K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật,… đã tạo nên yếu tô" hoang đường, yếu tô" kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúi đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đứng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng úng trồng lúa, trồng khoai…". Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sông gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, cố nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: "Thần bảo như nhân bảo".

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao – Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẩn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành 2 thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nôi chí vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta

17 tháng 12 2018

Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. 

20 tháng 1 2019

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.

Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.

Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.

Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.

Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

11 tháng 3 2019

giúp mình đi

help me

16 tháng 3 2022

Tham Khảo (Phần in đậm phía dưới là cách thức làm bánh trưng , em có thể làm theo hoặc lược bỏ vài câu cho đỡ dài nhé bé !!)

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

16 tháng 3 2022

cảm ơn nhaa :3

21 tháng 11 2021

 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tết đến thì những phong tục văn hóa của dân tộc Việt Nam lại được sử dụng rất phổ biến. Nhất là phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào những ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Đây là một trong những việc mà năm nào vào Tết dân tộc ta cũng tổ chức làm. Đây còn là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Qua việc duy trì phong tục làm bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện dân ta là một dân tộc có văn hóa. Yếu quê hương đất nước và những văn hóa của Tổ quốc. Những hành động cao cả và thiêng liêng này luôn được mọi người tôm trọng và giữ gìn mãi về sau.

* Từ láy: thiêng liêng

* Từ đơn: bánh

* Từ phức: phong tục

HT

20 tháng 9 2020

          Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

          Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

20 tháng 9 2020

cảm ơn bạn linh nhoa 

1 tháng 10 2016

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

1 tháng 10 2016

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó còn mang ý nghĩa về vũ trụ, nhân sinh. Bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.

3 tháng 3 2022

A=))??