K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà là người bà tuyệt vời nhất

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Trong gia đình, người tôi yêu mến và kính trọng nhất là bà nội tôi.

Năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn rất khoẻ. Da bà nhăn nheo, ngăm đen. Tôi vẫn đùa, đấy là chứng tích của thời gian. Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi có mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt to đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ nâu đã cũ. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ".

Bà nội tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới tắm và bắt sâu cho cây. Một lần, cái Anh, em họ tôi hỏi bà: "Bà ơi, tại sao bà quý những cái cây này thế. Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?". Bà nhìn chúng tôi, bảo: "Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi. Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây ông để lại khi mất. Bà thay ông chăm sóc chúng".

Bà rất yêu chúng tôi. Hồi tôi còn bé, bà đã thay mẹ, chăm bằm tôi từng li từng tí. Hằng đêm, bà đưa tôi vào giấc ngủ qua những khúc hát ru. Mỏi lần tôi ốm, bà xuống chăm nom tôi để mẹ đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho tôi từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, khi không còn ở bên tôi thường xuyên nữa nhưng cứ mỗi lần xuống nhà tôi chơi, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho tôi và hàng xóm láng giềng. Ai cũng yêu quý và kính nể bà.

Bà rất nhân hậu. Có lần, nhìn thấy một em bé ăn xin từ xa, bà vội bước lại cho bé tiền và bảo bé đi mua gì ăn cho đỡ đói. Đợi em đi khỏi, bà nói với tôi: "Cháu đã nhìn thấy em đó chưa? Bà đoán chắc em bé đó chỉ tầm tuổi cháu thôi, thế mà đã phải ra đường ăn xin. Thật tội nghiệp. Nếu từ nay về sau, cháu gặp ai cơ nhỡ, khó khán, cháu nhớ giúp người ta. Họ cũng là người như chúng ta, chẳng qua cuộc sống của họ không được may mắn, cháu không bao giờ được kì thị, chế giễu người ta".

Vì rất yêu quý bà nên tôi rất thích được về quê. Tôi chỉ mong luôn được gặp bà, được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được nằm trong lòng bà, thiu thiu ngủ qua tiếng ru à ơi của bà.

Tối rất yêu bà, Tôi mong sẽ không bao giờ phải xa bà.

viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết...
Đọc tiếp

viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động viết bài văn kể về những việc làm , những lởi dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em súc động 

1
16 tháng 9 2018

Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.

Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.

             

Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.

Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.

Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.

Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.

Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.

Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.

Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.

Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.

Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.

Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:

“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.

k mk nhak

Thanks <3

11 tháng 12 2016

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Bài làm 2

Trong gia đình, người tôi yêu mến và kính trọng nhất là bà nội tôi.

Năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn rất khoẻ. Da bà nhăn nheo, ngăm đen. Tôi vẫn đùa, đấy là chứng tích của thời gian. Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi có mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt to đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ nâu đã cũ. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ".

Bà nội tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới tắm và bắt sâu cho cây. Một lần, cái Anh, em họ tôi hỏi bà: "Bà ơi, tại sao bà quý những cái cây này thế. Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?". Bà nhìn chúng tôi, bảo: "Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi. Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây ông để lại khi mất. Bà thay ông chăm sóc chúng".

Bà rất yêu chúng tôi. Hồi tôi còn bé, bà đã thay mẹ, chăm bằm tôi từng li từng tí. Hằng đêm, bà đưa tôi vào giấc ngủ qua những khúc hát ru. Mỏi lần tôi ốm, bà xuống chăm nom tôi để mẹ đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho tôi từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, khi không còn ở bên tôi thường xuyên nữa nhưng cứ mỗi lần xuống nhà tôi chơi, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho tôi và hàng xóm láng giềng. Ai cũng yêu quý và kính nể bà.

Bà rất nhân hậu. Có lần, nhìn thấy một em bé ăn xin từ xa, bà vội bước lại cho bé tiền và bảo bé đi mua gì ăn cho đỡ đói. Đợi em đi khỏi, bà nói với tôi: "Cháu đã nhìn thấy em đó chưa? Bà đoán chắc em bé đó chỉ tầm tuổi cháu thôi, thế mà đã phải ra đường ăn xin. Thật tội nghiệp. Nếu từ nay về sau, cháu gặp ai cơ nhỡ, khó khán, cháu nhớ giúp người ta. Họ cũng là người như chúng ta, chẳng qua cuộc sống của họ không được may mắn, cháu không bao giờ được kì thị, chế giễu người ta".

Vì rất yêu quý bà nên tôi rất thích được về quê. Tôi chỉ mong luôn được gặp bà, được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được nằm trong lòng bà, thiu thiu ngủ qua tiếng ru à ơi của bà.

Tối rất yêu bà, Tôi mong sẽ không bao giờ phải xa bà.



 

11 tháng 12 2016

quá hay

19 tháng 7 2021

Tham khảo

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen đi bộ vào mỗi sáng. Khuôn mặt của bà tròn trịa, phúc hậu. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà dài ngang lưng, đã bạc trắng hơn nửa. Bà em còn là một người yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng với lời ầu ơ ngọt ngào bà ru, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà hiền hậu này của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

19 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

6 tháng 10 2016
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.
 
Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.
kể về người mẹ kính yêu của em
Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con.
 
Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn?
 
Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình.
 
Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ.
 
Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!
6 tháng 10 2016

Tả người mẹ của em  

 Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng nhất thì câu trả lời sẽ là :Mẹ .Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi , mẹ thật hoàn hảo .

Kể về người mẹ kính yêu

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ . Mẹ không cao lắm . Dáng người đầy đặn . Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi , trải qua nhiều năm tháng vất vả . Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ , trông rất trẻ trung , năng động . Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng , phù hợp với gương mặt mẹ . Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn . Chẳng hiểu sao , khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc , hầu như ai cũng yêu quý mẹ . Nét mặt của mẹ rất hài hòa . Ngay từ lần đầu gặp mặt , bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ.Với đôi lông mày rậm , mẹ thật cá tính , mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to , đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến ,đầy yêu thương . Đôi môi dày , đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt , đều tăm tắp .Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn ; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.

 

Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.

Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan.

8 tháng 3 2016

Bài làm 1

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. 

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.


 Bà là người bà tuyệt vời nhất

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất. 

Trần Quốc Dũng 

(Trường THCS Đống Đa)

Bài làm 2 

Trong gia đình, người tôi yêu mến và kính trọng nhất là bà nội tôi.

Năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn rất khoẻ. Da bà nhăn nheo, ngăm đen. Tôi vẫn đùa, đấy là chứng tích của thời gian. Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi có mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt to đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ nâu đã cũ. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ".

Bà nội tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới tắm và bắt sâu cho cây. Một lần, cái Anh, em họ tôi hỏi bà: "Bà ơi, tại sao bà quý những cái cây này thế. Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?". Bà nhìn chúng tôi, bảo: "Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi. Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây ông để lại khi mất. Bà thay ông chăm sóc chúng". 

Bà rất yêu chúng tôi. Hồi tôi còn bé, bà đã thay mẹ, chăm bằm tôi từng li từng tí. Hằng đêm, bà đưa tôi vào giấc ngủ qua những khúc hát ru. Mỏi lần tôi ốm, bà xuống chăm nom tôi để mẹ đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho tôi từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, khi không còn ở bên tôi thường xuyên nữa nhưng cứ mỗi lần xuống nhà tôi chơi, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho tôi và hàng xóm láng giềng. Ai cũng yêu quý và kính nể bà. 

Bà rất nhân hậu. Có lần, nhìn thấy một em bé ăn xin từ xa, bà vội bước lại cho bé tiền và bảo bé đi mua gì ăn cho đỡ đói. Đợi em đi khỏi, bà nói với tôi: "Cháu đã nhìn thấy em đó chưa? Bà đoán chắc em bé đó chỉ tầm tuổi cháu thôi, thế mà đã phải ra đường ăn xin. Thật tội nghiệp. Nếu từ nay về sau, cháu gặp ai cơ nhỡ, khó khán, cháu nhớ giúp người ta. Họ cũng là người như chúng ta, chẳng qua cuộc sống của họ không được may mắn, cháu không bao giờ được kì thị, chế giễu người ta".

Vì rất yêu quý bà nên tôi rất thích được về quê. Tôi chỉ mong luôn được gặp bà, được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được nằm trong lòng bà, thiu thiu ngủ qua tiếng ru à ơi của bà.

Tối rất yêu bà, Tôi mong sẽ không bao giờ phải xa bà.

 

8 tháng 3 2016

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Bài thơ " Bếp lửa" là một bài thơ hay của Bằng Việt nói về những tình cảm sâu đậm của người cháu khi nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa .Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình cảm và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ " nhóm " được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Bà - một người phụ nữ tảo tần nhưng lại là người dạy cháu bài học yêu thương và những giá trị sống vô cùng sâu sắc.  Hình ảnh người bà thực sự đã trở thành một hình ảnh đẹp đi vào trong kí ức tuổi thơ , bà đã trở thành động lực để người cháu cố gắng phấn đấu hơn từng ngày.

14 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bà ngoại luôn là người ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo giản dị, sâu săc và tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ mãi về tháng hè năm học vừa qua khi tôi được mẹ cho sang ở cùng bà một tháng. Bà tôi cần mẫn nấu từng bữa sáng cho tôi ăn bên bếp củi đỏ hồng. Mới đầu tôi không hiểu tại sao bà lại cần vất vả như vậy trong khi chỉ cần ra ngoài chợ kia thôi là tôi có đủ thức quà. Mãi về sau này tôi mới hiểu vì không có tình yêu nào lớn hơn sự yêu thương của bà nên bà luôn muốn cho tôi ăn bữa sáng ấ tình và đậm vị nhất. SỰ cần cù của bà còn cho tôi những bài học về giờ giấc, về việc rèn luyện bản thân chứ khong đơn thuần là câu chuyện bữa sáng nhỏ bé. Chứng kiến tôi cái gì cũng rụt rè, gì cũng nhút nhát, gì cũng không biết, bà thay vì cưng nựng, nâng niu đã lần đầu giúp tôi biết thế nào là trồng rau, vỡ đất. Hình ảnh bà, bác nông dân tần tảo giúp tôi của tuổi mười bốn, mười lam ấy thấy mình soa mà biếng nhác, vô dụng. Càng ngày, tôi càng thêm thấm thía bài học mà bà truyền dạy. Những lời dạy bảo của bà đâu phải là sự thủ thỉ ôm tôi, nịnh nọi hay khuyên bảo. Bà cứ âm thầm trong những việc làm thiết thực, và tôi, tôi nhận ra được tình bà thiết tha để thêm yêu thương và kính trọng bà nhiều hơn. 

14 tháng 11 2021

Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên ngươif, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống." Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn. " . Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên.