Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Vì sao gọi nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.
- Vua chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc.
- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
- Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.
- Vua chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc.
- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức là :
- Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.
- Vua chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc.
- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai
Tổ chức:
Trung ương: Vua Hùng đứng đầu, có Lạc hầu, Lạc tướng giúp đỡ
Bộ: do Lạc tướng đứng đầu
Chiềng, chạ: do Bồ chính đứng đầu
Nhận xét:
Nhà nước chưa có luật pháp, quân đội
Tổ chức còn đơn giản nhưng là chính quyền cai quản cả nước
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu, quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Theo các tư liệu cổ, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời (hoặc dòng) vua.
Xã hội có giai cấp có lẽ chưa xuất hiện, nhưng chắc chắn đã xuất hiện sự phân tầng. Theo Lĩnh Nam chích quái, tôi tớ được gọi là xao nếu là nữ, và xung nếu là nam, kẻ bề dưới là hôn. Xao có thể được gắn với sao trong tiếng Thái: con gái, hôn của tiếng Chăm và ho hun của tiếng Jarai và côn huon trong tiếng Thái là những từ dùng để gọi các nô lệ lo việc nhà.
Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước. Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu dài (Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007).
Gọi nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai vì đây là tổ chức đầu tiên ở nước ta chưa có luật pháp quân đội, tuy là nhà nước đơn giản sơ khai nhưng đánh đâu đâu bước chuyển biến cơ bản xã hội, chuyển từ chế độ nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, nhà nước bước vào thời đại văn minh.
Mong nó giúp được cho bn
1.
Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
2. Quá trình thống nhất Văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt thành một quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, tức là cách ngày nay gần 5.000 năm. Nước Văn Lang chuyển giao "hòa bình" thành nước Âu Lạc. An Dương Vương dời Đô từ Phong Châu về Cổ Loa.
Nước Văn Lang ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
=>
- Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.
- Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.