nêu diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945 ) (lịch sử 8)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai :
- Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt , dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối Đồng Minh Anh- Pháp –Mỹ và phát xít Đức – Ý – Nhật .
- Chính sách thỏa hiệp của Anh- Pháp-Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức- Ý- Nhật châm ngòi cho chiến tranh .
- Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt .
- Hít -le chiếm Tiệp Khắc (3-1939) .
- Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp- Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít le đánh Châu Âu.
-Ngày 1-9-1939 tấn công Ba Lan nên Anh- Pháp tuyên chiến với Đức , chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ .
II. Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Diễn biến:
Thế chiến thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkans: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
Chiến tranh thế giới có thể chia làm hai giai đoạn :
- Giai đoạn đầu 1914-1916, nói chung ưu thế thuộc về phe Đức-Áo .
- Trong giai đoạn thứ hai 1917-1918, ưu thế chuyển sang phe Hiệp ước.
Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Tính chất,ý nghĩa:
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945 )
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa tư bản thế giới bước vào một thời kì khủng hoảng trầm trọng. Các nước đế quốc Ý, Đức, Nhật trở thành những nước phát xít, muốn đánh bại bọn đế quốc Anh, Pháp, Mĩ để tranh cướp thị trường, thuộc địa và thực hiện cái mộng làm bá chủ thế giới. Nhưng cả hai bọn đế quốc ấy lại rất thù địch với Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Trong một thời gian, Anh, Pháp, Mỹ đã tìm cách nhượng bộ bọn phát xít về phía Liên Xô.
Nhưng không dám tấn công Liên Xô ngay, Đức, Ý, Nhật đã quay sang đánh bọn Anh, Pháp... trước và do đó đã mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
- Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh ( Tháng 9-1939 đến Tháng 6-1941 ): Phát xít Đức tấn công xâm chiếm các nước châu Âu.
- Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh ( Tháng 6-1941 đến Tháng 11-1942 ) : Đức tấn công Liên xô, Đức, Ý, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược.
- Giai đoạn thứ ba của cuộc chiến tranh ( Tháng 11-1942 đến Tháng 12-1943 ) : Giai đoạn chuyển biến căn bản trong quá trình đại chiến thế giới thứ hai.
- Giai đoạn thứ tư của cuộc chiến tranh ( Tháng 1-1944 đến ngày 2-9-1945 ) : Phát xít Đức, Nhật tan rã - Chiến tranh thế giới kết thúc.
Kết thúc:
- Tất cả có hơn 50 triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn tật; hàng ngàn thành phố và công trình văn hóa bị tiêu huỷ; rất nhiều tiền của dốc vào chiến tranh và các cơ sở sản xuất bị phá hoại không kể xiết. Đó là một tai họa ghê gớm mà bọn phát xít gây ra cho loài người.
- Làm cho phe đế quốc yếu đi rất nhiều. Ba nước đế quốc hung hãn nhất là Đức, Ý, Nhật đã bị ngã gục; Pháp, Anh thì suy yếu, chỉ còn Mĩ giữ được lực lượng và trở thành trung tâm phản động quốc tế. Trái lại, vị trí của Liên Xô trên thế giới được nâng cao thêm. Nhiều nước ở châu Âu và châu Á sau khi thoát khỏi ách phát xít đã trở thành những nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời phong trào cách mạng thế giới có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
tham khảo:
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.
Chọn đáp án: B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
Chiến trường châu Âu 1939-1940:
Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan, tuy nhiên thực tế 2 nước này đã không có hành động gì trợ giúp cho Ba Lan (Anh, Pháp hy vọng sau khi Đức chiếm xong Ba Lan thì sẽ ngừng lại hoặc quay sang tấn công Liên Xô). Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía tây chống Đức, với mục đích bảo vệ kiều dân gốc Nga và thu hồi lại những vùng đất đã bị Ba Lan chiếm của họ trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921). Sự xâm nhập từ 2 nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải chạy khỏi đất nước, một phần quân đội Ba Lan rút theo và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, lực lượng quân đội Ba Lan còn lại hoàn toàn đầu hàng. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi các vùng phía đông (từng thuộc Nga nhưng bị Ba Lan chiếm trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921)) được hoàn trả cho Liên Xô (những vùng này ngày nay thuộc về Ucraina và Belarus).
Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời hứa của Anh-Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế viện trợ đã không đến. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước. Tư lệnh kỵ binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ "chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần". Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng). Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: "Chúng tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức"[12] Nhưng rốt cục Anh và Pháp đã không có bất kỳ hành động quân sự lớn nào mà chỉ muốn ngồi chờ Đức tấn công Liên Xô như họ đã dự tính (xem Cuộc chiến cuội).
Ngay sau đó, để củng cố biên giới phía Tây chuẩn bị cho chiến tranh với Đức, Liên Xô bắt đầu tiến quân vào các nước cộng hòa gần biển Baltic. Tại 3 nước Baltic, quân đội Liên Xô được chào đón và không gặp kháng cự đáng kể (do tại các nước này, tộc người Nga chiếm một số lượng đáng kể so với các dân tộc khác), nhưng Phần Lan thì phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc hai phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu tiến quân cùng lúc vào các nước Bắc Âu. Kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục) kết thúc với việc Anh chiếm được Na Uy. Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui.
Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg diễn ra rất nhanh chóng và Đức giành thắng lợi vang dội. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất kỳ mặt trận nào khác cho tới thời điểm đó. Phía Anh-Pháp có 3,3 triệu quân, lực lượng 2 bên khá tương đương. Tuy nhiên, các chỉ huy Anh-Pháp vẫn duy trì lối tư duy về chiến tranh chiến hào của thế chiến thứ nhất, do vậy họ tập trung lực lượng về phòng tuyến Maginot với dự định dựa vào hệ thống công sự để chặn đứng quân Đức tại đây. Thực tế cho thấy đây là một sai lầm chiến lược rất tai hại của Anh-Pháp. Quân Đức với học thuyết chiến tranh chớp nhoáng đã sử dụng lực lượng thiết giáp đi vòng qua phòng tuyến Maginot, thọc sâu vào hậu phương của Pháp và bao vây luôn khối quân Anh-Pháp đang tập trung ở phòng tuyến này.
Với chiến lược khôn khéo cộng với những sai lầm của Anh-Pháp, quân Đức nhanh chóng đánh bại đối phương. Trong vòng một tháng, chính phủ Pháp tuyên bố đầu hàng, trong khi lực lượng Anh phải lên tàu chạy khỏi nước Pháp. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Chỉ trong hơn 1 tháng, quân Đức đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 2,2 triệu quân Anh và Pháp, 34 vạn quân khác phải lên tàu bỏ chạy khỏi Pháp về Anh, trong khi Đức chỉ thiệt hại 156,000 người. Đến cuối tháng 6, Pháp đã đầu hàng theo Hiệp định Compiègne lần thứ hai, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ, phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành. Sau khi chiến thắng, Đức cũng chiếm được rất nhiều nhà máy và đội ngũ công nhân lành nghề của Pháp, tiềm lực chiến tranh của Đức tăng rất nhiều, Hitler cảm thấy đủ tự tin là sẽ buộc Anh phải ký hòa ước, sau đó Đức sẽ quay sang thanh toán đối thủ lớn nhất là Liên Xô.
Chiến tranh giữa Đức và Anh:
Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Lục quân Đức rất mạnh nhưng bị ngăn cách với nước Anh bởi eo biển nên không thể tấn công được. Để đảm bảo Đức không thể vượt biển tấn công, Anh thi hành mọi chính sách có thể, thậm chí cả việc xâm chiếm những nước trung lập hoặc tấn công cựu đồng minh. Ngày 10/5/1940, Anh xâm chiếm Iceland và chiếm nước này để tránh việc Đức được đặt căn cứ quân sự tại đây. Để tránh việc hạm đội mạnh của Pháp được Hitler trưng dụng để tấn công Anh, ngày 3 tháng 7 năm 1940, Không quân và hải Quân Anh đã dội bom vào hạm đội Pháp (vốn là đồng minh của họ chỉ 2 tháng trước đó) neo đậu tại cảng Mers-el-Kebir ở Algérie, đánh chìm nhiều tàu và khiến hàng ngàn thủy thủ Pháp thương vong.
Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến trên Đại Tây Dương giữa các tàu ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm được Đức dùng để tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Đến năm 1941, khi Anh vẫn còn đứng vững, và vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức bỏ dở chiến dịch và rút lực lượng Không quân ra khỏi nước Anh.
Cho đến lúc này, thái độ của Mỹ vẫn là đứng ngoài cuộc và không muốn can dự vào chiến tranh. Nước Anh viết thư cầu viện tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt xin 50 chiếc khu trục hạm phế thải của Mỹ. Hoa Kỳ cho cho Anh mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc chiến tàu cũ kỹ này với điều kiện Anh phải cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại Newfoundland, Bermuda và West Indies. Giao kèo bán tàu này rất có lợi cho Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sẽ giúp Anh và Liên Xô về trang bị nhưng nước Mỹ sẽ không tham chiến, ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức và tốt nhất là chỉ nên bán vũ khí cho Anh chứ không nên tham chiến. Đạo luật lend-lease (cho vay - cho thuê) thông qua tháng 11/1941 cho phép Tổng thống Roosevelt "chuyển giao, cho mượn, cho thuê" mọi tài sản cần thiết cho chiến tranh, từ thực phẩm, vũ khí tới các dịch vụ khác cho các nước đang tham chiến nếu thấy có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ, tất nhiên là đi kèm với những đòi hỏi của Mỹ về những khoản lợi kinh tế - chính trị. Tháng 6/1941, khi Đức tấn công Liên Xô, Phó Tổng thống Mỹ Harry S. Truman còn tuyên bố rằng:
Nếu chúng ta thấy Đức chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Nga, và nếu Nga chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Đức, và theo cách đó cứ để họ giết nhau càng nhiều càng tốt, mặc dù tôi không muốn nhìn thấy Hitler chiến thắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chiến trường Địa Trung Hải[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 27/9/1940, Đức, Italia và Nhật đã kí hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Berlin. Hiệp ước này trước hết nhằm chống Liên Xô, nhưng còn chống cả Anh, Mĩ. Hiệp ước đề ra không úp mở việc phân chia thế giới: Đức, Italia ở châu Âu; Nhật ở Viễn Đông.
Đức cũng đã lợi dụng những mâu thuẫn giữa các nước Balkan để lôi kéo các nước này làm chư hầu của mình. Ở Hội nghị Viên tháng 8/1940, Đức và Italia đã yêu cầu Romania là cắt vùng Transivalnia giao cho Hungaria và hứa với Rumani sẽ đền bù bằng đất đai chiếm của Liên Xô. Đức lại giúp lực lượng thân Đức ở Rumani làm chính biến, đưa những phần tử chống Liên Xô lên nắm chính quyền, do tướng Antonesscu cầm đầu. Với sự thỏa thuận của Antonesscu, ngày 7/10/1940, quân đội Đức kéo vào Rumani. Sau đó, lần lượt Hunggari, Rumani và Slovakia đều tuyên bố tham gia Hiệp ước Béclin (11/1940). Tháng 3/1941, chính phủ Bulgaria cũng tham gia hiệp ước Béclin và để cho quân đội Đức kéo vào nước mình.
Trong khi Đức đang tập trung lực lượng đánh Anh, Ý mở cuộc tấn công Hy Lạp vào ngày 28 tháng 10 năm 1940. Cuộc tấn công này hoàn toàn thất bại: Hy Lạp chẳng những đánh lui Ý trở lại Albania, mà còn tham chiến theo phía Đồng Minh (trước đó Hy Lạp trung lập), cho phép Anh đổ bộ tại nước này để viện trợ và phòng thủ.
Trong khi Ý đang đương đầu với Hy Lạp, nước Nam Tư láng giềng bị một cuộc đảo chính vào ngày 27 tháng 3 năm 1941. Người Nam Tư trục xuất chính quyền thân Đức đã ký Hiệp ước Ba Bên chỉ ba ngày trước, đồng thời kí hiệp ước thân thiện và không xâm phạm với Liên Xô ngày 5/4/1941. Trước tình hình đó. Hítle phải ra lệnh hoãn việc thực hiện kế hoạch Barbarossa xâm chiếm Liên Xô và quyết định đè bẹp Nam Tư và Hy Lạp trước. Kế hoạch được đặt ra và Đức mở cuộc tấn công cả hai nước Nam Tư và Hy Lạp vào ngày 6 tháng 4. Không quân Đức dội bom xuống thủ đô Nam Tư và 56 sư đoàn Đức cùng chư hầu tràn vào Nam Tư. Chính phủ Nam Tư bỏ chạy sang Ai Cập. Cùng ngày đó, quân Đức cũng mở cuộc tấn công vào Hy Lạp. Quân đội Hy Lạp phải đầu hàng, quân đội Anh cũng bị đánh bật và phải chạy ra biển sau trận đánh tại Crete.
Như vậy, sau 1 năm, Đức có thêm 5 nước chư hầu ở khu vực Balkan và Địa Trung Hải mà gần như không cần phải nổ súng, lực lượng phe Đức được tăng cường thêm gần 1 triệu quân từ các nước này. Không chỉ vậy, Đức còn có thêm nhiều mỏ tài nguyên tại các nước này (đặc biệt là những mỏ dầu ở Romania). Hitler cho rằng các điều kiện để tấn công Liên Xô đã chín muồi.
Chiến dịch Bắc Phi:
Vào tháng 8 năm 1940, với lực lượng lớn của Pháp tại Bắc Phi chính thức trung lập trong cuộc chiến, Ý mở một cuộc tấn công vào thuộc địa Somalia của Anh tại Đông Phi. Đến tháng 9 quân Ý vào đến Ai Cập (cũng đang dưới sự kiểm soát của Anh). Cả hai cuộc xâm lược này đều thất bại sau khi lực lượng Anh đẩy Ý ra khỏi cả hai khu vực và chiếm được nhiều thuộc địa Ý, trong đó có Đông Phi thuộc Ý và Libya.
Với sự thất bại của Ý, và thấy phe Trục có nguy cơ bị đẩy khỏi toàn bộ Phi Châu, Đức gửi Quân đoàn Phi châu dưới sự chỉ huy của Erwin Rommel đến Libya để tăng viện cho đồng minh của mình vào tháng 2 năm 1941. Đơn vị này, cùng với quân Ý, đã đánh các trận ác liệt ven bờ biển Cyrenaica với lực lượng Anh vào năm 1941 và 1942. Cùng với trận chiến này, Hải quân Hoàng gia Anh và Regia Maria của Ý cũng đánh nhau để giành tuyến đường tiếp tế trên Địa Trung Hải, điển hình là trận đấu tại căn cứ quan trọng tại Malta.
Lúc đầu Đức chú trọng đến mặt trận Bắc Phi vì muốn chiếm kênh đào Suez và cắt đứt những đường giao thông chính của Anh với các thuộc địa. Với một sư đoàn thiết giáp Đức, một sư đoàn thiết giáp Ý và một sư đoàn bộ binh Ý, vào cuối tháng 3 năm 1941, quân Đức tiến công. Trong vòng 12 ngày, Đức chiếm được tỉnh Cyrenaica và tiến đến Bardia, đuổi quân Anh chỉ còn cách biên giới Ai Cập vài km. Quân Anh bị thua liên tiếp, oàn vị thế của Anh ở Ai Cập và Kênh đào Suez bị đe dọa, và vị thế ở Địa Trung Hải cũng bị nguy hiểm vì sự hiện diện của quân Đức tại Hy Lạp.
Quân Đức ở Bắc Phi thúc giục Hitler nên khai thác tình hình, cho tăng viện thêm để tổng tấn công ở Ai Cập và vùng Kênh đào Suez. Nhưng Hitler đã quyết định mọi nguồn lực phải dồn cho chiến dịch tiêu diệt Liên Xô. Hitler chỉ gửi đến Bắc Phi một phái bộ quân sự và chút ít vũ khí, ngoài ra không làm gì thêm. Hitler trả lời là chỉ xét đến mặt trận Bắc Phi sau khi đã đánh bại Liên Xô. Đấy là một sai lầm lớn, bởi vào thời điểm này, cuối tháng 4 năm 1941, chỉ cần thêm một vài sư đoàn là quân Đức hẳn đã giáng cho quân Anh ở Bắc Phi một đòn chí tử.
Đến tháng 12/1941, quân Đức thất bại trong trận đánh trước cửa ngõ Mátxcơva. Mặt trận Xô - Đức thu hút tất cả lực lượng của Đức và buộc Đức cắt giảm lực lượng cho các mặt trận khác. Quân Đức ở Bắc Phi bị thiếu đạn dược, nhiên liệu nên không thể tấn công tiếp được nữa.
Vào đầu năm 1942, việc Anh thắng lợi trong cuộc đánh bại lực lượng hải quân Ý ở Regia Maria khiến phía Đồng Minh có thêm quân nhu và vật chất. Việc này cho phép các lực lượng Anh đẩy mạnh sau trận El Alamein thứ hai, quân đoàn thứ 8 của Anh ở Bắc Phi gồm 7 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn thiết giáp và 7 lữ đoàn chiến xa đã mở cuộc tiến công. Quân Đức chỉ có 4 sư đoàn bộ binh và 11 sư đoàn Ý nên không thể chống đỡ nổi, quân Anh chiếm gần hết toàn bộ Libya và đuổi quân Trục vào Tunisia. Vào tháng 11 năm 1942, tình trạng càng tệ hơn cho quân Trục khi Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây các lực lượng phe Trục. Ngày 8/11/1942, Franco (đứng đầu chính phủ phát xít Tây Ban Nha) đã báo trước cho Đức biết về cuộc đổ bộ này, nhưng Đức không làm gì được bởi vì lúc ấy tất cả dự trữ của Đức đã được ném vào trận Stalingrad với Liên Xô.
Cho đến tháng 5 năm 1943, toàn bộ các lực lượng phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại sau Chiến dịch Tunisia.
Trong lúc đó, tại Trung Đông, lực lượng Đồng Minh tấn công vào Syria và Liban, hai khu vực đang dưới sự kiểm soát của Pháp, cũng như Iraq, nơi chính quyền có thiện cảm với Đức. Việc này giúp lực lượng Đồng Minh củng cố quyền lực trong khu vực này.
Mặt trận phía đông[sửa | sửa mã nguồn]
Đức tấn công Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]
Sau 5 năm, Đức đã thôn tính xong 11 nước châu Âu với diện tích gần 2 triệu km2, dân số 142 triệu người, phát xít Đức đã chiếm được những vị trí có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, quân sự và lực lượng trở nên rất hùng mạnh. Hầu như toàn bộ Tây Âu và Trung Âu (trừ Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Anh) đã thuộc về Đức mà không vấp phải trở ngại hoặc tổn thất gì đáng kể. Tiếm lực công nghiệp quân sự của Đức cũng tăng thêm nhiều lần nhờ trưng dụng các mỏ tài nguyên, nhà máy công nghiệp, hàng chục triệu nhân công... tại các nước bị Đức chiếm đóng. Trong bối cảnh thuận lợi này, Đức Quốc xã quyết định tiến đánh Liên Xô với mục tiêu nhằm tiêu diệt Nhà nước Xô Viết, kẻ thù số l của phe Trục, đồng thời giành lấy những lãnh thổ và tài nguyên bao la của Liên Xô.
Cuộc tấn công kịch liệt nhất trong cuộc chiến tranh này xảy ra vào tháng 6 năm 1941, khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, một kế hoạch tấn công khổng lồ nhất trong lịch sử. Quân đội phát xít Đức và chư hầu huy động 190 sư đoàn (trong đó gồm 152 sư đoàn Đức, 38 sư đoàn các nước chư hầu (gồm Ý, Romania, Bulgaria, Hungary, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Vichy Pháp) với tổng quân số trên 4 triệu người (3.300.000 quân Đức và 750.000 quân các nước chư hầu), tập trung dọc theo hơn 2.900 km biên giới (1800 dặm) từ bờ biển Baltic phía Bắc đến bờ biển Đen phía nam[14]. Một số lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh được triển khai gồm khoảng 5.000 xe tăng và pháo tự hành, 3.400 xe thiết giáp, 600.000 xe cơ giới các loại, 47.000 pháo và súng cối, 4.940 máy bay các loại và khoảng 300 tàu chiến (trong đó có 105 tàu khu trục, 86 tàu ngầm các loại), với mục tiêu chiếm Moskva trước cuối năm. Chiến tranh Xô-Đức bắt đầu.
Để thực hiện kế hoạch Barbarossa, nước Đức đã huy động 3/4 quân đội Đức cùng với quân đội nhiều nước đồng minh với Đức tại châu Âu, chỉ để lại 1/4 quân số và phương tiện tại Tây Âu và Bắc Phi[14]. Trong khi đó, Hồng quân Liên Xô có 141 sư đoàn với 3,2 triệu quân đóng ở các khu vực phía Tây chống lại quân Đức. So với Hồng quân, quân Đức chiếm ưu thế cả về quân số lẫn kinh nghiệm tác chiến.
Khác với những cuộc chiến trước, kế hoạch xâm lược của Đức bao gồm cả việc tiêu diệt thường dân Nga tại các địa phương chiếm đóng. Chỉ thị ngày 12/5/1941 của Bộ chỉ huy tối cao Đức yêu cầu sĩ quan, binh lính Đức “Hãy nhớ và thực hiện: - Không có thần kinh, trái tim và sự thương xót - anh được chế tạo từ sắt, thép Đức… Hãy tiêu diệt trong mình mọi sự thương xót và đau khổ hãy giết bất kì người Nga nào và không được dừng lại, dù trước mặt anh là ông già hay phụ nữ, con gái hay con trai. Chúng ta phải bắt thế giới đầu hàng… anh là người Đức, và là người Đức phải tiêu diệt mọi sự sống cản trở con đường của anh".
Chiến dịch Barbarossa được dự định sẽ đánh bại triệt để Liên Xô chỉ trong 2-3 tháng. Trong những ngày đầu của cuộc xâm lược, với ưu thế áp đảo của quân Đức, nhiều người cho rằng Liên Xô sẽ thất bại còn sớm hơn thế. Khi xe tăng và quân Đức tiến sâu lãnh thổ của Liên Xô trong một cuộc tấn công gồm ba mũi đột kích, hầu hết các nhà phân tích nước ngoài bắt đầu dự đoán rằng Liên Xô sẽ thất bại chỉ sau vài tuần hoặc thậm chí vài ngày[15]
Vào ngày 03/07/1941, 11 ngày sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Ivan M. Maisky, Đại Sứ Liên Xô tại Anh, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Anh Anthony Eden để thảo luận tình hình quân sự và hai nước chính thức hợp tác chống lại kẻ thù chung. Maisky khẳng định rằng tấn công Liên Xô là sai lầm lớn nhất của Hitler, và rằng “Nước Nga vĩ đại sẽ không thể bị đánh bại”[16]
Trong giai đoạn đầu, các lực lượng Đức tiến lên nhanh chóng do lợi thế từ yếu tố bất ngờ, ưu thế về quân số và trang bị, kinh nghiệm dày dạn của binh sĩ Đức, cộng với những yếu kém và sai lầm trong điều binh của các chỉ huy Liên Xô, quân Đức đã bắt giữ được hoặc tiêu diệt khoảng 3 triệu binh sĩ Xô Viết. Quân Đức tiến được một khoảng cách khá xa, nhưng cuối cùng vẫn không hoàn thành được mục tiêu. Không giống như ở Pháp, Hồng quân dù bị bao vây nhưng vẫn chiến đấu, tử thủ với quyết tâm rất cao để kìm chân đối phương khiến lực lượng Đức bị tổn thất hơn 1 triệu quân sau 5 tháng chiến đấu. Đối với Đức, thắng lợi đã không còn dễ dàng như dự đoán ban đầu của họ. Một sĩ quan Đức viết trong nhật ký: "Chúng tôi không còn cảm giác phiêu lưu khi tiến vào một quốc gia bại trận như hồi ở Pháp, thay vào đó chúng tôi gặp phải sự kháng cự, kháng cự không ngừng nghỉ bất kể chuyện ấy có vô vọng đến đâu chăng nữa".
Bước ngoặt tại Moscow và Stalingrad[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 10/1941, Bộ chỉ huy Đức tập trung mọi sức lực để mở cuộc tấn công vào hướng Mátxcơva với hi vọng chiếm được thủ đô Mátxcơva để kết liễu Liên Xô. Với mật danh là "Bão táp", Hítle đã huy động 80 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn xe tăng và cơ giới (khoảng hơn 1,8 triệu quân) và gần 1000 máy bay vào trận đánh Mátxcơva. Trong nhật lệnh ngày 2/10/1941, ngày mở đầu cuộc tấn công Mátxcơva, Hitler quyết định ngày 7/11/1941 sẽ chiếm xong Mátxcơva và duyệt binh chiến thắng tại Hồng trường, ông ta tin rằng ban lãnh đạo Liên Xô sẽ phải bỏ chạy khỏi Thủ đô như chính phủ Ba Lan, Pháp, Nam Tư... đã làm. Tuy nhiên, Hội đồng quốc phòng Liên Xô do Đại Nguyên soái Iosif Stalin đứng đầu vẫn ở lại Mátxcơva, trực tiếp lãnh đạo việc bảo vệ thủ đô. Trong đợt tấn công ác liệt và đẫm máu tháng 10, quân Đức tiến được từ 230 km, nhưng lực lượng bị tổn thất nghiêm trọng, kế hoạch thôn tính Mátxcơva trong giữa tháng 10 bị đổ vỡ. Ngày 15/11/1941, bộ chỉ huy quân Đức lại mở đợt tấn công thứ hai vào Mátxcơva, nhưng tất cả các mũi đột phá đều lần lượt bị bẻ gẫy.
Đến tháng 12, quân Đức đã bị tiêu hao quá nhiều trong chiến đấu. Khi mùa đông đến, ưu thế về kinh nghiệm tác chiến của Đức đã mất và chuyển sang phía Hồng Quân: binh lính Liên Xô được huấn luyện kỹ năng tác chiến mùa đông (trượt tuyết, ngụy trang, giữ ấm cơ thể...) tốt hơn hẳn so với lính Đức. Khi thời cơ thích hợp đã đến, tướng Georgi Konstantinovich Zhukov phát động cuộc phản công. Dọc phòng tuyến dài 360 km trước Moskva, Liên Xô tung ra 7 tập đoàn quân và 2 quân đoàn kỵ binh – tổng cộng 100 sư đoàn với khoảng 80 vạn quân – gồm những binh sĩ còn sung sức và đã dày dạn trận mạc. Cuộc phản công của Liên Xô với những lực lượng dự bị tinh nhuệ đã đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moskva. Hơn nửa triệu quân Đức đã bị tổn thất trong chiến dịch tấn công thất bại vào Moscow.
Lần đầu tiên sau 6 năm chiến tranh, các đơn vị chủ lực của Đức Quốc xã phải chịu thất bại nặng. Hitler cách chức Tổng tư lệnh lục quân, tư lệnh Tập đoàn quân trung tâm, Tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 2 và hàng chục tướng lĩnh khác. Chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức đã thất bại.
Tuy bị nhiều thất bại vào cuối năm 1941, nhưng Đức tái tấn công vào năm 1942. Lần này Đức tấn công vào phía Nam nhằm chiếm vùng sản xuất dầu mỏ chiến lược của Liên Xô, bởi nếu không có dầu thì nền công nghiệp quân sự của Liên Xô sẽ bị tê liệt. Chiến dịch Blau được Đức phát động với 102 sư đoàn gồm hơn 2 triệu quân, gần 2.600 xe tăng và pháo tự hành, được biên chế vào 6 tập đoàn quân Đức, 2 tập đoàn quân Romania, 1 tập đoàn quân Ý và 1 tập đoàn quân Hungary.
Sau 3 tháng tiến công liên tục, quân Đức tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng như năm 1941, quân đội Liên Xô tử thủ tại Stalingrad khiến quân Đức thiệt hại nặng nề và không thể tiến tiếp được nữa.
Khi quân Đức đã kiệt sức, Liên Xô lại tung ra đòn phản công với những đơn vị dự bị mạnh. Chiến dịch Sao Thiên Vương của Liên Xô đã huy động 3 phương diện quân với tổng binh lực lên tới 1,1 triệu quân, 1.463 xe tăng và pháo tự hành và 1.350 máy bay; đối diện là lực lượng Đức và chư hầu với hơn 1 triệu quân, 675 xe tăng và pháo tự hành, 1.216 máy bay. Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng Xô viết đã chọc thủng chiến tuyến Đức, hợp vây hoàn toàn 22 sư đoàn đối phương, một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ tập đoàn quân số 6 Đức. Tổng cộng khoảng 33 vạn quân Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt và bị tiêu diệt tại Stalingrad. Các bộ phận còn lại của quân Đức vội vã tháo lui khỏi miền nam Liên Xô để tránh bị bao vây, mục tiêu của Đức là đánh chiếm vùng sản xuất dầu mỏ chiến lược của Liên Xô đã phá sản.
Trận Stalingrad được coi là bước ngoặt trong thế chiến thứ 2. Binh lực phe Đức bị tiêu diệt trong trận này tới hơn 1 triệu lính, nhiều hơn bất cứ chiến dịch nào khác trong thế chiến 2. Sau trận Stalingrad, binh lực của Đức trở nên suy yếu nghiêm trọng và buộc phải chuyển từ thế tấn công sang thế phòng ngự, còn Liên Xô chuyển sang thế chủ động phản công. Trong 4 tháng 20 ngày, dù gặp những điều kiện khó khăn của mùa đông, quân đội Xô viết đã tiến sâu về phía tây khoảng 600 km trên một chiến tuyến dài gần 2.000 km, đánh đuổi quân Đức ra khỏi những vùng có tầm quan trọng lớn về kinh tế và chiến lược.
Liên Xô phản công[sửa | sửa mã nguồn]
Trong mùa hè năm 1943, tại trận Vòng cung Kursk, Đức đã tung ra những đơn vị thiết giáp lớn hòng xoay chuyển tình thế, Kursk trở thành "trận đấu xe tăng lớn nhất" trong lịch sử thế giới, giữa gần 3.000 xe tăng - pháo tự hành của Đức và khoảng 5.000 xe về phía Liên Xô. Tại đây, Liên Xô tiếp tục tiêu diệt nhiều đơn vị tinh nhuệ của Đức, nhất là các đơn vị thiết giáp, khiến mục tiêu xoay chuyển tình thế của Đức bị tiêu tan.
Từ đó cho đến khi hết chiến tranh, quân Liên Xô giữ thế chủ động và phát động tấn công liên tục trên khắp các mặt trận, trong khi Đức bị đẩy vào thế bị động đối phó.
Cuối tháng 8 năm 1943, ngay sau trận Kursk, Hồng quân triển khai chiến dịch tấn công chiến lược tại cánh nam chiến trường Xô – Đức nhằm giải phóng Ukraina, đó là trận đánh sông Dnepr. Quân Đức phòng thủ tại khu vực này có 62 sư đoàn, trong đó 14 sư đoàn xe tăng và cơ giới, gồm khoảng hơn 1,2 triệu quân, 13.000 pháo và súng cối, 2.100 xe tăng và pháo tự hành, 2.100 máy bay. Để chọc thủng tuyến phòng thủ sông Dnepr của Đức, Liên Xô huy động lực lượng tới 2,6 triệu quân, hơn 51.200 pháo và súng cối, 2.500 xe tăng và gần 3.000 máy bay của 5 phương diện quân. Sau 4 tháng tiến công, đến cuối tháng 12 năm 1943, Hồng quân đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn nửa phía đông lãnh thổ Ukraina. Đây là lần đầu tiên một chiến dịch tổng tấn công chiến lược rất lớn vào mùa hè của Hồng quân Xô Viết đã thắng lợi, nó cho thấy trình độ tác chiến mùa hè của Liên Xô đã đạt mức tương đương so với quân Đức.
Đầu năm 1944, các lực lượng vũ trang Xô viết đã vượt quân Đức 1,3 lần về quân số, 1,7 lần về máy bay (quân Đức và quân các nước chư hầu có ở mặt trận Xô - Đức gần 5 triệu quân, 54.500 pháo và cối, 5.400 xe tăng và hơn 3.000 máy bay). Chất lượng vũ khí, đặc biệt quan trọng là tinh thần chiến đấu của quân đội, nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật và chiến lược của các cấp chỉ huy Liên Xô ngày càng cao. Tỉnh hình này cho phép Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô có thể triển khai cuộc tổng tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Leningrad đến tận Crimea, mở đầu từ ngày 24/12/1943.
- Ở mặt trận phía bắc, tháng 1 và 2/1944, Hồng quân phản công ở Leningrad và tiến tới sát biên giới Estonia. Tiếp theo, mùa hè năm 1944, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng Ban Tích, đánh đuổi quân Phần Lan ra khỏi biên giới và buộc Phần Lan phải kí hiệp định đình chiến với Liên Xô ngày 19/9/1944.
- Ở mặt trận Ucraina, trong năm 1944, Hồng quân đã mở 10 chiến dịch tấn công có tính chất tiêu diệt. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra hết sức ác liệt vì phần lớn lực lượng quân Đức tập trung ở vùng này (96 sư đoàn với 70% tổng số các sư đoàn xe tăng và các sư đoàn cơ giới của Đức ở mặt trận Liên Xô). Kết quả, Hồng quân đã đánh tan 66 sư đoàn Đức và giải phóng hoàn toàn Ucraina.
- Ở mặt trận Crimea, từ tháng 3 đến tháng 5/1944, quân đội Xô viết giải phóng Odessa và Crimea.
- Ở mặt trận trung tâm, chiến dịch Bagration mở ngày 23/6/1944. Liên Xô huy động 4 phương diện quân với tổng binh lực 2,4 triệu quân, 36.000 pháo và súng cối, 5.000 xe tăng và pháo tự hành, 5.000 máy bay. Lực lượng phòng thủ của Đức tại đây là Cụm Tập đoàn quân Trung tâm với 34 sư đoàn với 1 triệu quân, 1.330 xe tăng và pháo tự hành, 10.090 pháo và súng cối, hơn 1.000 máy bay. Sau 2 tháng tiến công, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức, tiêu diệt hơn 30 sư đoàn Đức với hơn 500.000 quân, Belarus được hoàn toàn giải phóng. Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức với gần 300.000 quân cũng bị dồn vào mũi đất Courland và bị cô lập hoàn toàn. Chiến dịch Bagration đã "đập nát mặt trận trung tâm" của quân Đức, kết cục của chiến tranh gần như đã được định đoạt sau chiến dịch này.
Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giành lại được hầu hết số lãnh thổ bị Đức chiếm đóng và liên tục đẩy lùi lực lượng ngày càng suy yếu của Đức về phía tây. Sau chiến dịch Bagration, Quân đội Xô Viết phát động liên tiếp các đòn tấn công chiến lược để giải phóng những phần đất còn lại đang bị Đức chiếm đóng:
- Chiến dịch Lvov–Sandomierz từ 13 tháng 7 đến 29 tháng 8 năm 1944, phương diện quân Ukraina 1 với lực lượng 2 tập đoàn quân xe tăng, 7 tập đoàn quân bộ binh (tổng cộng 1.200.000 lính, 1.979 xe tăng, 11.265 khẩu pháo) đã đánh tan cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina của Đức (có 900.000 quân, 800 xe tăng, 6.300 đại bác và súng cối).
- Chiến dịch Iaşi-Chişinău từ 20 đến 29 tháng 8 năm 1944: Chỉ trong 9 ngày, hai phương diện quân Xô Viết (có tổng cộng 1.341.000 lính, 1.874 xe tăng và pháo tự hành) đã tiêu diệt cụm tập đoàn quân Nam Ukraina của liên quân Đức – Romania (có 47 sư đoàn, 5 lữ đoàn với tổng cộng 500.000 lính Đức, 405.000 quân Romania, 400 xe tăng và pháo tự hành). Trong 9 ngày, Hồng quân đã tiêu diệt 25 vạn quân địch và bắt gần 30 vạn tù binh, giải phóng hoàn toàn Moldavia, quân đội Xô Viết ào ạt kéo vào Romania làm tan rã 350.000 quân còn lại của nước này, đã loại bỏ Romania ra khỏi khối Trục.
- Chiến dịch Baltic từ 14 tháng 9 đến 24 tháng 11, 1944: Là chiến dịch giải phóng phần đất cuối cùng của Liên Xô. Trong chiến dịch này, các bộ phận của 4 phương diện quân Xô viết (gồm 900.000 quân, 17.500 khẩu pháo, 3.080 xe tăng, 2.640 máy bay) đã tổng tấn công cụm tập đoàn quân Bắc của Đức (gồm 730.000 quân, 7.000 đại bác và súng cối, 1.200 xe tăng và pháo tự hành). Cụm tập đoàn quân Bắc đã bị đánh bại và bị dồn về phía biển.
Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Xô Viết. Hồng quân đã mở đường vào bắc Na Uy, Hungary, Áo, khu vực Balkan và Tiệp Khắc, loại khỏi vòng chiến các đồng minh của Đức Quốc xã là Phần Lan, Hungary, România và Bulgaria. Khối đồng minh phát xít của Đức sụp đổ, Liên Xô mở rộng đường tiến vào Đông Âu.
Từ ngày 12 tháng 1 đến 3 tháng 2 năm 1945, Hồng quân tổ chức chiến dịch Wisla-Oder. Hai phương diện quân Xô viết (có 2,2 triệu quân, 33.500 nghìn đại bác và súng cối; 7.000 xe tăng và pháo tự hành; 5.000 máy bay) đã tiêu diệt hầu hết các lực lượng Đức trên hướng phòng thủ Warszawa – Berlin (có 450.000 quân, 5.000 đại bác và súng cối, 1.220 xe tăng và pháo tự hành, 630 máy bay), giải phóng gần hết Ba Lan và đặt sự tồn tại của Đức Quốc xã chỉ còn tính từng tuần.
Để phòng thủ Berlin, Đức bố trí 48 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn xe tăng và 9 sư đoàn cơ giới cùng rất nhiều các đơn vị độc lập khác tổng cộng 1 triệu quân; 10.400 đại bác và súng cối; 1.500 xe tăng và pháo tự hành; 3.300 máy bay chiến đấu. Ngày 16/4/1945, 3 phương diện quân Xô viết (gồm huy động 2,5 triệu quân, 41.600 súng cối và đại bác, 3.255 dàn pháo phản lực Kachiusa, 6.250 xe tăng và pháo tự hành, 7.500 máy bay) đã phát động chiến dịch Berlin tấn công và trung tâm của Đức Quốc xã. Sau 2 tuần chiến đấu, Liên Xô đã chiếm được trụ sở quốc hội Đức vào ngày 30/4/1945, Hiler tự sát trong hầm ngầm. Đến ngày 9/5/1945, các lực lượng Đức Quốc xã còn lại chính thức đầu hàng.
Mặt trận Xô-Đức là mặt trận có quy mô lớn nhất trong thế chiến thứ 2. Đức đã tung ra 70% binh lực với các sư đoàn mạnh và tinh nhuệ nhất, cùng với khoảng 81% số đại bác, súng cối; 67% xe tăng; 60% máy bay chiến đấu, chưa kể binh lực góp thêm của các nước đồng minh của Đức (Ý, Rumani, Bulgari, Phần Lan...) Có những thời điểm hai bên chiến tuyến đồng thời hiện diện đến 12,8 triệu quân, 163.000 khẩu pháo và súng cối, 20.000 xe tăng và pháo tự hành, 18.800 máy bay. Ngay cả sau khi Mỹ, Anh mở mặt trận phía Tây, Đức vẫn sử dụng gần 2/3 binh lực để chiến đấu với Liên Xô. Các trận đánh như Trận Moscow, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai[17].
Nền kinh tế Liên Xô đã có những nỗ lực sản xuất phi thường để bù đắp tổn thất và làm nên chiến thắng chung cuộc. Chỉ trong 1 năm rưỡi (từ tháng 6/1941 đến hết 1942), Liên Xô đã sơ tán hơn 2.000 xí nghiệp và 25 triệu dân và sâu trong hậu phương. Các nhà máy tăng nhanh tốc độ sản xuất, năm 1942, sản lượng vũ khí đã tăng gấp 5 lần so với 1940 và đã bắt kịp Đức, tới năm 1943 thì đã cao gấp đôi Đức. Giai đoạn 1941-1945, trung bình mỗi năm Liên Xô sản xuất được 27.000 máy bay chiến đấu, 23.774 xe tăng và pháo tự hành, 24.442 khẩu pháo (từ 76mm trở lên); con số này ở phía Đức là 19.700 máy bay chiến đấu, 13.400 xe tăng và pháo tự hành, 11.200 khẩu pháo. Nhờ sản lượng vũ khí khổng lồ, đến cuối chiến tranh, Liên Xô đã có trong tay một lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới với 13 triệu người, trang bị 40.000 xe tăng và pháo tự hành và hơn 100.000 khẩu pháo các loại.
Kết quả tại mặt trận Xô-Đức, quân Đức và chư hầu đã bị tổn thất 607 sư đoàn, trong đó có 507 sư đoàn Đức tinh nhuệ, tương đương với 75% tổng số tổn thất của quân Đức trong chiến tranh. Về trang bị, Đức bị mất 75% số xe tăng, 70% số máy bay, 74% số pháo binh và 30% số tàu hải quân tại mặt trận Xô-Đức. Trong khi đó, các nước đồng minh khác (Anh, Mỹ, Úc...) trong suốt thời gian chiến tranh, trên tất cả các chiến trường đã đánh tan được 176 sư đoàn[17]
Khoảng 5,3 triệu lính Đức và chư hầu đã tử trận tại mặt trận Liên Xô, cùng với khoảng 6 triệu khác bị tan rã hoặc bị bắt làm tù binh, chiếm 75% tổng thương vong của phe phát xít trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Về phía Liên Xô, Quân đội Xô Viết tổn thất 8,67 triệu binh lính trong suốt 4 năm chiến tranh (bao gồm khoảng 6,87 triệu tử trận trong chiến đấu và 1,8 triệu tù binh chết trên tổng số 3,6 triệu lính bị quân Đức bắt làm tù binh). Khoảng 400.000 quân nhảy dù và du kích cũng thiệt mạng phía sau vùng tạm chiếm của Đức.[18][19] Tổn thất về dân thường của Liên Xô là rất lớn do chính sách tiêu diệt người Slav của Đức, ước tính khoảng 12-18 triệu dân thường Liên Xô đã chết.
Trong quá trình chiến tranh, Liên Xô đã nhận được khoảng 17,9 triệu tấn hàng hóa viện trợ của Mỹ-Anh theo chương trình lend-lease (cho vay - cho thuê), tương đương 9,8 tỷ USD (thời giá 1945). Một số nhà nghiên cứu phương Tây sau này đã thổi phồng vai trò của khoản viện trợ, họ khẳng định nếu không có sự giúp đỡ này của Mỹ, thì Liên Xô có thể đã bại trận. Thực tế, khoản viện trợ này chỉ bằng 4% tổng lượng sản xuất của Liên Xô trong những năm chiến tranh, do đó viện trợ lend-lease đóng góp không đáng kể vào chiến thắng các lực lượng vũ trang Xô viết. Mặt khác, viện trợ trong năm 1941 (khi Liên Xô đang cần nhất) lại khá nhỏ giọt, trong khi tới 55% giá trị viện trợ của Mỹ chỉ đến Liên Xô vào năm cuối cùng của cuộc chiến tranh (từ tháng 6/1944 tới tháng 5/1945), khi đó mức sản xuất của Liên Xô đã vượt xa Đức nhiều lần và Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng mà không cần tới viện trợ. Chưa kể chất lượng vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Liên Xô cũng bị binh sĩ Hồng quân chê bai khá nhiều và ít khi sử dụng (ví dụ như xe tăng M3 Stuart hay tiểu liên Thompson bị đánh giá là thiếu sức mạnh và dễ hỏng hóc so với vũ khí tương ứng do Liên Xô chế tạo như T-34 và PPSh-41)
Harry Lloyd Hopkins, cố vấn của Tổng thống Roosevelt, nhận định: “Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng sự giúp đỡ của chúng ta dưới hình thức lend-lease là yếu tố chính trong thắng lợi của Liên Xô trước Hitler ở mặt trận phía đông. Chiến thắng đó đạt được bằng sự dũng cảm và máu của quân đội Nga”. Nhà sử học Mỹ George C. Herring thẳng thắn hơn: “Lend-lease không phải là hành động vô tư. Đây là một hành động có tính toán, vị kỷ và người Mỹ luôn hình dung rõ ràng những món lợi mà họ có thể thu được từ hành động đó”. Thực tế viện trợ của Mỹ không phải là sự ban tặng, bản thân tên gọi của nó ("Lend-lease", nghĩa là "cho vay - cho thuê") đã cho thấy nó vẫn là một dạng hợp đồng "bán vũ khí - trả tiền sau" chứ không phải là cho không. Trong và sau chiến tranh, Liên Xô đã phải trả nợ (tính kèm lãi suất) cho những hàng hóa, vũ khí mà Mỹ đã viện trợ cho họ, hình thức trả nợ gồm nhiều tàu chở kim loại quý như bạch kim trị giá hàng tỷ USD[20] Mỹ là nước duy nhất trong khối Đồng minh hầu như không bị tàn phá mà còn thu được những nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ cuộc chiến tranh[21].
Chiến dịch Ý[sửa | sửa mã nguồn]
Với khu Bắc Phi được củng cố, các lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ vào đảo Sicilia trong năm 1943, bắt đầu một cuộc tấn công vào phần "bụng mềm phía dưới của châu Âu". Cuộc tấn công vào Sicilia thành công, khiến chính quyền của Benito Mussolini sụp đổ và chính phủ mới của Ý ký hiệp định đình chiến với quân Đồng Minh. Các lực lượng Đức can thiệp để quân Đồng Minh không giành được toàn bộ Ý. Ngày 12/9/1943, Mussolini được quân Đức cứu thoát để tổ chức lại lực lượng, và lập lại chính phủ phát xít ở miền Bắc Italia, gọi là nền "cộng hòa Salo".
Hơn 30 sư đoàn Đức được điều sang phòng ngự tại Ý. Sau cuộc đổ bộ tại Salerno, tiến trình hành quân của Đồng Minh bị chậm lại bởi địa thế khó khăn, lại bị quân Đức có kinh nghiệm hơn chống giữ. Quân Đồng Minh ở hướng này không đạt được thành công đáng kể nào, họ bị quân Đức chặn đứng ở vùng núi nằm giữa nước Ý cho đến hết chiến tranh.
Mặt trận phía Tây[sửa | sửa mã nguồn]
Những kế hoạch ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1941, Liên Xô đang phải một mình đối đầu với lực lượng Đức Quốc xã đang rất mạnh. Sau khi kết làm đồng minh, trong số nhiều yêu cầu, yêu cầu đầu tiên của Liên Xô là Anh mở một mặt trận thứ hai, nhằm giảm bớt sức ép của Đức đối với Hồng Quân. Nhưng vào mùa hè năm 1941, nước Anh chưa sẵn sàng tiến hành đổ bộ lên bờ biển Pháp. Lục quân Anh chưa thắng được quân Đức một trận nào dù đã tham chiến 2 năm, và thảm bại ở Pháp năm 1940 cho Anh thấy lục quân Đức mạnh hơn họ rất nhiều. Do vậy, Anh từ chối đổ quân lên Pháp và nói rằng họ đang làm hết sức mình để giúp Hồng Quân, nhưng nhiều người Anh không tin vào lời nói đó. Đại Sứ Anh ở Liên Xô, Stafford Cripps đã tố cáo Chính phủ Anh đang lẩn tránh cuộc chiến tranh, đẩy Hồng Quân Liên Xô vào chổ phải hứng chịu nhiều thương vong. Ông ta nói: công luận Liên Xô tin rằng Anh sẵn sàng “chiến đấu đến giọt máu cuối cùng của Liên Xô”.
Tháng 12 năm 1941, cục diện chiến tranh thay đổi. Hồng Quân đã thắng trận đánh chiến lược ở Moscow. Ở Anh, các quan chức giờ đã tin rằng lục quân Đức vẫn có thể bị đánh bại, và họ lo rằng Hồng Quân Liên Xô đang thắng trận mà không cần đến sự giúp đỡ của Anh, vì vậy cuối cùng các quan chức này phải thảo luận hướng tới việc mở mặt trận thứ hai ở Pháp.
Tuy nhiên, đầu năm 1942, quân Anh đang bị phe Trục đánh bại liên tiếp tại Mặt trận Bắc Phi, dù phe Trục mới chỉ tung vào mặt trận này 4 sư đoàn Đức và 5 sư đoàn Ý, tổng cộng là khoảng 160.000 quân. Dù đang huy động 80% binh lực (gồm 217 sư đoàn và 20 lữ đoàn, khoảng 6 triệu quân) để tấn công Liên Xô, nhưng Đức vẫn còn khoảng 40 sư đoàn (khoảng 1 triệu quân) đóng ở Tây Âu. Từ thực tế này, các tướng lĩnh Anh tính toán rằng: chỉ chống lại 160.000 quân Đức-Ý mà quân Anh đã liên tiếp thất bại, thì họ cũng sẽ không thể nào chống cự lại nổi 1 triệu quân Đức nếu đổ bộ lên Tây Âu.
Trận Dieppe vào ngày 19/8/1942 đã củng cố nhận định của các tướng lĩnh Anh rằng quân của họ sẽ không thể bám trụ nổi sau khi đổ bộ lên đất đối phương. Trong trận này, 10.000 quân Anh và Canada đã chủ động mở một chiến dịch đổ bộ lên nước Pháp tại một dải bờ biển chỉ có 1.500 quân Đức trấn giữ. Cuộc tấn công bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, nhưng chỉ đến 9 giờ sáng cùng ngày thì quân Anh đã phải rút lui vì thiệt hại quá nặng nề mà không đạt được kết quả nào. Không quân Anh cũng thua to, mất 106 máy bay trong khi Đức chỉ mất 48 chiếc. Hải quân Anh cũng bị mất 1 khu trục hạm, 33 tàu đổ bộ.
Sau trận Dieppe, không có hành động quân sự lớn nào được Anh thực hiện tiếp. Anh chỉ tung những nhóm nhỏ quân biệt kích vào đất Pháp để đánh du kích, đồng thời khích động tinh thần của nhân dân kháng chiến tại Pháp. Phải tới năm 1944, khi Anh đã nhận được sự hỗ trợ lớn của Mỹ thì kế hoạch đổ quân lên Tây Âu mới được bàn thảo tiếp.
Các trận ném bom nước Đức[sửa | sửa mã nguồn]
Từ năm 1942, không quân Anh bắt đầu mở cuộc oanh tạc dai dẳng, ngày càng tăng thêm vào các mục tiêu quân sự và dân sự của Đức và các vùng châu Âu lân cận.[22][23]Không quân Hoa Kỳ tham gia cuộc ném bom châu Âu từ đầu năm 1943. Tuy vậy, kỹ thuật ném bom thời đó không đạt độ chính xác cao nên phần lớn các trận bom của Anh-Mỹ không đánh trúng mục tiêu (ước tính rằng chỉ có 7% số bom rơi trúng một khu vực bán kính 300 mét quanh mục tiêu), do đó thiệt hại gây ra cho nền công nghiệp Đức là khá nhỏ và có thể được sửa chữa một cách nhanh chóng. Trong khi đó, không quân và phòng không Đức kháng cự quyết liệt gây tổn thất nặng cho lực lượng máy bay ném bom Anh-Mỹ. Ví dụ như trận không kích Schweinfurt thứ hai vào ngày 14 tháng 10 năm 1943 được gọi là "ngày thứ ba đen tối".[24] Trong số 291 chiếc B-17 Flying Fortress tham gia tấn công, đã có 77 chiếc bị Đức bắn hạ, 122 chiếc khác bị hư hại. Thiệt hại trong trận này nặng tới mức không quân Anh-Mỹ phải ngừng ném bom ban ngày vào lãnh thổ Đức trong suốt hàng tháng.
Chiến dịch ném bom của Anh-Mỹ đã không đạt được kết quả chiến lược: sản lượng vũ khí của Đức vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm 1943 đã cao gấp đôi năm 1942 và vẫn tiếp tục tăng cho đến cuối năm 1944 (chỉ sau khi Đức bị mất mỏ dầu ở Romania vào tay Hồng quân Liên Xô thì sản lượng vũ khí của Đức mới sụt giảm). Tinh thần chiến đấu của quân đội Đức cũng không bị các trận bom làm suy giảm.[23] Tổn thất mà các trận ném bom của Anh - Mỹ gây ra cho sản xuất công nghiệp Đức được ước tính chỉ dao động trong khoảng 0,6 - 4,4% (tùy thành phố)[25]. Các chỉ huy Anh-Mỹ nhận ra nếu muốn đánh bại Đức, họ bắt buộc phải dùng lực lượng bộ binh để đổ bộ vào châu Âu.
Đồng Minh đổ bộ lên Tây Âu[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 02 năm 1943, chiến thắng của Hồng Quân ở trận Stalingrad đã gần như kết thúc số phận của Đức Quốc xã. Anh và Mỹ thì chỉ phải chiến đấu chống lại 4 sư đoàn Đức ở Bắc Phi. Tổng thống Mỹ Roosevelt ở hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 đã cam kết với Nguyên soái Stalin (Liên Xô) rằng một mặt trận thứ hai sẽ được mở. Thủ tướng Churchill (Anh) đã phản đối nhưng không có kết quả. Hoạch định cho việc đổ bộ lên Normandy trở thành ưu tiên. Vào lúc các Đồng Minh Phương Tây đổ bộ lên Pháp vào tháng 06 năm 1944 thì quân Đức đã chắn chắn sẽ bị Liên Xô đánh bại. Nếu Anh và Mỹ không đổ quân vào Pháp, thì Hồng Quân Liên Xô sẽ quét sạch quân Đức trên khắp châu Âu và tiến tới tận Paris, đây là điều Anh-Pháp không hề muốn xảy ra[16]
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, các lực lượng Đồng Minh Tây phương đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch được soạn ra từ nhiều năm trước, lực lượng nòng cốt là các đơn vị Mỹ, Anh cùng một số đơn vị khác như Canada, v.v. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6.500 khu trục hạm và tàu đổ bộ, cùng một lực lượng không quân rất lớn gồm 13.068 máy bay các loại.
Ở Tây Âu, Đức chỉ bố trí 60 sư đoàn (trong khi Đức huy động 180 sư đoàn cho chiến trường Liên Xô). Ở Normandie, Đức chỉ có 9 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn thiết giáp do thống chế Erwil Rommen chỉ huy. Ở khu vực đổ bộ, lúc đầu Đức chỉ có 300 máy bay, sau tăng lên 600, tuy nhiên quân Đức vẫn kháng cự rất mãnh liệt. Chiến dịch diễn ra rất khốc liệt, ngay những giờ phút đầu tiên đã có 3.000 quân Đồng Minh tử trận. Mặc dù áp đảo về quân số và trang bị, quán Mĩ và Anh vẫn tiến rất chậm, trung bình mỗi ngày chỉ được 4 km. Cuộc chiến cù cưa giữa đôi bên diễn ra khá lâu, quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng quân Đồng Minh cũng thiệt hại nặng.
Khi chiến dịch này thành công, quân Đồng Minh tiến sâu vào Pháp, đuổi quân Đức ra khỏi Pháp, nhưng thường bị thiếu tiếp tế cũng như bị quân Đức đang rút lui cản trở. Các cuộc đổ bộ khác tại miền Nam Pháp cuối cùng đã giải phóng nước này.
Khi tiến đến ranh giới Đức, lực lượng Đồng Minh phải dừng lại để chờ tiếp tế. Việc này tạo một cơ hội cho lực lượng Đức củng cố phòng thủ chống lại cuộc tấn công kế tiếp. Việc này dẫn đến sự ra đời của chiến dịch Market Garden, mục tiêu là sử dụng không quân thả lính dù vào sâu lãnh thổ nước Đức nhằm đánh chiếm trước các vị trí chiến lược như cầu, kho bãi, v.v. kết hợp với lực lượng xe tăng thọc sâu để tạo nên đòn quyết định kết thúc chiến tranh. Market Garden trở thành chiến dịch đổ bộ bằng không quân lớn nhất lịch sử với hơn hàng ngàn máy bay tham gia. Quân Đồng Minh cố gắng xuyên thủng Hà Lan và qua sông Rhine để kết thúc chiến tranh vào năm 1944. Nhưng chiến dịch này đã bị thất bại và lực lượng Đồng Minh đã tiến vào Đức chậm hơn so với L
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
- Em nhận thấy rằng
+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa
+ Số tiền chi tiêu cho chiến tranh quá lớn
+ Có số lượng người chết và bị thương rất lớn
- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.
- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.
- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.
- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.
theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thể giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có
Những diễn biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng tòan thế giới ( 1-9-1939 đến đầu năm 1943).
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập .
- 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô .
- 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng ; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương .
- 9-1940 Ý chiếm Ai cập , chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
-Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập .
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943à 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
*Tính chất của chiến tranh : là chiến tranh đế quốc , phi nghĩa,khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa , bảo vệ tổ quốc , giải phóng nhân loại.
3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
-Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
Ý nghĩa
-Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
-Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .
Bn xem sách giáo khoa điện tử Lịch sử 8 ý ( nếu quên sách )
-Học tốt-