Nêu mối quan hệ giữa những đứa trẻ trong tác phẩm "Những đứa trẻ"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Việc không đặt tên cụ thể cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích.
Tác dụng : tăng sức biểu cảm cho câu văn, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe và nói về bản chất của những đứa trẻ.
tham khao:
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.
“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.
Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.
Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.
Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.
Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.
Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.
Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.
TK:
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.
“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.
Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.
Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.
Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.
Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.
Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.
Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.
● Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương
● Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này
Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ
● Ba anh em con nhà ông đại tá và Aliosa là những đứa trẻ thuộc những gia đình có địa vị xã hội khác nhau:
● Aliosa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà
● Ba đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong gia đình giàu có nhưng lại thiếu tình yêu thương khi mẹ chúng mất, bố chúng đi lấy một người khác
⇒ Những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương