba nhân vật yêu nước ở trên. Từ đó liên hệ đến một tác phẩm khác hoặc thưc tế cuộc sống để làm nổi bật nội dung mà em lựa chọn.

Đề 2: Từ những gợi ý trên và trải nghiệm trong quá trình đọc văn , em hãy viết một bài văn với nhan đề : Mỗi tác phẩm giá trị mang theo một bài học về tình yêu nước

 

1
19 tháng 5 2021

TK

Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.

Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.

Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.

Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.

Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.

Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.

Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.

Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.

Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.

“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.