K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi Câu 1: Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2: Đoạn thơ sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi

Câu 1: Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Đoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 3: Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu thơ" Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội" ? Nêu sắc thái biểu đạt của từ " Người" trong đoạn thơ?

Câu 4: Hình ảnh " nắng mới" gợi lên trong nhà thơ cảm xúc gì? Khái quát tình cảm của về người mẹ đã khuất? ( khoảng 5-6 dòng)

2
7 tháng 12 2018

Câu 1:Biểu cảm

Câu 2:+Thể thơ 7 chữ

+Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội: Nhân hóa.

- Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả.

7 tháng 12 2018

các bạn ơi nhanh lên :)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi Hình dáng mẹ tôi chưa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi Hình dáng mẹ tôi chưa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu thưa Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Câu 2:Điều gì đã gợi hứng khiến thì nhân nhớ về người mẹ của mình Câu3 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thật trong câu thơ :Nét cười đen nhánh sau tay áo Câu 4: Suy nghĩ về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ (5-7câu)

0

1. Nhân vật trữ tình: nhân vật "tôi" - người con. 

Đối tượng trữ tình: người mẹ của nhân vật "tôi". 

2. Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ nhung da diết về người mẹ đã khuất của nhân vật "tôi". Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thương và sự trân trọng của đứa con dành cho người mẹ. 

3. Mạch cảm xúc: 

- Nỗi nhớ dành cho người mẹ. 

- Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên mẹ

- Phục dựng hình ảnh của người mẹ trong quá khứ 

1 tháng 10 2023

bài nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Nắng mới,...
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Nắng mới, Lưu Trọng Lư) 1 chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ. Điều gì đã gợi cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình? 2 Câu thơ '' Nét cười đen nhánh sau tay áo'' gợi lên điều gì? 3 chỉ ra bptt trong câu thơ ''Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội'' và nêu tác dung của bptt đó 4 Nêu nội dung chính của bài thơ 5 Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã gợi trong em những cảm xúc gì về một người thân yêu nhất của mình?

Giúp tui dzới =((((

2

Câu 1: Những câu thơ miêu tả người mẹ là "Áo đỏ người đưa trước giậu phơi", "Nét cười đen nhánh sau tay áo", “Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ”.

Điều đã gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là: nắng mới hắt bên song, gà trưa gáy não nùng khiến lòng tác giả buồn rười rượi rồi chìm vào dòng cảm xúc nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình 

Câu 2: Nét cười đen nhánh sau tay áo" thể hiện:

- Sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.

- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộ" là nghệ thuật: Nhân hóa. 

- Tác dụng:

+ Khiến hình ảnh thơ giàu sức gợi tăng sức biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

+ Nắng mới cất tiếng reo vui đã mở ra một không gian sinh động, rực rỡ đầy màu sắc.

+ Qua đó thấy được thiết tha  và nỗi niềm mong nhớ của tác giả về môt thời đã qua.

4. Nội dung chính của bài thơ là:  Dòng hồi tượng của nhà thơ về những ngày tháng bên mẹ. Tất cả những kỉ niệm đều được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên gần gũi như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... càng khắc sâu thêm nỗi nhớ vào trong lòng tác giả. Qua đó ta thấy được tình yêu mẹ vô bờ bến và nỗi nhớ thương da diết của tác giả.

5. Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư gợi cho em cảm xúc nhớ thương với người bà của mình. Đã từ rất lâu rồi em đã không được gặp bà của mình, không về thăm lại quê hương - nơi em đã dành cả thời thơ ấu của mình ở đó. Bài thơ như một lời thôi thúc chúng ta trở về với vòng tay của những người thân yêu đã xa cách lâu ngày chưa có dịp về thăm.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:"Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."
a) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn thơ trên.
b) Xác định từ loại các từ in đậm.
c) Hãy tìm một phép so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
d) Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

1
2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                                      Bỗng nhận ra hương ổi                                      Phả vào trong gió se                                      Sương chùng chình qua ngõ                                      Hình như thu đã về                                       Sông được lúc dềnh dàng                                      Chim bắt đầu vội vã                                      Có đám...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                                      Bỗng nhận ra hương ổi

                                      Phả vào trong gió se

                                      Sương chùng chình qua ngõ

                                      Hình như thu đã về

 

                                      Sông được lúc dềnh dàng

                                      Chim bắt đầu vội vã

                                      Có đám mây mùa hạ

                                      Vắt nửa mình qua thu

 (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm): Khổ thơ thứ hai nhắc đến những sự vật nào có chuyển động đối lập nhau?

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?

                                      Có đám mây mùa hạ

                                      Vắt nửa mình qua thu

2
9 tháng 6 2021

1. thể thơ 5 chữ

2. chuyển động đối lập : ''dềnh dàng'' của sông và ''vội vã'' của chim

3. hai dòng thơ cuối thể hiện sự bất ngờ khi mùa thu đến thì mọi vật cũng dần đổi thay.

9 tháng 6 2021

\(Câu 1:\)Thể thơ: 5 chữ

\(Câu 2:\): Những sự vật nào có chuyển động đối lập nhau:

Sông (dềnh dàng) >< Chim (vội vã)

\(Câu 3:\) Nội dung hai câu thơ:

-Một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa cuối hạ sang thu được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.

- Đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi để bước sang mùa mới, hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.

 

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SaBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờn. (…) (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sa

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn. (…)

 (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015)

a.        Em hãy xác định nội dung của đoạn thơ trên.

b.        Tìm một từ ghép và một từ láy trong đoạn thơ và cho biết nó thuộc loại từ ghép, từ láy nào?

c.        Từ đoạn thơ trên, em thấy chúng ta phải có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương? Hãy trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu.

0
5 tháng 12 2021

Tham khảo!

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

4 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

Bài 1 : 

a. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

b. Nội dung chính : Bàn về cách đọc sách của mọi người trong xã hội hiện nay. 

Bài 2 : 

I. Mở đoạn

Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân đoạn

1. Giải thích ý kiến

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết đoạn

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

a) Phương thức biểu đạt : Nghị luận

b) Nội dung : Bàn về cách đọc sách

c) Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và  nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người.

Bài 2 :

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống không gì quý bằng sự khiêm tốn, và người bạn hiền của khiêm tốn ấy lại là sự giản dị.Sống giản dị là một lối sống đẹp. “Lối sống giản dị” là lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không khoa trương, xa hoa. Sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội. Đó là lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Bác Hồ từng nói: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Giản dị và tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị, tiết kiệm sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Người sống tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác. Hai phẩm chất trên góp phần làm cho đời sống giao tiếp giữa con người với con người trở nên thân thiện, hòa bình và phồn vinh xã hội. Ngày nay, không ít người có chút tiền lại đem đi phung phí. Có những mâm tiệc trị giá chục triệu bạc, nhằm khoe gia thế; có những tiệc cưới phung phí đến kinh hoàng; sự lãng phí tràn lan. Một số cán bộ nhà nước tha hoá đạo đức và kém năng lực đã làm lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả những điều vừa nói đã đi ngược với truyền thống của dân tộc ta và làm chậm sự phát triển của đất nước. Ngày nay, đất nước chúng ta đang vươn vai cùng với năm châu trong thế hội nhập, nhưng nội lực kinh tế đất nước chúng ta chưa thật sự lớn mạnh. Vì thế, chúng ta càng phải sống giản dị và tiết kiệm. Là thanh niên – thế hệ trẻ – người chủ tương lai của đất nước lại càng phải ý thức nhiều hơn về điều đó. Hãy dành thời gian học tập nhiều hơn vui chơi. Hãy giản dị để cuộc sống đáng yêu hơn.