Giúp mk câu hỏi dưới câu D thôi nhé :)
@Trần Thọ Đạt @trần thị diệu linh@Thảo Phương@Bé Của Nguyên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
2. Thân bài
a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt
b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh
c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.
3. Kết bài:
Bạn tham khảo bài này
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..."
Mỗi lần nghe câu hát trên, lòng tôi lại dâng trào cảm xúc và bắt đầu suy nghĩ về công lao và tình yêu của mẹ đối với con cái. Thật vậy, lòng mẹ bao la làm sao kể được!!!Đối với tôi, tôi yêu mẹ nhất trong gia đình. Mẹ rất quan tâm, chăm lo và yêu thương gia đình, nhất là con cái và không có người phụ nữ nào trên thế gian có thể sánh bằng mẹ được.
Là một học sinh lớp 7, tôi thật sự phải đi học rất nhiều. Đến trường học rồi về nhà lại học, chẳng có thời gian tôi để ý đến mẹ hay tâm sự với mẹ lời nào. Nhưng bây giờ, khi nhìn mẹ, tôi ngạc nhiên vô cùng. Ngày xưa, mẹ rất đẹp với một mái tóc dài thướt tha. Mỗi lần ôm mẹ, tôi lại chăm chú nhìn vào mái tóc ấy và nghịch. Lúc nào mùi hương của mái tóc mẹ cũng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm. Giờ đây, mái tóc mẹ đã lấm tấm những sợi tóc bạc trắng rồi. Phải chăng đấy là những sợi tóc yêu thương mà mẹ đã gởi gắm tình cảm của mình vào đấy?Ôi, mái tóc mẹ, nhớ làm sao! Làn da mẹ không còn trắng và mịn như trước mà bây giờ đã rám dần đi theo năm tháng vì tần tảo chăm sóc cho gia đình. Ôi, mẹ của con! Tôi thích nhất là ánh mắt và nụ cười của mẹ. Dù ngoại hình có thay đổi, mái tóc đã ngả màu, ánh mắt và nụ cười mẹ vẫn vậy. Ánh mắt mẹ vẫn luôn tràn ngập yêu thương, vẫn luôn dõi theo tôi từng bước trong cuộc đời. Còn nụ cười mẹ là ánh sao, là tia sáng giúp tôi quân đi cái căng thẳng, mệt mỏi trong học tập. Ôi, mẹ tôi ơi!
Mẹ tôi là một người rất tốt bụng và yêu thương con cái. Tôi nhớ nhất những lần tôi bị bệnh, mẹ luôn ân cần chăm sóc cho tôi. Mẹ cố gắng nấu ăn thật ngon, tìm những món ăn thật bổ dưỡng để tôi chóng hết bệnh. Hàng đêm, mẹ luôn ngồi bên tôi để canh giấc ngủ cho tôi. Mẹ có lúc không ngủ vì sợ tôi sốt. Nhưng bây giờ, mẹ tôi bệnh, tôi lại không thể nào ở bên mẹ hay chăm sóc mẹ được. Tôi hối hận làm sao! Tôi còn nhớ mỗi buổi tối, mẹ lại dạy cho tôi học. Trước khi tôi vào lớp Một, mẹ đã dạy tôi đọc chữ, dạy tôi viết và làm toán. Mẹ còn dạy tôi về rất nhiều điều trong cuộc sống và thiên nhiên. Mẹ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện và truyền kinh nghiệm sống cho tôi. Nhờ mẹ, tôi mới được như ngày hôm nay. Tôi yêu mẹ làm sao! Bước vào cấp hai, việc học của tôi càng căng thẳng, tôi ít khi chia sẻ với mẹ nhưng mẹ luôn biết việc học của tôi. Mẹ bảo tôi đó là vì "mẫu tử liền tâm". Những lúc tôi đạt điểm kém, mẹ chẳng bao giờ la mắng mà luôn luôn an ủi tôi. Những lúc ấy, nỗi buồn của tôi như tan biến mất. Những đám mây nặng trĩu trong đầu tôi như bay đi hết. Những lúc tôi có điểm tốt, mẹ cũng rất vui và khen tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc làm sao! Mẹ tôi cũng là một người phụ nữ rất nhân hậu. Mẹ luôn giúp đỡ những người hàng xóm khi họ cần giúp đỡ và dạy tôi phải biết yêu thương mọi người. Tôi khâm phục mẹ quá!
Trong cuộc đời này, không ai có thể sống mãi cả. Mẹ tôi cũng vậy. Tôi biết có lúc mẹ sẽ xa tôi, không thể cùng tôi đi hết cuộc đời này. Đến lúc ấy, tôi biết phải làm sao đây. Mẹ tôi thường dạy niềm vui nhất của một người mẹ là khi thấy con mình học giỏi thành đạt, mà niềm vui càng nhiều thì mẹ sẽ càng sống lâu. Để mẹ sống lâu, tôi sẽ cố gắng học thật giỏi, yêu thương mẹ thật nhiều và sẽ không bao giờ để những nếp nhăn hay nỗi buồn lại xuất hiện trên khuôn mặt thân thương của mẹ.
Mẹ là người tôi yêu thương nhất trên đời. Mẹ như một tia sáng soi sáng đời tôi. Mẹ như một vì sao dẫn dắt tôi đi trong cuộc đời. Mẹ là người bạn thân nhất của tôi. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt, thật giỏi để mẹ vui lòng và luôn cố gắng mang đến niềm vui cho mẹ.
"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?"
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”- “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”
Với mỗi chúng ta, quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường là khoảng thời gian đẹp nhất, với nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng giữ gìn và trân trọng sẽ theo ta mãi trên những chặng đường (??? Bí từ :v) . Trong ký ức đó, bạn bè, trường lớp và thầy cô là hình ảnh không bao giờ phai.
Thầy, cô giáo là những người đã truyền đạt các kiến thức, những kinh nghiệm sống cho ta từ khi chập chững bước vào đời cho đến khi ta trưởng thành, khôn lớn. Những lời dăn dạy, những kinh nghiệm ta học hỏi được từ người thầy của ta và cả những kiến thức để hình thành nhân cách con người tốt đẹp đều là những hành trang không thể thiếu (quan trọng) trong cuộc đời của mỗi người.
Thầy, cô như những người ươm mầm, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho biết bao thế hệ học trò. Người thầy là biểu tượng cao đẹp, sâu sắc và “thắm đượm” (bí từ again :>) tình cảm thiêng liêng giữa thầy và trò; là tượng trưng của đức hy sinh; sự cống hiến không ngừng nghỉ. Một người thầy không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung, đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng. (đoạn cuối nản nên cop :vv để cho nó đỡ ngắn quá, ko giúp được gì thì thôi nhá m :v)
* Mở bài:
Từ đầu năm học đến giờ cũng đã trải qua cả 11 tuần rồi, và chúng ta cũng đã quen và tiếp thu những kiến thức từ các thầy cô mới. 20/11 đến nhanh như vậy sao? Ta chưa kịp chuẩn bị gì, thôi thì làm một bài xã luận để ca ngợi công ơn thầy cô nhé! Người ta thường có câu
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
Câu trên nói về công lao củ thầy cô đối với chúng ta, khiến chúng ta hiểu biết và trở nên thành danh.
* Thân bài: ( bây giờ là mình xưng với thầy cô)
Thầy cô có biết không, thầy cô là những người đã đưa chúng em qua " bến đò tương lai", hằng năm, cứ vào mỗi thu lại có biết bao nhiêu chuyến đò để đưa các búp măng non về phía trước nữa. Mai này khi ta ngẫm lại thì công lao của thầy cô sẽ lớn lao biết bao!
Thầy cô cứ nhắc nhở ta từng điều là muốn tốt cho ta vậy nhưng nhiều bạn lại xem đó là điều mà mình cảm thấy " xúc phạm" đến mình nên xem thầy cô như kẻ thù. Vậy đó là một điều hoàn toàn sai lầm, bạn đã thẳng tay vứt bỏ công lao của thầy cô cho mình rồi !
Hồi ngày đầu tiên đi học, thầy ( cô) tập cho ta đọc, ta viết từng nét chữ. Ôi! Lúc đó ta mới ngây thơ làm sao! Và cái sự ngây thơ, hồn nhiên ấy lại giúp cho thầy cô có thêm động lực để dạy cho ta một nền cơ sở vững chắc như bây giờ.
Thầy cô là những người âm thầm, lặng lẽ đưa chúng ta đến những tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn mà không đền đáp công ơn
Bạn có biết không, một khi bị hụt hẫn một điều gì, thầy cô cũng có thể chia sẻ với bạn và nỗi buồn ấy sẽ vơi đi rất nhiều, khiến bạn trở nên yêu cuộc sống hơn, khiến bản thân ta cứng cáp và rắn rỏi hơn.
"Tre già măng mọc có gì lạ đâu"
Rồi từ từ sẽ có nhiều thế hệ mới vươn đến tương lai như chúng ta, và họ sẽ hiểu được những gì mà thầy cô dành cho họ.
* Kết bài:
Thầy cô ai ai cũng muốn học sinh mình dạy phải ngoan, hiền, lễ phép, vậy tại sao ta không thực hiện điều đó nhỉ? Và hãy dành những lời chúc thân thương nhất, kính trọng nhất, quý mến nhất, với thầy cô nào! Hãy cùng học thật giỏi để đạt lấy những bông hoa điểm 9, 10 dành cho thầy cô nhé! Chúc thầy cô có một ngày 20/11 thật vui cùng những đứa học sinh ngoan hiền của mình.
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội
chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".
[Tham khảo]
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tên với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.
Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hay những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có ảnh và có khẩu hiệu \"Thi đua dạy tốt, học tốt\", \"5 điều bác Hồ dạy\" và \"Tiên học lễ hậu học văn\".
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua \"dạy tốt học tốt\ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
->mang đến cho chúng ta bài học về lòng biết ơn....
Hãy chỉ ra chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho đúng:
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã để lại bài học cho chúng ta về lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
Trong vụ giết người tại hang sâu bị nhóm thám tử nhí phát giác trước đó, Conan đã bị bắn trọng thương nhưng may mắn giữ được mạng sống vì được Ran truyền máu. Song từ thái độ và hành động của Ran gần đây, Conan tin chắc rằng chân tướng của mình đã bị bại lộ, giữa lúc cậu đang phân vân xem có nên thú nhận sự thật hay không thì lễ hội ở trường cấp 3 Teitan bắt đầu. Tấm màn sân khấu kéo lên khi tụi Conan đang chăm chú quan sát. Đúng lúc vở kịch đang diễn ra và sắp tới cảnh cao trào thì một tiếng thét vọng tới, phá tan bầu không khí tĩnh lặng. Một vụ án lại xảy ra. Và lần này, tham gia phá án có thám tử ngủ gật Mori Kogoro, các thanh tra cảnh sát Tokyo và 2 thám tử trẻ tuổi Hattori Heiji và Kudo Shinichi.
Tuổi học trò rồi cũng sẽ qua đi
Xin giữ lại năm tháng trong lưu bút
Tạm biệt nhé sân trường đầy hoa phượng
Những kỉ niệm vương vấn với thời gian
Ve sầu ơi kêu chi mà kêu mãi
Khúc nhạc buồn hay khúc nhạc chia ly
Tôi tự nhủ nếu thời gian có thể
Xin cho tôi giữ lại tuổi học trò
Nội dung : Qúa trình hình thành lên nguyên liệu làm cốm ( lúa non) Hay nói cách khác là nguồn gốc cốm mà do diệu linh nói r nên cải biên chút
Đâu bác -_-