K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.



6 tháng 1 2019

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Đặc điểm

+ Nền văn hóa đặc sắc, người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,…

+ Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc như: trà đạo, su-shi, lễ hội, trang phục…

+ Rất chú trọng đầu tư cho giáo dục (tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 100%).

+ Hệ thống y tế phát triển, bảo hiểm sức khỏe được áp dụng bắt buộc đối với mọi người dân.

+ HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao, năm 2020 là 0,923.

- Tác động

+ Các giá trị văn hóa góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo sức hấp dẫn của Nhật Bản trong quá trình hội nhập toàn cầu.

+ Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa giúp cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng, góp phần đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.

+ Y tế phát triển góp phần làm cho tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao hàng đầu thế giới, độ tuổi lao động của dân số tăng.

8 tháng 8 2023

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

+ Có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh (Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…)

+ Rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 96% năm 2020. Có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khỏe và trình độ cao.

+ Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các chính sách công nghiệp hóa nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI thuộc nhóm cao (đạt 0,764 năm 2020).

- Tác động

+ Nền văn hóa đa dạng và các di sản là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, nguồn thu ngoại tệ lớn.

+ Công nghiệp hóa nông thôn làm thay đổi bộ mặt làng xã, góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân sống ở đô thị ngày càng tăng.

+ Giáo dục được chú trọng góp phần nâng cao dân trí người dân và trình độ kĩ thuật của người lao động, coi trọng chất xám phát huy tối đa tài năng của đất nước để phát triển kinh tế và xã hội.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Nhật Bản là một đất nước nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ phức tạp.

+ Khu vực đồi núi: chiếm khoảng 4/5 diện tích, phần lớn là núi trẻ, độ cao trung bình từ 1500 - 2000 m; có nhiều núi lửa, chiếm khoảng 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Đất đai chủ yếu là đất: pốt dôn, đất nâu...

+ Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

- Khí hậu: Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm. Khí hậu Nhật Bản phân hóa rõ rệt:

+ Theo chiều bắc - nam: Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

+ Theo chiều đông - tây: sự phân hóa thể hiện rõ ở đảo Hôn-su, phía đông đảo ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo có mùa đông lạnh hơn, nhiều tuyết.

+ Ở những khu vực địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ

+ Mạng lưới sông ngòi khá dày, đa số các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn. Sông dài nhất là sông Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hôn-su. Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-ra, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô,…

Sinh vật: khá phong phú, có các kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

+ Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô;

+ Rừng lá rộng có ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

Khoáng sản

+ Nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá và đồng, các khoáng sản khác (vàng, chì - kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có trữ lượng không đáng kể.

+ Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên.

Biển: 

+ Đường bờ biển dài 29000 km với vùng biển rộng không đóng băng, bờ biển nhiều vũng vịnh.

+ Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều ngư trường lớn.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, truyền thống đan xen với hiện đại; vừa mang bản sắc của châu Phi, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu, châu Á, biểu hiện ở tôn giáo, lễ hội, ngôn ngữ, âm nhạc, ẩm thực,…

+ Y tế, giáo dục ngày càng được chú trọng, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 95% (2020). Đạt được nhiều tiến bộ trong phòng chống HIV/AIDS.

+ HDI thuộc nhóm cao trên thế giới (năm 2020 là 0,727).

- Tác động

+ Nền văn hóa đa dạng, đặc sắc… tạo điều kiện để phát triển du lịch.

+ Xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tình trạng bất bình đẳng xã hội, nghèo đói còn nặng nề, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Các vấn đề đó là cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước này.

21 tháng 11 2016

sau chiến tranh thế giới T2 nền kinh tế của các nước châu á có nhiều chuyển biến mạnh

xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và 1 số nước công nghiệp mới

sự phát triển KT-XH giữa các nước và các vùng KT không đều và nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp

11 tháng 3 2022

tham khảo

 Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.