K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Dù Bác đã đi xa nhưng câu nói của Người dường như vẫn in sâu trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Vì vậy, trường THCS Lê Quý Đôn đã tổ chức cho chúng em đi trải nghiệm thực tế tại ATK Tân Trào. Đây có lẽ là chuyến đi thú vị, khó quên nhất đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
          Tân trào là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi Bác Hồ và các chiến sĩ đã trải qua những ngày tháng thiếu thốn cùng cực và đầy gian truân, thử thách. Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có núi Hồng và sông Phó Đáy bao bọc. Nơi đây được biết đến là Thủ đô kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu di tích lịch sử Tân Trào gồm có 17 di tích, với các địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào,…
          Lán Nà Nưa ( lán Nà Lừa) là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Căn lán được làm theo kiểu nhà sàn, lợp lá cọ màu nâu xỉn, dưới các tán cây rậm rạp, đảm bảo bí mật lại gần dân. Lán có hai gian nhỏ, gian trong là nơi bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc. Khó ai có thể tin rằng chỗ ngủ của Bác chỉ là một cái giường làm bằng tre vầu, giống như chiếc chõng. Trong những năm tháng cực khổ ấy, Bác đã sống và làm việc trong căn lán nhỏ chưa đầy 12 mét vuông này. Cũng chính tại nơi đây, vào một đêm cuối tháng 7-1945, giữa hai trận sốt rét, Bác đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp như người cha tin yêu căn dặn người con phải ghi long tạc dạ câu nói này, và đây cũng chính là câu nói bất hủ của Bác Hồ: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”. Giữa cơn đau ốm “thập tử nhất sinh”, Bác vẫn quên mình vì dân vì nước, vẫn lo cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới. Thật cảm động biết chừng nào! Có ở bên cạnh Bác, có cùng Bác trải qua những năm tháng cực khổ muôn phần đắng cay mới thấu hiểu hết tình yêu thương dân tộc và đức hy sinh cao cả ở Người.
          Đến với Đình Tân Trào em được biết đến cũng nằm trong quần thể di tích ấy. Đình được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ ba gian hai chái, sàn lát ván, là nơi hội họp, sinh hạt văn hóa của dân làng. Mái đình Tân Trào không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử trong thời kì cách mạng mà còn ghi dấu những sự kiện sâu sắc trong thời kì hòa bình. Vào ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào, thăm lại mái đình Tân Trào- nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
    Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1km trên đường đi Sơn Dương. Nơi đây còn được biết đến là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kì kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực “ An toàn khu cuả Trung ương đóng ở Tân Trào.
Cây đa Tân Trào cách đình tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Chính tại nơi này, 69 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm lễ xuất quân tiến về Hà Nội và giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám- 1945.
“Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
                                            ( Việt Bắc- Tố Hữu)
     Là người đi qua bao thời kì thăng trầm cùng lịch sử Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong thời kì của thời kì phong kiến, lớn lên gặp cách mạng và ngọn cờ của Chỉ tịch Hồ Chí Minh, bác Giáp đã dành trọn đời mình đi theo và thực hiện sứ mệnh lịch sử mà Chỉ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho.
     Có thể nói, chuyến đi trải nghiệm ở khu di tích lịch sử Tân Trào đã để lại cho chúng em những bài học thực tế quý giá. Được tận mắt chứng kiến nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong suốt thời kì kháng chiến, mỗi người như được sống lại cùng những giây phút vẻ vang của dân tộc. Chúng em tự hứa với mình rằng sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tiếp bước cha anh, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
26 tháng 12 2018

Thank you nha

8 tháng 1 2021

Cây đa Tân Trào, đỉnh Tân Trào: 

- trở thành trái tin, là biểu tượng của chiến khu Việt Bắc. là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ, là một phần không thể tách rời trong tổng thể không gian đình làng.

- là nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.

-  Không chỉ là biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải phóng mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

 

 

12 tháng 3 2020

Sau bữa cơm chiều vui vẻ và đầm ấm, cả nhà em lên phòng khách uống nước và xem ti vi. Bố hỏi em: “Hôm nay bé Mi đi học, có chuyện gì vui mà thấy nét mặt từ khi đi học về cho đến giờ coi bộ vui vui khác ngày thường. Kể cho cả nhà nghe đi con!”

Em bẽn lẽn ngồi xuống cạnh bố: “Hôm nay con được kết nạp vào Đội. Vinh dự lắm bố ạ! Cho mãi đến bây giờ cái cảm giác ấy vẫn chưa hề lắng xuống ở trong con. Ngày hôm nay, chúng con chỉ học ba tiết theo thời khóa biểu, rồi đi đến phòng họp của Hội đồng giáo viên để dự lễ kết nạp vào Đội. Vẫn là căn phòng như mọi lần chúng con dự bồi dưỡng học sinh giỏi ở đây nhưng hôm nay sao khác hẳn. Ở bức tường mọi khi vẫn treo tấm bảng đen bây giờ là lá cờ Tổ quốc và lá cờ Đội tươi thắm. Cạnh đó là tấm ảnh Bác Hồ. Đôi mắt hiền từ của Bác như đang nhìn đàn cháu thân yêu bằng một tình cảm chan chứa vô bờ. Phía bên trái nổi bật lên dòng chữ: “Lễ kết nạp Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” viết bằng phấn màu. Lọ hoa rực rỡ với những bông hoa hồng bạch trắng muốt, hồng nhung thăm đỏ… đặt trên chiếc bàn trải vải nỉ xanh.

Mở đầu buổi lễ, chúng con giơ tay trang nghiêm chào lá Quốc kì và lá cờ Đội. Bài quốc ca cất lên trong trẻo oai hùng. Rồi bài Đội ca tươi vui, khỏe khoắn vang lên làm háo hức lòng người. Cô Tổng Phụ trách Đội đứng lên đọc tên những học sinh được kết nạp. Con sung sướng nghe đọc đến tên mình ‘Trần Diễm Mi”. Chúng con lên đứng hàng ngang dưới lá cờ Đội. Sau khi đọc quyết định kết nạp, cô Tổng Phụ trách Đội quàng khăn đỏ cho từng người và gắn huy hiệu Măng non lên ngực chúng con. Cô ân cần dặn dò chúng con hãy học tập và làm theo “Năm điều Bác Hồ dạy” để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Tay con mân mê chiếc khăn quàng đỏ thắm còn thơm mùi vải mới mà lòng xúc động đến nghẹn ngào. Bạn Hồng Hạnh thay mặt chúng con nói lên suy nghĩ và quyết tâm của những người Đội viên mới. Những ánh mắt của người Đội viên cũ, nhìn chúng con như động viên khuyến khích. Chúng con trở về chỗ ngồi trong một tràng pháo tay giòn giã của các bạn. Ngày kết nạp Đội của chúng con là như thế đó”.

Hạnh phúc ấy đi vào trong em, trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ trong đời học sinh Tiểu học. Từ nay em sẽ cố gắng làm theo những lời đã hứa dưới cờ, dưới chân dung Bác Hồ, xứng đáng được mang khăn quàng đỏ trên vai để tiếp bước lớp cha anh, xây dựng đât nước.

chúc bạn học tốt

12 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhé

23 tháng 3 2017

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. 

Dưới bóng cây đa này, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Nếu bạn muốn biết thêm thì goggle thẳng tiến bạn nhé

sdahkfgtedygxuwasietduiaedch song hãy khóa nic của tôi

31 tháng 10 2021

  đại từ: mình

“Mình”: ngôi thứ nhất

“Mình đi” : ngôi thứ hai

“mình có nhớ mình”: ngôi thứ hai

chúc bạn học tốt

nhớ kích đúng cho mk nha

21 tháng 2 2019

-Sông Bách Đằng : trận chiến sông BÁch Đằng của NGô Quyền năm 938

-Bến Nhà rồng : Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 1911

21 tháng 2 2019

sông bạch đằng gắn liền với chiến thắng cả 3 triều đại nam hán tống

bến nhà rồng là nơi Nguyễn Tất Thành ( bác Hồ ) ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 năm 1911

 ngày 16-8-1945 dươi sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giap tiến về giải phóng thái nguyên ngay dưới cây đa tân trào

     mk ko biết câu 3 của mk có đúng ko nữa nhưng nếu đúng thì k cho mk nha

19 tháng 4 2022
I.Tình hình Việt Namnửa cuối thế kỉXIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

 

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

5 tháng 11 2019

Đây là những cải cách tiến bộ diễn ra trên nhiều lĩnh vực như chính trị , kình tế , quân sự , giáo dục.Là cuộc cách mạng tư sản chấm dứt cách mạng phong kiến , thiết lập chính quyền của quý tộc tử sản hóa , đứng đầu là Minh Trị . Nhờ những cải cách toàn diejn và đồng bộ , đến cuối thế kỉ XĨ - đầu thế kỉ XX , Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp thoát khỏi nguy cơ biến thành nước thuộc địa , mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển sang gia đoạn CNĐQ

5 tháng 11 2019

Các nước Đông Nam Á nên học điều gì từ Nhật

24 tháng 4 2022

tham khảo

Các đề nghị cải cách còn có điểm hạn chế như : lẻ tẻ ,rời rạc .chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội việt nam lúc bấy giờ :nông dân -chế độ phong kiến, Việt Nam - Pháp

24 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Nhận xét:

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

-Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

-Hạn chế:

+Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.

+Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.