Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.
Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.
Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.
Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.
tiết kiệm chi tiêu trong gia đình là tiết kiệm khoảng chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên từ nguồn thu nhập của họ.
+tiết kiệm tiền của
+tiếp kiệm công sức
+tiết kiệm nước
+.....
Tiết kiệm chi tiêu trong gia đinh là biết sử dụng tiền và chi tiêu hợp lí
Vd: ko mua đồ mới khi đồ cũ còn sử dung dc, ko phung phí
Đó bn :V
Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".
Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.
Bố: quét nhà, dọn nhà
Mẹ: nấu ăn, cắm cơm
Chị gái: quét nhà, lau nhà
Chị gái : rửa bát, phơi quần áo
Em: giặt đồ, dọn nhà vệ sinh
Em trai: lau bàn, lau ghế
Bố : dọn dẹp nhà cửa
Mẹ : nấu cơm
Chị : rửa bát , phơi quần áo
Em : giặt quần áo
3 bán cửu long và giáng mua nhãn vở. biết cuu va long mua 17 cai , giang va cuu mua 23 cai, long va giang mua 20 cai .hoi moi ban mua bao nhieu cai
- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc).
- Cha đón em bé sau giờ làm việc.
- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm.
- Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em.
- Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha.
- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...
- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,...
- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà...
Em tên là Hoàng Minh Lan, năm nay em vừa bước vào lớp bốn, trường Tiểu học Phương Đông. Gia đình em gồm bốn người: Bố, mẹ và em trai 3 tuổi của em. Mỗi ngày sau khi đi học về, em lại phụ giúp bố mẹ một vài công việc nhỏ và chuẩn bị sách vở cũng như bài tập về nhà của mình.
Lên lớp bốn, thời khóa biểu của em có những thay đổi nhỏ, thay vì học vào buổi chiều như lớp ba thì chúng em được học vào buổi sáng, còn được nghỉ buổi chiều. Vậy nên, mỗi sáng, sau khi thức dậy, em đều đến trường và về nhà vào buổi trưa, sau khi tan học.
Khi về đến nhà là mười giờ ba mươi phút, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa để cả gia đình em quây quần ăn cơm cùng nhau. Em phụ giúp mẹ các công việc nhỏ như nhặt rau, rửa chén, bát, xoong nồi bẩn, còn mẹ em phụ trách nấu các món ăn ngon cho cả gia đình.
Sau bữa ăn, gia đình em quây quần bên chiếc bàn ngoài phòng khách, trò chuyện vui vẻ. Mười hai giờ trưa, mẹ đưa em trai đi học, mẹ và bố nghỉ trưa rồi thức dậy và đi làm. Còn em thì có thể ngồi làm những bài tập mà thầy cô giao về nhà.
Đến buổi chiều, nhiệm vụ của em là đi đón em. Em trai học ở trường mẫu giáo, cách nhà khoảng hơn một ki lô mét, vậy nên, em thong dong trên chiếc xe đạp nhỏ để đón em về. Khoảng năm giờ chiều, mẹ em đi làm về với một giỏ đồ rau củ trên tay. Mẹ nói mẹ đi làm về nên tiện tạt qua khu chợ đầu làng, mua chút đồ về nấu cơm cho cả nhà.
Em lại bắt tay vào phụ giúp mẹ nấu nướng. Lúc thì nhặt rau, lúc thì rửa chén, ... Được một lúc, mẹ giục em đi quét sân, quét nhà để nhà cửa luôn được sạch sẽ. Sau đó, em đi tắm rửa và sửa soạn bữa tối giúp gia đình.
Kết thúc bữa tối, cả nhà em lại quây quần bên chiếc tivi với chương trình thời sự đặc sắc. Bố mẹ rôm rả kể những câu chuyện trong ngày còn em thì sửa soạn sách vở theo thời khóa biểu cho chương trình học ngày mai. Mười giờ, em lên giường đi ngủ, kết thúc một ngày với bao niềm vui, bao điều hạnh phúc.
Những công việc sau giờ học của em tuy không có gì đặc biệt nhưng lại mang đến cho em niềm vui nho nhỏ. Bởi khi làm những công việc ấy, em được phụ giúp mẹ, phụ giúp gia đình và cho em những trải nghiệm thật mới mẻ.
hc tốt!
bn đăng câu hỏi hơi muộn!
cre: thuthuat
Trong gia đình em mẹ là người quán xuyến tất cả mọi việc. Từ nấu cơm đến dọn dẹp nhà cửa. Nhờ có mẹ mà nhà em lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ.
Mẹ em năm nay đã gần 40 tuổi. Mẹ không cao, dáng người hơi đậm nhưng di chuyển rất nhanh và hoạt bát. Đôi tay mẹ hơi thô ráp nó không còn mềm mại như thời còn con gái do mẹ phải chăm lo cho gia đình nhiều. Mẹ là mẫu người phụ nữ chăm chỉ. Nhà chỉ cần hơi bụi, hơi bẩn một chút thôi là mẹ sẽ lấy rẻ lau nhà ra lau chùi. Mỗi lần mẹ lau dọn nhà cửa, mẹ lại búi gọn mái tóc xoăn dài của mình ra sau gáy để lộ khuôn mặt tròn trịa. Đôi mắt mẹ đen láy và rất tinh anh.Chỉ nhìn lướt qua mẹ đã thấy chỗ nào bẩn, chỗ nào bụi để lau chùi. Khi mẹ em dọn nhà mẹ rất cẩn thận và tỉ mỉ. Mẹ dùng rẻ lau từ đầu nhà tới cuối nhà. Không bỏ sót một chỗ. Mỗi khi mẹ lau xong nhà em trông như mới hẳn lại còn ngào ngạt hương thơm của nước lau nhà. Rồi mẹ giặt rẻ đi lau bàn ghế. Mẹ lật từng miếng đệm lót ghế lên, lau cẩn thận bên dưới ghế, không để lại một hạt bụi nào.
Những công việc nhà mẹ làm đều là những công việc không tên, dù chẳng ai công nhận hay tuyên dương mẹ. Nhưng em biết đó là những công việc khiến mẹ rất tốn công tốn sức. Em lại càng thương mẹ hơn. Ngày nào mẹ cũng làm những công việc này mà chẳng bao giờ mẹ kêu than gì cả. Có những hôm, mẹ đi làm cả ngày về, sau khi vào bếp nấu bữa tối, mẹ lại đi dọn dẹp nhà cửa. Mẹ cứ luôn chân luôn tay như vậy cho tới khi tối muộn mẹ mới đi nghỉ. Khi dọn xong em còn thấy được sự mãn nguyện, vui vẻ của mẹ khi mà ngôi nhà đã trở nên sạch sẽ và gọn gàng. Mẹ em thường bảo: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Nên phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để cho nhà cửa luôn sạch đẹp. Người khác vào chơi cũng sẽ không cười nhà mình.
Em rất thương mẹ. Em tự hứa sẽ giúp mẹ nhiều hơn trong việc nhà. Còn nhỏ thì làm việc nhỏ, khi lớn sẽ làm việc lớn. Nhất định em sẽ giúp đỡ mẹ nhiều hơn để cho mẹ đỡ vất vả và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.MONG ĐC K