K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

- Đồng nghĩa: 

                      nỗi nhớ - mối riêng tư

                      xua tan --- gạt

- Trái nghĩa: lên <---> xuống

                     mưa <---> nắng

      ----> Tác dụng: 

- Làm cho bài thơ thêm phần sinh động, thể hiện được nỗi nhớ, nỗi riêng tư của hai người. Dù người con trai có lên xe trời đổ mưa, em xuống núi nắng vàng, 2 tình cảnh ngược nhau nhưng đều có chung một nỗi lòng không thể kể siết, và đều tự xua tan đi nỗi lòng đó.

...

bn dựa vào câu trên mà tự làm thành đoạn văn nha!
 

13 tháng 3 2020

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình. Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 3 2020

trái nghĩa: lên-xuống,nắng-mưa
đồng nghĩa: xua-gạt,nổi nhớ-mối riêng tư

10 tháng 1 2019

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư.

Riêng tư phải gác lại, thương nhớ phải xua đi, thực ra không phải nhờ “cái nhành cây” hay “cái gạt nước” mà chính là nhờ nơi cái tầm cao mới trong bản lĩnh, trong trách nhiệm, trong lương tâm của tuổi trẻ Cách mạng. Cái tuổi trẻ vì đất nước bị xâm lăng nên thấy “đường ra trận... đẹp lắm”, thấy “Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến. Như tình yêu nối lời vô tận”... (Trích theo lời của ca khúc).

Tuy nhiên, chính nhờ cách thể hiện cái bản lĩnh ấy, cái trách nhiệm ấy, cái lương tâm ấy... thông qua những động tác gần như hoàn toàn máy móc của cái gạt nước, gần như hoàn toàn vô tri của cái nhành cây mà Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây đã đi thẳng được vào khung trời mỹ cảm của quảng đại công chúng ca nhạc. Nghệ thuật là như thế!

10 tháng 1 2019

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

Những câu thớ trên được trích trong bài thơ "Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây" của tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả cuộc chia tay và nỗi nhớ nhung da diết của người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong qua những ngôn từ đặc sắc.

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình.Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước

Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động . Nỗi nhớ và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan . Ánh nắng mới bình yên,bầy chim như bừng tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc . Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển cả,mặt trời lên nhanh vùn vụt. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô...
Đọc tiếp

Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động . Nỗi nhớ và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan . Ánh nắng mới bình yên,bầy chim như bừng tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.

Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc . Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển cả,mặt trời lên nhanh vùn vụt. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô lên ,đỏ hồng như 1 trái dưa hấu mới bổ ,rồi sau khi vượt khỏi đg chân trời chắn ngang ,nó leo mau lên caova nắng chợt chói chang lúc nào ko hay 

Câu 1: phương thức biểu đạt chính 

Câu 2: chỉ ra hình ảnh so sánh có trg văn bản? Tác dụng của các hình ảnh so sánh đó 

Câu 3 :nêu nội dung đoạn văn 

Câu 4 : em hãy tả quang cảnh thôn xóm nơi em ở khi tết đến,xuân về

 

0
25 tháng 11 2021

Tham khảo :

Em không thể nào quên cuộc họp căng thẳng ở lớp em hôm nay. Cô giáo chống tay vào bàn và đang vô cùng tức giận do lớp đã không học bài cũ để bị phê bình nghiêm trọng. Chúng em đã hội họp trước để tìm hướng đi nhưng xem chừng mọi thứ có vẻ mịt mù vì cô đang buồn lắm. Quả thực, không thể vui được khi mọi thứ đều bao trùm màu đen. Lớp em đã liên tiếp bị giờ trung bình nhiều tuần nay. Em cũng thấy sợ hãi khi nhìn đến cô. Áp lực về việc dạy lại công thêm làm chủ nhiệm của một lớp nghịch ngợm khiến cô giáo luôn trong trạng thái căng thẳng. Trông cô hom nay mệt mỏi hơn mọi hôm. Ai cũng lo lắng cho thành tích của lớp. Nhưng sự việc đã qua rồi và càng nhớ thì càng thêm thấy có lỗi. Bàn lên bàn xuống chúng em vẫn không ra được phương án. Mấy đứa bảo nhau lại xin lỗi cô. Nhưng xin lỗi suốt rồi mà lớp vẫn không thay đổi. Câu chuyện chủ nhiệm áp lực và học sinh luôn là câu chuyện buồn thảm như vậy.

từ đồng nghĩa: căng thẳng- mệt mỏi, lo lắng- sợ hãi. 

từ trái nghĩa: vui- buồn, quên- nhớ

15 tháng 11 2016

- Chân cứng đá mềm.

- Gần nhà xa ngõ

- Mắt nhắm mắt mở

- Bên trọng bên khinh

- Buổi đực buổi cái

- Chạy sấp chạy ngửa

- Bước thấp bước cao

- Lá lành đùm lá rách

còn phân tích cái hay thì bạn tự làm nhawink

15 tháng 11 2016

cái ng ta cần thì ko tl cho, cái ng ta ko cần thì cứ add vào

27 tháng 10 2016

Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gởi thư lấy chồng

Bà già đi chợ cầu Bông
Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng !
Lợi thi có lợi nhưng răng không còn

Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn

Bắc thang lên hỏi ông trời
Có tiền cho gái có đòi được chăng ?

Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn

27 tháng 10 2016

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Phân tích:

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

 

ganmucthidengandenthisang

 

 

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

 

 

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh lá mần non.vỏ cây lại trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái nghọt"

1 đoạn trích trên sử dụng ptbđ nào?hãy chỉ ra biện pháp tu từ chính có trong đoạn văn?

2nêu tác dụng của việc sử dụng biên pháp tu từ đó trong đoạn văn?

3nêu nội dung đoạn trích?từ nội dung đoạn trích hãy liên hệ đén 1 triết lí trong cuộc sống con người?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1.

* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.

* BPTT được sử dụng:

- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót

- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

2. Tác dụng:

- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.

3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

23 tháng 9 2021

tham khảo 

từ đồng nghĩa là : Bác, Người, Ông cụ. 

Những từ trên đều chỉ Bác Hồ nhưng mỗi từ lại có sắc thái, tình cảm khác nhau: từ "Bác" gợi sắc thái thân mật, từ "Người" gợi sắc thái kính trọng, từ "Ông cụ" lại gợi sắc thái gần gũi, bình dị