K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

ah mình vit lại

minh vit sai rồi

môn giáo dục địa phươngPhần trắc nghiệm         Câu 1: Khoảng 3 vạn năm trước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các thị tộc, bộ lạc sinh sống ở:          A. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà          B. Các khu vực ven sông Chảy, sông Hồng, sông Lô          C. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lam, sông Mã          D. Các khu vực ven núi đồi, hang động          Câu 2: Gò Mun là địa điểm tìm thấy  dấu tích người...
Đọc tiếp

môn giáo dục địa phương

Phần trắc nghiệm         Câu 1: Khoảng 3 vạn năm trước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các thị tộc, bộ lạc sinh sống ở:          A. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà          B. Các khu vực ven sông Chảy, sông Hồng, sông Lô          C. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lam, sông Mã          D. Các khu vực ven núi đồi, hang động          Câu 2: Gò Mun là địa điểm tìm thấy  dấu tích người nguyên thủy thuộc huyện nào?          A.Đoan Hùng            B. Phù Ninh          C. Tam Nông        D. Lâm Thao                         Câu 3: Ai là người đứng đầu nhà nước Văn Lang?          A.Lí Bí           B. Thục Phán          C. Hùng Vương       D. Triệu Quang Phục         Câu 4: Kinh đô nhà nước Văn Lang ở đâu?         A.Lâm Thao              B. Việt Trì          C.  Phù Ninh                 C.  Hạ Hòa                              Câu 5: Nghề nào phát triển trên vùng đất Phú Thọ thời Văn Lang?         A.Chăn nuôi            D. Đánh cá                 C. Đúc đồng                 D. Rèn sắt                         Câu 6 : Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang- Âu lạc là:    A.dệt vải          B. làm gốm                 C. nông nghiệp                     D. đánh cá         Câu 7: Di tích Làng Cả và Gò De (Việt Trì) tìm thấy nhiều hiện vật bằng:         A.đá                         B. đồng                 C. gốm                     D. sắt         Câu 8: Nữ tướng ở Đoan Hùng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng là ai?         A. Nguyệt Diện                  B.Nàng Nội             C. Thiều Hoa          D. Hà Liễu     Câu 9: Đình Lâu Thượng thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà hiện nay ở đâu?         A.Đoan Hùng               B. Lâm Thao           C. Phù Ninh                  D. Việt Trì         Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân Lương (TK VI) lúc đầu do ai lãnh đạo?        A. Nhân dân Phú Thọ      B. Hai Bà Trưng     C. Lí Bí      D. Triệu Quang Phục           II. Phần tự luận    Câu 1. Trong truyền thuyết “Hùng Vương chọn đất đóng đô”, tại sao vua lại chọn thành Phong Châu làm đất đóng đô sau khi đi qua nhiều nơi? Việc làm đó có ý nghĩa gì?          Câu 2. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng kể tóm tắt một truyền thuyết Hùng Vương mà em biết ?

0
14 tháng 8 2023

Tham khảo
♦ Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng

- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.

- Châu thổ sông Hồng có dạng hình tam giác với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).

- Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.

+ Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.

+ Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.

+ Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
 

♦ Giải thích

- Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ);

+ Sức lao động cần cù, sáng tạo của con người.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

20 tháng 10 2017

D

- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp nên hình thành các ô trũng (do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu

Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê.

29 tháng 11 2017

- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi  hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu

Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê.

=> Đáp án D

15 tháng 8 2023

tham khảo

Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km3, được bao bọc bởi địa hình đồi núi phía bắc và phía tây, mở rộng về phía vịnh Bắc Bộ theo hướng đông nam.

Châu thổ sông Hồng được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:

- Có nhiều phụ lưu lớn (sông Đà, sông Lô,..) và chi lưu (sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy,...), giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ; Có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.

- Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ này.

Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy. Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi — thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:

+ Hệ thống sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn và chi lưu, giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ. Nhờ có lượng phù sa lớn nên châu thổ sông Hồng có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.

+ Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ sông Hồng.

- Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy.

- Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng:

+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.

+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm và lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm.

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển. Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).

+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bề mặt châu thổ đã có sự thay đổi.

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

28 tháng 10 2021

bạn tham khảo :

Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình Châu á 

- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.

- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.

- Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức

tạp.

kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa Châu á vì sao khu vực này có nhiều hệ thống sông lớn như vậy

-Tên các sông lớn ở các khu vực gió mùa:

+Nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á và Nam Á có sông Mê Công, sông Hằng.

+Cận nhiệt gió mùa ở Đông Á có sông Trường Giang, sông Hoàng Hà.

+Ôn đới gió mùa ở Đông Á có sông A-mua.

-Các khu vực này có nhiều hệ thống sông lớn là do chịu ảnh hưởng của các kiểu khí hậu gió mùa: Có gió từ đại dương thổi vào

=>Khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều

=>Hình thành nhiều hệ thống sông lớn.